Hóa ra nhập vai không chỉ đơn giản là để hóa trang mà nó còn là cách để tăng sự hấp dẫn cho bài giảng đố với học sinh trong lớp học.
Việc diện quần áo và đóng giả có thể thực sự trở thành một công cụ hữu ích cho việc dạy tiếng Anh của bạn. Các hoạt động nhập vai có thể giúp học sinh ở mọi trình độ; cả từ nhập môn đến lão luyện chuẩn bị tốt hơn cho các tình huống thực tế sau này.
Các hoạt động nhập vai sẽ giúp học sinh của bạn vượt qua nỗi sợ phải phát biểu trước đám đông hoặc sử dụng tiếng Anh để giao tiếp; ngoài ra trẻ cũng có thể sử dụng từ vựng trong ngữ cảnh và làm rõ mọi hiểu lầm trong một môi trường an toàn.
Ồ;nhập vai còn vui nữa! Thông qua các hoạt động thực tế; nhập vai giúp trẻ ôn lại các kĩ năng cũ;giảm bớt sự đơn điệu của sách giáo khoa;đồng thời kiểm tra khả năng đọc hiểu và áp dụng từ vựng; thì; cũng như cấu trúc câu của trẻ.
Nếu bạn không biết bắt đầu từ đâu;đây là một số chủ đề đóng vai hữu ích và phù hợp nhất dành cho học sinh ESL.
1.Giờ ăn đến rồi
Mục tiêu: giúp trẻ thuần thục các từ và cụm từ thông dụng trong nhà hàng thông qua việc hiểu và phản hồi các yêu cầu một cách hợp lý.
Từ vựng liên quan:
Xin hỏi quý khách đã chọn xong món chưa ạ?
Cho tôi gọi…
Thanh toán bằng séc
Quý khách thanh toán bằng tiền mặt hay thẻ ạ?
Cách tổ chức:
Trò chơi đóng vai này kiểm tra kiến thức về từ vựng ẩm thực và các câu hỏi/ cụm từ thông dụng được sử dụng tại nhà hàng của học sinh. Đối với người mới bắt đầu; hãy đặt câu hỏi đơn giản như “Tôi có thể giúp gì cho bạn?” và “Bạn muốn uống gì?” Từ vựng cũng phải đơn giản; chẳng hạn như “súp” và “kem”. Đối với các lớp nâng cao hơn; bạn có thể giới thiệu từ vựng cấp cao hơn và thay đổi các câu hỏi.
Để hoạt động diễn ra thành công; điều quan trọng là phải dạy trước một số cụm từ phổ biến hơn mà học sinh có thể gặp phải. Cho phần hoạt động: chia lớp thành các nhóm nhỏ; học sinh luân phiên đóng vai nhân viên phục vụ hoặc thực khách. Bạn nên đi quanh lớp để đảm bảo học sinh sử dụng các cụm từ một cách chính xác và hướng dẫn học sinh khi nào nên chuyển vai.
2. Taxi!
Mục tiêu: học sinh biết cách sử dụng các từ vựng và câu hỏi về phương hướng để chỉ đường một cách chính xác.
Từ vựng liên quan:
Tên các nhà hàng; khách sạn; ngân hàng;… tại địa phương
Đi thẳng/ rẽ trái/ rẽ phải
Đến đâu?
Rẽ trái/ phải ở ngã rẽ kế tiếp.
Cách tổ chức:
Hầu hết mọi người đều sẽ đi taxi ít nhất một vài lần trong đời; và hi vọng là tài xế ngoài đời của họ có kiến thức tốt hơn vị tài xế trong trò chơi này. Người tài xế trong hoạt động này là một tay mơ và hành khách phải hướng dẫn họ để đến được nơi cần đến.
Trong hoạt động này; học sinh có cơ hội thực hành đưa ra và làm rõ các chỉ dẫn. Bạn cũng có thể điều chỉnh mức độ cho các độ tuổi và trình độ học vấn khác nhau.
Đảm bảo dạy trước các từ và cụm từ như nêu địa chỉ theo thứ tự thích hợp: đầu tiên là số; sau đó là tên đường. Bạn cũng có thể dành thời gian giới thiệu các chỉ đường như “trái”; “phải” và “thẳng”.
Khi học sinh đã quen với việc thực hành, hãy chia lớp thành các nhóm nhỏ, sau đó phân vai lái xe và hành khách. Học sinh nên sử dụng các cụm từ được dạy trước để tham gia vào một cuộc đối thoại ngắn về chỉ đường. Bạn nên đưa ra giới hạn thời gian. Khi hết thời gian, học sinh nên đổi vai để tất cả các bạn đều được làm cả lái xe lẫn hành khách.
3.Bác sĩ ơi!
Mục tiêu: học sinh biết cách sử dụng các từ và cụm từ trong bệnh viện hoặc phòng khám tư.
