Việc dạy học cho học sinh tiểu học có thể khiến cho nhiều giáo viên gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với những giáo viên quen với việc dạy cho người lớn.
Tuy nhiên, đa phần trường học yêu cầu giáo viên phải dạy trẻ em mặc dù chưa được đào tạo đầy đủ.
Dưới đây là những lời khuyên giúp bạn bắt đầu với việc dạy cho học sinh tiểu học và 10 mẹo hữu ích để giúp bạn quản lý tốt lớp học.
Trước khi bắt đầu giảng dạy
1. Xác định trình độ học sinh tiểu học của bạn
Tìm hiểu xem trình độ tiếng anh của các bạn nhỏ đang ở đâu. Các em mới bắt đầu học tiếng Anh hay đã biết một chút ít?
Có bạn nhỏ nào trong lớp nói được 2 thứ tiếng không? Nếu có, hãy để các em làm người trợ giúp cho bạn.
Có học sinh nào nói một ngôn ngữ khác không?
Bạn sẽ nhận ra rằng các em học sinh tiểu học sẽ có động lực cao và cực kỳ hào hứng khi học một ngoại ngữ mới. Mục tiêu chính của bạn là duy trì động lực ban đầu này và niềm đam mê học hỏi của trẻ. Hãy để các em khao khát học ngoại ngữ thật sự. Dù bạn có thấy rằng trẻ học không được nhanh lắm. Bạn cần làm rõ về khối lượng kiến thức các em có thể học trong một khoảng thời gian ngắn.
Việc trẻ mất một khoảng thời gian trước khi thật sự bắt đầu nói được ngôn ngữ là điều bình thường. Vì các em cần thời gian để làm quen và hiểu được ngôn ngữ trước khi các em đủ sẵn sàng và tự tin phát biểu.
Hãy kiên nhẫn và đừng lo về việc phải lặp lại nhiều lần một thứ. Trẻ em cần rất nhiều cơ hội để nghe được ngôn ngữ mới. Bạn hãy nhớ cho trẻ được học ngôn ngữ một cách tự nhiên.
2. Tính thực tiễn
Có bao nhiêu em học sinh trong lớp của bạn?
Bạn có thể làm gì và không thể làm gì trong lớp học? Ví dụ như di chuyển bàn ghế trong lớp.
Tiết học của bạn kéo dài bao lâu? 45 phút hay một tiếng đồng hồ?
Bạn có cho phép các em trưng bày sản phẩm của mình trên tường không?
Bạn có thể tạo ra góc học tiếng Anh trong lớp không?
Bạn có thể sử dụng tài liệu học tập nào do trường cung cấp?
Bạn có thể đưa các em đến khu vui chơi không?
Bạn có thể sử dụng máy tính không?…
10 “bí kíp” quản lý lớp học TIỂU HỌC để giảng dạy hiệu quả
1. Lên kế hoạch trước về những gì bạn sẽ làm từng bước một và đề ra những mục tiêu rõ ràng.
Điều này giúp bạn và học sinh biết chính xác mình đang thực hiện điều gì trong tiết học. Đây là cách duy nhất để bạn có thể kiểm soát được 30 trẻ nhỏ trong một lớp. Nếu bạn vẫn chưa chuẩn bị, các em sẽ nhận ra và phản ứng bằng cách làm mất trật tự.
2. Hãy bắt đầu một năm học mới với quan điểm chắc chắn và nhất quán về những hành động, hành vi của bản thân.
Trẻ em trông chờ vào một môi trường lớp học có tổ chức, có kỷ luật và đáp ứng tốt lịch trình hàng ngày. Hãy hỏi lại trường học xem hành vi như thế nào được chấp nhận, hành vi nào không. Sau đó, hãy làm rõ điều này cho các em.
3. Hãy tìm hiểu, ghi nhớ và gọi tên của các em học sinh.
4. Hãy di chuyển và đi vòng quanh lớp học.
5. Đưa ra những tín hiệu rõ ràng để ngừng các hoạt động trong lớp.
Hoặc khi bạn muốn các bạn nhỏ trật tự và chú ý hoàn toàn trước khi bạn bắt đầu nói và đưa ra những chỉ dẫn chính xác. Hãy đảm bảo rằng các em hiểu mình phải làm gì.
6. Đừng bao giờ đánh giá thấp khả năng cũng như trí thông minh của học sinh tiểu học.
Các em có thể có vốn tiếng Anh ít ỏi nhưng cũng có những sở thích và nguyện vọng như bao đứa trẻ đồng trang lứa khác. Luôn duy trì sự hứng thú cho trẻ bằng cách mang lại những nội dung thú vị và hoạt động bổ ích.
Luôn đảm bảo rằng các em luôn được trang bị kiến thức mới về tiếng Anh sau những buổi học. Trẻ nhỏ sẽ thấy tự hào và cảm giác đạt được thành tựu khi các em rời khỏi lớp học mà có thể sử dụng tiếng Anh. Chẳng hạn như, đưa ra một câu hỏi, giới thiệu đôi chút về bản thân hay hát một bài hát bằng tiếng Anh. Điều này có nghĩa là những mục tiêu dạy học của bạn đã trở nên rõ ràng với các em.
7. Tránh thực hiện quá nhiều hoạt động gây phấn khích trong tiết học.
Bởi rất khó để có thể đưa lớp học trở lại trạng thái bình thường sau các trò chơi náo nhiệt. Tránh những hoạt động đòi hỏi phải di chuyển nhiều nếu lớp học có ít không gian. Đồng thời cũng nên tránh những hoạt động cắt dán nhiều trừ khi có kết quả liên quan đến ngôn ngữ học rõ ràng. Vì những hoạt động này có thể chiếm dụng khoảng thời gian quý báu của bạn.
8. Đưa ra nhận xét tích cực về công việc và nỗ lực của học sinh. Hãy để các bạn nhỏ biết rằng bạn coi trọng thành quả của các em.
9.Chuẩn bị thêm những tài liệu để đáp ứng nhu cầu của học sinh nhanh/ chậm. Đừng để các hoạt động kéo dài quá lâu.
Tham khảo thêm về các khóa học TESOL DIPLOMA cấp bằng của Hội Nghiên Cứu Giảng Dạy Tiếng Anh TP.HCM để nhận ngay học bổng 20% bạn nhé!
Xem thêm các bài viết khác của Horizon TESOL tại đây.
Thanh Hoài lược dịch từ teachingenglish.