6 TRÒ CHƠI HẤP DẪN GIÚP HỌC SINH LUYỆN NÓI TIẾNG ANH

Nhiều giáo viên thấy rằng học sinh vẫn rất rụt rè và ngại nói trong buổi thảo luận nhóm. Điều này là hết sức bình thường. Học sinh đơn giản đang cố gắng giao tiếp bằng ngoại ngữ mà chúng đang được học. Tuy nhiên, sự im lặng có thể “hạ gục” không khí lớp học. Vậy, khi bạn muốn học sinh mình nói, hãy thử bắt đầu từ những điều vui nhộn và đơn giản để giúp học sinh có thể “mở lời”. 

Thử áp dụng 6 trò chơi trong lớp học để thúc đẩy học sinh nói Tiếng Anh sau đây nhé.

1/ This is How We Roll:
Trò chơi đơn giản rất thích hợp để giúp học sinh làm quen khi mới vào lớp,  tạo không khí thân mật hơn cho các hoạt động sau này. Bạn chỉ cần chuẩn bị một cục xúc xắc và 6 câu hỏi về ý kiến cá nhân, trải nghiệm hay suy nghĩ cá nhân. Bạn nên chủ động lựa chọn những câu hỏi mà bạn thật sự muốn học sinh trả lời. Đưa danh sách câu hỏi đã chuẩn bị cho học sinh mình, đảm bảo rằng các em đã đánh số trên giấy. Sau đó, lần lượt cho các em ném xúc xắc. Số trên xúc xắc chính là số của câu hỏi mà học sinh cần trả lời. Bạn có thể cho học sinh chơi theo nhóm hoặc tập thể như một hoạt động nói trước công chúng. Tiếp theo, học sinh sẽ chuẩn bị câu trả lời cho từng câu hỏi và đứng trước lớp chia sẻ câu trả lời của mình.

2/ Human Experience Bingo:
Bingo có lẽ là trò chơi không còn xa lạ gì với học sinh. Đơn giản khi đạt được 5 con số cùng hàng trong bảng lô tô. Bạn có thể cùng học sinh liệt kê ra một danh sách các trải nghiệm mà các  bạn có. Chẳng hạn như lặn biển, làm bánh kem và ăn sushi. Soạn một danh sách khoảng 30-40 trải nghiệm khác nhau. ( Bạn cũng có thể liệt kê các trải nghiệm mà bản thân bạn ưa thích). Sau đó, đưa cho học sinh tờ lô tô ( hàng 5 nhân 5) và yêu cầu học sinh viết các trải nghiệm lên giấy lô tô. Với sự hướng dẫn của bạn, học sinh  nói chuyện để tìm ra người mà có trải nghiệm được ghi trên giấy. Người đầu tiên mà đạt được một hàng 5 ô liên tiếp sẽ la to lên “Bingo!”. Bạn cũng có thể áp dụng biến thể khác của trò này là sắp xếp học sinh theo phong cách hẹn hò: hai hàng ghế sẽ ngồi đối diện nhau. Mỗi cặp có 2 phút để trò chuyện. Khi thời gian hết, học sinh di chuyển một hàng sang hàng ghế bên phải. Trò chơi kết thúc khi có người đạt được 5 chỗ trống trên bảng lô tô của họ.

3/ Character Trait Roulette:
Game này phù hợp cho các bạn đã quen biết hoặc thân nhau. Thảo luận theo nhóm để suy nghĩ một danh sách các tính cách của một người thường có (nên chọn tính cách tốt). Chẳng hạn như  thích phiêu lưu, đồng cảm hay rộng lượng. Sau đó, viết các từ này lên mảnh giấy nhỏ và cất chúng vào một cái túi nhỏ. Mỗi học sinh sẽ lần lượt vẽ chân dung tính cách lấy ra từ túi trước lớp học. Sau đó các bạn khác sẽ đoán người đó là ai. Tất nhiên, chỉ tên thôi vẫn chưa đủ. Học sinh cần kể chuyện và cho ví dụ để giải thích tại sao chọn người đó.

