Làm thế nào để phát triển kỹ năng tư duy phản biện ở học sinh

Nếu bạn hỏi tôi ngay bây giờ nhớ lại chỉ một phần tư nội dung mà tôi học được khi còn là học sinh thì ắt hẳn tôi sẽ chẳng nhớ ra một thứ gì. Đương nhiên là tôi đã học những điều đó ở trường nhưng chẳng có kiến thức nào đọng lại trong tôi bởi vì tôi chẳng bao giờ thật sự thắc mắc và tìm tòi về chúng. 

Tuy nhiên tôi không nghĩ mình sẽ đỗ lỗi này cho giáo viên của tôi. Cô ấy bắt buộc phải theo sát chương trình dạy và hoàn thành chương trình đó trong một lượng thời gian nhất định. Học thuộc lòng cũng giúp tôi và các bạn cùng lớp trong các kì kiểm tra nhưng tiếc rằng chúng tôi không thể phát triển kỹ năng tư duy phản biện. 

Vậy kỹ năng tư duy phản biện là gì?

Đó là khả năng đưa ra quyết định rõ ràng và sáng suốt, dựa trên nhiều góc độ suy luận khác nhau. Kỹ năng phản biện là thứ sẽ giúp xác định và điều chỉnh hướng đi của chúng ta khi bước vào thực tế. Tuy nhiên đáng tiếc là hiện tại nhiều trường học vẫn chưa tập trung quá vào kỹ năng này cho dù việc giảng dạy kỹ năng tư duy phản biện là một trong những nhiệm vụ quan trọng của nghề giáo viên. 

Nếu bạn còn phân vân làm sao để phát triển kỹ năng tư duy phản biện của học sinh thì đây là 10 cách để giúp bạn.

1. Hỏi các em những câu hỏi mở

Thường lúc bạn hỏi một câu hỏi thì đáp án cho câu hỏi đó sẽ được thể hiện khá rõ ràng; điều này sẽ không tạo được điều kiện cho học sinh của bạn có cơ hội để tự suy nghĩ đáp án. Câu trả lời sau đó sẽ được chiếu cho các em và vì vậy câu hỏi của bạn trở nên không cần thiết. Để khuyến khích các em tự suy nghĩ bạn cần thiết kế các câu hỏi tốt hơn.

Một câu hỏi như là “Thế Chiến thứ nhất đã diễn ra khi nào?” có thể được viết lại như sau “Những điều kiện nào khiến cho Thế Chiến thứ nhất bùng nổ?”. Khi học sinh đối mặt với câu hỏi sau; các em thay vì cuống cuồng đi tìm năm Thế Chiến thứ nhất diễn ra; thì lúc đó các em sẽ phải nghĩ tại sao sự kiện này lại diễn ra; và nguyên nhân gây ra sự kiện này. 

2. Đừng quá tập trung vào mặt đúng-sai của câu trả lời

Bạn đưa ra một câu hỏi và học sinh trả lời nhưng mà câu trả lời đó là sai. Không sao cả. Thay vì ngay lập tức đưa câu trả lời chính xác cho học sinh; công việc của bạn là hướng dẫn các em tự đưa ra được câu trả lời đúng. Khi các em vẫn trả lời sai thì hãy hỏi lý do tại sao các em lại chọn đáp án đó. Một khi các em đưa ra lý do thì bạn có thể gợi ý rằng tại sao các em lại không chọn phương án khác. Cứ tiếp tục như vậy, học sinh sẽ dần đi đến câu trả lời mà bạn muốn. 

học thành ngữ tiếng anh

3. Thúc đẩy học sinh đưa ra các câu hỏi tranh luận

Bạn đưa ra một câu hỏi mở và thú vị. Sau đó bạn nhận được câu trả lời tuy đúng nhưng lại không dựa trên những thông số và yếu tố của câu hỏi. Lúc này bạn sẽ hỏi học sinh làm thế nào để đưa ra câu trả lời này. Một khi các em đã trình bày cách làm của mình, bạn có thể tiếp tục hỏi rằng tại sao các em lại nghĩ đây là đáp án phù hợp. Đây là thời điểm mà trong lớp có thể có vài ý kiến bất đồng bởi vì mỗi học sinh có lý do lý khác nhau. Các em có thể đưa ra các câu hỏi tranh luận để đưa ra ý kiến của mình. 

