KHƠI GỢI HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO TEEN

Nhiều giáo viên sẽ đồng tình rằng thanh thiếu niên là lứa tuổi khó để dạy nhất. Có những em đến lớp với tâm lý không tự nguyện ngay từ buổi đầu tiên và kết quả là những em này thường để “tâm hồn treo ngược cành cây” trong khi chúng ta đang cố giảng bài. 

Tuy nhiên, lớp học với các em ở độ tuổi teen cũng có thể rất vui và mang lại cảm giác tận hưởng cho cả giáo viên lẫn học sinh. Tôi tin rằng các tài liệu mà chúng ta dùng trong lớp đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định sự thành công của một tiết học. 

CHUYỆN TRONG LỚP HỌC

Cách đây vài năm ở Barcelona, trong khi tôi đang giảng vào bài trong một lớp học cho các em ở độ tuổi 15, có hai cô bé đã nói chuyện riêng rất ồn ào và điều này khiến tôi cảm thấy thật khó để thu hút sự chú ý của học sinh.

Cuối cùng, tôi nói với hai bạn ấy rằng nếu câu chuyện của các em ấy hay ho đến thế thì các em nên chia sẻ với cả lớp, bằng tiếng Anh. Một trong hai em đã kể về việc một cô bạn khác ở trường mình gây ra rắc rối vì đã nói những điều sai sự thật về người khác và điều ấy thực sự gây tổn hại không ít cho người bị nói đến. Cả lớp tôi lúc ấy đã lắng nghe rất chăm chú và rồi các em đặt câu hỏi, đưa ra gợi ý, và cứ thế, câu chuyện được phát triển thành một đoạn hội thoại trong khoảng 20 phút tiếp theo. Tận dụng lúc cả lớp đều đang tập trung, tôi đã hỏi học sinh về cảm nhận của các em về các hoạt động hay làm ở lớp. Chúng tôi đã có một cuộc thảo luận thẳng thắn.

  • Một điều rõ ràng là các em cảm thấy có rất nhiều hoạt động nói chẳng làm gì được ngoài việc tốn thời gian. Tôi đã giải thích theo lý thuyết rằng các em cần phải phát triển kỹ năng nói trôi chảy bằng việc luyện tập theo cặp hoặc nhóm nhỏ và ngay cả khi trong lúc cả lớp thảo luận này thì cũng có nhiều em chẳng nói gì. “Dạ, nhưng mà thầy nhìn xem hôm nay tụi em đã nghe nhiều thế nào đi ạ!”, một em học sinh nói. Sau khi chúng tôi kết thúc, có một em học sinh đến chỗ tôi và chúc mừng tôi vì đã có một tiết học tuyệt vời và nhiều em khác cũng hỏi rằng liệu chúng có thể lại được làm hoạt động nói như vừa rồi nữa hay không.  

Bài học rút ra

Rõ ràng, những em học sinh trong câu chuyện vừa rồi đã tham gia bào bài học tốt hơn rất nhiều so với bình thường vì các em cảm thấy hứng thú với những điều mà bạn của mình chia sẻ. Những nỗ lực trước đó của tôi với mục đích khiến những em học sinh ấy nói và nghe thật chẳng hiệu quả bằng hình thức mới này vì các em đã không cảm thấy tài liệu tôi đưa thú vị. Một điều hiển nhiên là các tiết học với teens sẽ luôn thú vị hơn nếu giáo viên có thể tìm ra những tài liệu mà trong đó, học sinh tìm được sự liên kết với cá nhân mình thay vì bắt ép các em học theo những gì được đưa và rồi nhận lại một tiết học buồn tẻ.

Group of asian students in uniform studying together at classroom

NHỮNG Ý TƯỞNG THỰC TẾ

Cuộc sống cá nhân của học sinh cũng là một nguồn tài liệu hữu ích 

Học sinh có thể luyện tập bằng cách tự viết câu hỏi sau đó hỏi các bạn cùng lớp. Ý tưởng hay ho ở đây là, giáo viên nên là người đưa ra một câu hỏi ví dụ thú vị để các em đặt câu hỏi của riêng mình. 

  • Ví dụ như, một câu hỏi như là “Would you like to have children?” (Bạn muốn có con chứ?”) thì sẽ hay hơn một câu hỏi mà các em học sinh đều biết câu trả lời (như “Do you speak Russian?“- “Bạn có nói tiếng Nga không?”). Sau khi giáo viên đã giúp từng học sinh viết câu hỏi xong, các em có thể hỏi và trả lời trong các nhóm nhoe. Hoạt động này cho phép học sinh được quyết định những gì các em sẽ nói thay vì giáo viên là người quyết định. 

Tầm quan trọng của việc cá nhân hóa

Khi chúng ta dạy ngôn ngữ mới cho học sinh tuổi teen, tạo cơ hội cho các em dùng ngôn ngữ này để nói gì đó thật ấn tượng về bản thân mình là điều quan trọng.

  • Ví dụ như, nếu giáo viên vừa giảng về câu điều kiện loại 2, giáo viên có thể cho cả lớp luyện tập bằng cách đưa các em những mẩu giấy có các mẫu câu như:
    If I won the lottery, I would………“, (“Nếu tôi trúng số, tôi sẽ…”)
    “If I could be somewhere else just now, I would be…………” (“Nếu tôi có thể đi đâu đó lúc này, tôi sẽ đến…”)
    and “If I could meet somebody famous,…..…………..”. (“Nếu tôi được gặp ai đó nổi tiếng,….”)

    Học sinh sẽ hoàn thành vế còn lại
    , gấp mẩu giấy lại và đưa lại cho giáo viên. Sau đó, giáo viên sẽ đưa những mẫu giấy đó cho bất kỳ học sinh nào trong lớp đọc to lên, và các thành viên trong lớp sẽ cùng nhau đoán bạn nào đã viết câu đó.   

Khảo sát trong lớp hoặc nhật ký người học

Những hoạt động này có thể được dùng để cho phép học sinh thể hiện ý kiến của các em về các hoạt động trong lớp. Chúng ta có thể thực hiện chúng định kỳ trong suốt năm học theo mẫu như: 

“The activities that have helped me learn so far this term have been……………………………”, (“Hoạt động giúp em học tốt trong kì này là…”)

“The activities that I have not enjoyed so far this year have been…………..”, (“Hoạt động em không thích tham gia trong năm nay là…”) 

“I prefer speaking in small groups/the whole class….” (“Em thích luyện nói theo nhóm nhỏ/cả lớp hơn là….”) 

Kết luận 

Một điều hiển nhiên là việc truyền tải bài giảng sao cho thu hút được sự quan tâm và hứng thú của học sinh là vô cùng quan trọng. NẾu học sinh không thích thú với tài liệu chúng ta đang sử dụng thì nguy cơ cả thầy lẫn trò sẽ học trong sự chán chường là rất cao. Trong khi rất nhiều thầy cô bị buộc phải theo một cuốn giáo trình/sách giáo khoa đem lại cảm giác nhàm chán cho học sinh, việc áp dụng một tài liệu/hoạt động bổ trợ là cần thiết vì điều này lôi cuốn học sinh tham gia vào tiết học và thể hiện bản thân mình nhiều hơn. Nếu giáo viên thể hiện rằng mình quan tâm đến ý kiến của học sinh và có sự chuẩn bị chu đáo để điều chỉnh bài giảng sau khi nhận những phản hồi từ các em, không khí lớp học sẽ được cải thiện theo hướng vô cùng tích cực.

Tìm hiểu thêm khóa đào tạo kỹ năng giảng dạy tiếng Anh tại đây.

DMCA.com Protection Status