4/ Story Starter Hot Potato:
Đầu tiên, để tăng tính phức tạp của trò chơi, bạn nên chuẩn bị một danh sách các câu dẫn dắt truyện. Học sinh sẽ chơi trong một nhóm nhỏ khoảng 5 người. Bạn sẽ sắp xếp chúng ngồi theo vòng tròn. Có thể bắt đầu từ học sinh có sinh nhật gần nhất chẳng hạn, người đầu tiên sẽ nói câu dẫn truyện, tiếp theo người  ngồi bên trái có nhiệm vụ kể tiếp câu chuyện đó bằng một câu nói khác. Mọi người chơi lần lượt theo vòng tròn. Tiếp tục chơi cho đến khi nhạc kết thúc hoặc theo hiệu lệnh dừng lại của bạn. Những ai chưa hoàn thành câu nói cũng mình sẽ bị loại và bước ra khỏi vòng tròn. Các học sinh còn lại có thể kể tiếp câu truyện hoặc dùng câu dẫn truyện mới để bắt đầu vòng hai. Tiếp tục các vòng chơi tiếp theo cho đến khi chỉ còn một người chơi và người đó là người thắng trong trò chơi này.

5/ Find Your Partner:
Chuẩn bị cho học sinh của bạn các mảnh giấy nhỏ.  Mỗi mảnh giấy sẽ chứa từ vựng liên quan đến nhau. Ví dụ như cặp từ “đũa – muỗng”. “đêm – ngày”, “gậy – bóng”, “ bàn – ghế”.  Dùng nón dựng nó và xáo đều lên. Mỗi người sẽ nhận được một mảnh giấy. Nhiệm vụ của học sinh sẽ nói từ vựng mình có và tìm bạn đang giữ từ vựng liên quan. Khi 2 học sinh tìm được mảnh giấy thích hợp, chúng sẽ ngồi xuống.Khi tất cả đã tìm được bạn của mình, chúng sẽ thảo luận và suy nghĩ các cặp từ liên quan khác.

6/ Hide and Speak:

Để chuẩn bị cho trò chơi hoạt náo này, bạn hãy viết từng câu hỏi lên từng tờ giấy hoặc tờ ghi chú. Các câu hỏi này có thể ở mức độ nhận biết, mức thông hiểu hoặc câu hỏi sử dụng từ vựng. Bạn hãy giấu các thẻ này xung quanh lớp học trước đi học sinh bạn đến. Bắt đầu buổi học, chia lớp học thành hai đội. Nói cho học sinh bạn biết thẻ đã được dấu trong lớp học. Với sự hướng dẫn của bạn, học sinh sẽ đi tìm. Và lưu ý mỗi lần các em sẽ được lấy một thẻ. Khi tìm ra thẻ, học sinh cần mang đến cho bạn và trả lời các câu hỏi có trên giấy. Khi trả lời đúng, học sinh tiếp tục đi tìm thẻ khác. Cuối buổi (có thể bạn định sẵn thời gian nhất định hoặc khi tất cả các thẻ đều được tìm thấy) đội nào sở hữu được nhiều thẻ nhất sẽ là người chiến thắng. 

Đối với lớp học ESL, việc luyện tập nói phải đảm bảo tự nhiên và không nhàm chán. Các trò chơi kể trên chỉ là một trong số cách tạo bầu không khí vui vẻ để học sinh có thể chủ động trong việc học và luyện tập nói tiếng Anh trong lớp của mình. 

Vậy trò chơi nào mà bạn thường dùng để giúp học sinh nói tốt trong lớp học? 

Tìm hiểu thêm khóa đào tạo kỹ năng giảng dạy tiếng Anh tại đây.

DMCA.com Protection Status