4. Hãy cố gắng hết sức trong việc tóm tắt các bài học với một câu hỏi duy nhất

Thời gian không phải lúc nào cũng theo ý bạn. Tuy nhiên hãy cố gắng tóm tắt bài giảng của bạn với một câu hỏi duy nhất; mà từ câu hỏi đấy có thể dễ dàng dẫn ra nhiều câu hỏi khác hơn. Câu hỏi duy nhất này giúp bạn nhớ rõ mục tiêu của bài học; và cũng sẽ giúp học sinh điều tương tự như vậy. 

5. Đặt các câu hỏi và sẵn sàng chờ câu trả lời

Lỗi thường thấy nhất ở các giáo viên là khi họ đặt ra câu hỏi cho lớp; nhưng bản thân họ lập tức đưa ra đáp án. Làm điều này thì bạn đã “cướp” đi cơ hội phát triển kỹ năng tư duy phản biện của học sinh. Hãy đặt một câu hỏi và sau đó chờ câu trả lời từ học sinh. Cho dù bạn có phải chờ nhiều hơn 5 đến 10 phút đi chăng nữa. Điều quan trọng ở đây là bạn cho học sinh thời gian để tự suy nghĩ; đánh giá và sau đó tự đưa ra quyết định đâu là đáp án chính xác. 

6. Nhường lại vị trí dẫn dắt cho học sinh

Hãy đưa ra một câu hỏi và cho các em viết xuống đáp án của mình. Nhấn mạnh rằng các loại câu trả lời nào bạn muốn các em đưa ra; và chắc chắn rằng câu hỏi của bạn không mơ hồ và cũng không quá cụ thể. Bạn có lẽ sẽ cảm thấy tạo điều kiện để các em tự tìm hiểu ra đáp án thì rất tốn thời gian. Đơn giản bởi vì bạn không biết liệu rằng các em có học được gì hay không; nhưng đây là điều bạn nhất định phải làm.

Nỗi khao khát và thích thú khi nhanh chóng đưa ra cho các em câu trả lời thì đúng là rất tuyệt; nhưng vào cuối buổi học nếu bạn cứ tiếp tục cung cấp thông tin cho các em; thì các em sẽ không bao giờ học được cách tự suy luận và đưa ra quyết định. 

7. Khi còn nghi vấn hãy dùng 5W và 1H

Một số học sinh sẽ gặp khó khăn trong việc trả lời câu hỏi và để làm điều đó trở nên dễ dàng hơn cho học sinh thì bạn có thể sử dụng phương pháp 5W và 1H. Phương pháp 5W và 1H là dạng đặt câu hỏi cơ bản nhất mà ai cũng có thể làm được. Chúng là Who, What, When, Where, Why và How. Khi học sinh áp dụng phương pháp này vào câu hỏi được đặt ra bởi bạn; có thể giúp cho bạn nhận được tất cả câu trả lời mà bạn mong muốn từ học sinh. 

8. Hãy cho các buổi thảo luận nhóm chuyên sâu thành một hoạt động bắt buộc trong lớp

Thảo luận nhóm; đặc biệt là những lần có lấy điểm luôn là cách tốt để khiến học sinh tự suy nghĩ; đánh giá và phân tích chủ đề hay tình huống. Điểm số có thể khiến ngay cả những học sinh thụ động cũng sẽ phải tham gia vào hoạt động này. 

9. Đưa ra những chủ đề hay tình huống cần phải suy luận như tình huống thực tế 

Nếu học sinh cảm thấy khó khăn khi phải làm việc với các tình huống lý thuyết thì hãy dùng những tình huống thực tế để kích thích các em suy luận và đánh giá vấn đề. Các vấn đề thực tế sẽ dễ dàng hơn để đánh giá; và chúng đem lại nhiều lợi ích cho học sinh hơn. 

10. Luôn luôn khuyến khích học sinh đặt câu hỏi

Hãy khuyến khích lớp của bạn luôn sẵn sàng đặt các câu hỏi thắc mắc. Câu hỏi là yếu tố quan trọng trong việc phát triển kỹ năng tư duy phản biện. Một khi một đứa trẻ đặt ra được một câu hỏi thì ngay lập tức sẽ có thêm hai hay ba câu hỏi khác. Khi bạn khuyến khích các em thắc mắc thì đồng nghĩa bạn đang khuyến khích các em suy luận.

Lan Vy lược dịch từ The Teachers Digest

Tham khảo các khóa học tại đây.

DMCA.com Protection Status