Động lực luôn là chìa khóa dẫn đến thành công và muốn như thế thì cả giáo viên lẫn cha mẹ đều nên dành thời gian động viên con cái/học trò của mình. Khi học sinh có động lực, chúng sẽ thể hiện tốt hơn. Động lực này có thể kích thích sự hứng thú trong thi đua, tích cực tham gia các hoạt động đối chất trong lớp, và khuyến khích học hành thi cử. Việc động viên học sinh trong quá trình học tập và lưu giữ những kiến thức được học là rất quan trọng.
Hấp dẫn học sinh
1. Tạo nên một lớp học đầy thú vị
Việc thúc đẩy những học sinh lười biếng trong một lớp học nhàm chán là rất khó khăn. Vì vậy, giáo viên phải cố gắng để thu hút học sinh. Học sinh càng hứng thú với lớp học thì lượng thông tin chúng tiếp nhận được càng nhiều.
2. Thiết kế bài học hấp dẫn
Sử dụng nhiều công nghệ có sẵn để làm cho các bài học thêm thú vị và thêm tương tác cho các học viên. Một khi bạn đã thu hút được sự chú ý của học viên, họ sẽ sẵn sàng lắng nghe và học hỏi hơn.
- Đối với các bài học khoa học, mang theo các hiện vật như côn trùng, động vật, hóa thạch, thực vật, v.v
- Tiến hành thí nghiệm/trải nghiệm cho các bài học lịch sử và khoa học
- Tổ chức các cuộc săn lùng ráo riết quanh lớp học hoặc trường học
- Tạo các chuyến đi thực địa
- Sử dụng bảng trắng cho học sinh hoàn thành các phương trình toán học, trả lời câu hỏi, hoàn thành các hoạt động sắp xếp
- Chiếu các video clip và phim liên quan đến bài học như các video của National Geographic và video lịch sử
- Đưa vào chương trình các vở kịch cho các bài học văn học và lịch sử
3. Hóa trang và sử dụng đạo cụ
Những việc này là tốt nhất cho các môn văn học và lịch sử. Giáo viên có thể sử dụng đạo cụ hay thậm chí hóa trang ở phần mở đầu các bài học.
- Như đối với các bài học về Shakespeare, giả giọng và hóa thân thành một nhân vật thật sự. Bạn cũng có thể yêu cầu học sinh làm giống bạn.
- Khi dạy các bài học về thời trung cổ, hãy mặc các bộ trang phục của thời đó.
- Đem theo các bài báo về những tin tức nổi bật thời xưa.
- Cho học sinh xem các bộ phim hoạt hình chính trị trong các giờ học lịch sử.
4. Tìm hiểu sở thích của học sinh
Kết hợp những thứ làm học viên hứng thú vào trong kế hoạch giảng dạy. Bạn có thể lấy thông tin này bằng cách vào ngày đầu khóa học, hãy bảo học sinh điền vào phiếu “ưa thích”.
5. Cho cơ hội cải thiện điểm
Đôi khi học sinh trở nên lười biếng vì chúng cảm thấy không được tán thưởng xứng đáng cho những nỗ lực mà chúng đã bỏ ra trong lớp học hoặc khi không có cơ hội để tăng điểm.
- Hãy để học viên kiếm thêm điểm qua các bài tập bổ sung.
- Tặng thêm điểm khuyến khích tự mang các vật phẩm như khăn giấy hoặc bút chì đến lớp.
- Cho phép học sinh có số điểm thấp nhất làm lại bài kiểm tra.
- Hãy để học sinh sửa lại một bài tập đáng giá rất nhiều điểm.
6. Cho thấy sự nhiệt tình
Đôi khi việc học sinh thấy lớp học thật buồn tẻ sẽ khiến chúng không có động lực học. Giáo viên nên toát ra một cảm giác đam mê nhất định trong khi giảng dạy. Một khi học sinh có thể thấy giáo viên của chúng giảng bài với sự thích thú, chúng có nhiều khả năng sẽ chịu lắng nghe và tham gia.
- Hãy mỉm cười khi bạn đang giảng bài để học sinh thấy được rằng bạn thích những gì bạn đang dạy.
- Nói to và say mê, thay đổi giọng điệu và tránh sự đơn điệu.