Từ vựng liên quan:
Các bộ phận cơ thể
Các bệnh về thể chất
Bạn cảm thấy thế nào?
Bạn thấy đau ở đâu?
Tôi bị…
Tôi nên làm gì?
Cách tổ chức:
Chẳng ai biết khi nào tình huống khẩn cấp xảy ra hay khi mình cần hỗ trợ y tế. Hãy đảm bảo học sinh của bạn sẵn sàng mô tả các cơn đau và biểu hiện bất thường bằng tiếng Anh.
Bạn có thể chuẩn bị từ vựng trước buổi học cho phù hợp với lứa tuổi của học sinh. Đối với các lớp nhỏ tuổi, hãy sử dụng các từ vựng đơn giản như “chảy mũi” hay “ho”.
Đối với các lớp lớn hơn, bạn có thể thêm các từ như “cao huyết áp”. Ngoài ra, bạn cũng nên hỏi xem trẻ muốn học thêm từ mới về bệnh nào, vài học sinh có thể muốn thực hành các từ vựng có liên quan đến sức khỏe của mình và bạn có thể giúp trẻ thực hiện điều đó.
Để trò chơi thành công, hãy chia lớp thành các nhóm nhỏ, phân vai cụ thể cho từng học sinh và đặt ra giới hạn thời gian đối thoại cho từng nhóm. Đảm bảo mỗi học sinh đều được làm cả bác sĩ, y tá lẫn bệnh nhân. Nếu đủ thời gian, mời các nhóm xung phong diễn lại hoạt động của mình (nhớ bảo trẻ diễn cho giống nhé)!
4.Lên lớp thôi!
Mục tiêu: học sinh thực hành phát biểu trước đám đông bằng cách hướng dẫn hoặc giải thích chi tiết một chủ đề cho sẵn trước lớp.
Từ vựng liên quan:
Các từ cần thiết cho chủ đề đã chọn
Mọi người có nghe rõ/ thấy rõ không ạ?
Hôm nay chúng ta sẽ học cách…
Có ai có câu hỏi không ạ?
Cách tổ chức:
Cả giáo viên và học sinh đều có thể rất linh hoạt trong trò chơi này. Học sinh chuẩn bị một bài giảng ngắn về chủ đề đã chọn và thuyết trình trong vài phút. Bạn có thể giới hạn phạm vi lại bằng cách đặt ra thời gian cụ thể hoặc một danh sách các chủ đề có sẵn.
Hoạt động nhập vai này giúp học sinh thực hành chỉ dẫn và sử dụng các từ nối. Ví dụ: nếu học sinh chọn chủ đề là nghệ thuật gấp giấy Nhật Bản, trẻ có thể sử dụng các mẫu câu như: “Đầu tiên, gấp đôi mẩu giấy của bạn lại”, “Sau đó…”, và “Cuối cùng…”
Trò chơi này không chỉ giúp cho bạn “xả hơi” một chút, mà nó còn đem lại nhiều thông tin thú vị mới cho những người tham gia.
5.Cùng đi mua sắm!
Mục tiêu: học sinh sử dụng được các từ và cụm từ thường gặp khi mua sắm.
Từ vựng liên quan:
Các từ liên quan đến cửa hàng bách hóa (quầy, kệ, dãy, sản phẩm…)
Mình cần hỗ trợ gì ạ?
Xin lỗi, … ở đâu ạ?
Mình có tìm thấy các món cần tìm chưa ạ?
Mình lấy hóa đơn không ạ?
Cách tổ chức:
Việc học sinh cảm thấy tự tin và thoải mái sử dụng tiếng Anh khi đi mua sắm là vô cùng cần thiết. Hoạt động nhập vai này giúp trẻ sử dụng các từ vựng về thức ăn, câu hỏi và tham gia vào các giao dịch tài chính.
Chia lớp thành các nhóm nhỏ hoặc biến cả phòng học thành một phiên chợ. Nếu có thể, hãy xếp lại bàn ghế để tạo thành các quầy hàng và bảo học sinh đem các món đồ ở nhà lên làm hàng hóa. Dựng thêm một hàng check-out và một chiếc bàn làm quầy tính tiền.
Các em đóng vai nhân viên sẽ đi vòng quanh và hỏi xem khách hàng có cần trợ giúp hay không. Bạn nên khuyến khích các “khách hàng” giả vờ bị lạc, hay đòi hỏi và luôn cần trợ giúp. Các “nhân viên thu ngân” sẽ tính tiền và kết xuất giao dịch. Phân công các vai khác nhau cho trẻ, đảm bảo mọi người đều được đóng vai nhân viên, thu ngân và khách hàng. Bạn cũng có thể chuẩn bị tiền giả để trẻ thực hành đến tiền và sử dụng các từ vựng có liên quan.