Thiết lập kết quả cho lớp học
1. Đặt mục tiêu rõ ràng
Hãy chắc chắn rằng tất cả các học sinh của bạn cũng như phụ huynh hoặc người giám hộ biết được những kỳ vọng bạn đặt ra trong năm. Nếu bạn báo cho họ biết về những hành xử mà bạn yêu cầu, học sinh và phụ huynh có thể sẽ có trách nhiệm. Trong ngày khai giảng hoặc tựu trường, hãy giải thích những kỳ vọng mong muốn và mang theo tài liệu. Gửi cam kết học sinh / phụ huynh về nhà, trong đó cả hai bên ký tên đồng thuận những kỳ vọng của lớp và lời hứa sẽ học tập chăm chỉ.
2. Duy trì những kỳ vọng đó
Đừng thay đổi kỳ vọng đã thiết lập và chắc chắn duy trì chúng suốt năm. Nếu học sinh bắt đầu thấy bạn khoan dung, chúng sẽ cố tận dụng.
3. Duy trì tính nhất quán
Giữ cho các học sinh có trách nhiệm tuân thủ các kỳ vọng bạn đặt ra và nhất quán nhất có thể. Hãy chắc chắn luôn công bằng với mọi kết quả. Công bằng không có nghĩa là bình đẳng. Hãy đặt kỳ vọng cá nhân cho những sinh viên nào cần đến điều đó. Đừng cho phép học sinh có những hành vi không đúng mực.
4. Khen thưởng học sinh có hạnh kiểm và điểm số tốt
Học sinh nên được công nhận và tuyên dương khí cư xử đúng mực và nhận được điểm xuất sắc. Thưởng thời gian chơi tự do cho những học sinh ngoan ngoãn vào các ngày thứ sáu. Cho điểm khi tham gia xây dựng bài. Cho học sinh chọn các món quà nhỏ như cục tẩy, bút chì, notepad, trò chơi, nhãn dán, sách, v.v.
Tạo động lực cho con cái của bạn (Dành cho phụ huynh)
1.Trò chuyện với con của bạn
Hãy ngồi xuống và thảo luận với con bạn về lớp học và giáo viên để thu thập thông tin. Điều này sẽ giúp bạn đánh giá động lực học của chúng.
Một cuộc trò chuyện tại bàn ăn trong bữa ăn nhẹ sẽ làm cho cuộc thảo luận thân mật hơn.
Hỏi về các chương trình gần đây ở trường hoặc công việc nhóm.
Tìm hiểu xem giáo viên như thế nào và họ tương tác với con bạn ra sao. Xác định xem con bạn có bất kỳ vấn đề nào về hạnh kiểm không.
2. Thưởng cho điểm tốt và nỗ lực
Hãy chắc chắn công nhận thành công của chúng để cho chúng thấy bạn tự hào về chúng. Điều này sẽ khuyến khích thái độ tích cực để tiếp tục phấn đấu.
Tạo một biểu đồ để lưu lại làm dẫn chứng về những điểm số tốt.
Tạo biểu đồ riêng thể hiện sự chăm chỉ, nỗ lực và kết quả hạnh kiểm của chúng.
3. Xem lại bài tập
Hãy chắc chắn kiểm tra xem con bạn có bài tập về nhà mỗi ngày không. Hãy nhìn vào sổ ghi chép bài tập của chúng để xem có bài tập hay có ngày làm kiểm tra không.
4. Xem lại các khái niệm khó
Nếu bạn nhận thấy con bạn đạt điểm số không cao, hãy xem lại các câu chưa chính xác và giải thích các câu trả lời đúng.
Hỏi con bạn những gì chúng có thể nhớ về các khái niệm để xác định khả năng ghi nhớ của chúng.
Phân biệt xem liệu con bạn là học không có mục đích hay chỉ là đang chán nản. Hai cái này rất khác nhau và bạn phải xác định vấn đề con bạn đang gặp phải để giải quyết.
Hãy xem xét tìm gia sư. Nếu bạn nhận thấy rằng con bạn không phải là không có động lực mà chỉ là đang vật lộn với một kiến thức cụ thể nào đó thì hãy tìm cho chúng một gia sư.
Hỗ trợ chúng. Có lẽ con bạn cần một chút trợ giúp và khuyến khích để tăng động lực cho chúng. Hãy thử cùng với con bạn hoàn thành bài tập hoặc cùng chuẩn bị cho một bài kiểm tra.
Lược
Tham khảo khóa học TESOL tại đây.