Phiên dịch viên là nhân vật quan trọng tạo cầu nối giữa hai người giao tiếp bằng hai ngôn ngữ khác nhau. Tương tự như vậy, phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu hỗ trợ những người khiếm thính giao tiếp với cộng đồng dễ dàng hơn.
Dịch vụ phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu thu hẹp khoảng cách giao tiếp giữa người khiếm thính, và cộng đồng trong cuộc sống thường ngày. Các phiên dịch viên chuyên nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục, y học, kinh doanh, vân vân.
Họ là ai?
Phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu là những nhân viên hỗ trợ người khiếm thính tiếp cận thông tin và sự kiện một cách bình đẳng. Họ đảm bảo quyền lợi của những người khiếm thính tham dự các cuộc họp kinh doanh, hội nghị, sự kiện cộng đồng, dịch vụ công, sự kiện nâng cao nhận thức cộng đồng và các hoạt động khác.
Phiên dịch viên thường đóng vai trò là người trung gian truyền đạt thông điệp một cách trung lập giữa các cộng đồng. Họ có khả năng sử dụng một hoặc nhiều ngôn ngữ ký hiệu và được đào tạo bài bản chuyên nghiệp. Các phiên dịch viên cũng cần chú ý về sự khác biệt văn hóa của những người tham gia hội thoại.
Nói chung, người làm phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu cần có năng lực ngôn ngữ cao cấp để giúp cuộc trò chuyện giữa các bên diễn ra trôi chảy và suôn sẻ. Họ cũng là người cung cấp các dịch vụ cho người khiếm thính qua điện thoại như:
– VRI (Dịch vụ phiên dịch từ xa cho người khiếm thính),
– VRS (Dịch vụ phiên dịch chuyển tiếp video),
– ADA (Dịch vụ phiên dịch qua điện thoại cho người khiếm thính)
– DRI (Dịch vụ phiên dịch tiếp sức cho người khiếm thính).
ĐIỀU KIỆN NÀO ĐỂ phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu?
Biết một hoặc nhiều ngôn ngữ ký hiệu là chưa đủ. Bạn cần phải đáp ứng đủ điều kiện về kiến thức và kinh nghiệm công việc cần thiết. Và điều quan trọng hơn cả trước khi tham gia các chương trình học chính để trở thành một phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu là một quá trình rất dài.
Phiên dịch viên cũng cần phải hiểu được thông điệp và kiến thức chuyên môn của một lĩnh vực cụ thể như chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, vân vân. Họ cần phải có đủ năng lực diễn giải thông điệp từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Vì những lý do này, phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu phải trải qua khóa đào tạo và thực hành đặc biệt và chuyên nghiệp
HỌ cần những bằng cấp gì?
Để bắt đầu hành trình trở thành phiên dịch viên ASL chuyên nghiệp, điều kiện tiên quyết là bạn phải thông thạo ASL hoặc các ngôn ngữ ký hiệu khác. Sau đó, bạn cần có kỹ thuật phiên dịch và kiến thức chuyên môn trong một lĩnh vực cụ thể. Hiện nay, có nhiều trường đào tạo ngành phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu ở cấp độ cử nhân hoặc sau đại học.
Ngoài ra, bạn có thể lấy một số chứng chỉ từ các tổ chức được công nhận. Nếu có kế hoạch theo đuổi sự nghiệp phiên dịch ASL, bạn nên lấy chứng chỉ của Hiệp hội Quốc gia về Người Khiếm thính (NAD) hoặc Cơ quan Đăng ký Phiên dịch cho Người Khiếm thính (RID).
Bạn cũng cần trang bị kinh nghiệm trong một lĩnh vực cụ thể vì hầu hết các tổ chức sẽ yêu cầu điều này. Tham gia các sự kiện tổ chức bởi cộng đồng người khiếm thính chính là cách tốt nhất để tích lũy kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn cần thiết.
Khi nào bạn cần đến DỊCH VỤ PHIÊN DỊCH NÀY?
Phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu phổ biến trong rất nhiều lĩnh vực. Các tổ chức giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe, hay tòa án thường tuyển dụng phiên dịch viên để cho người khiếm thính có cơ hội tiếp cận đến các dịch vụ của họ một cách bình đẳng.
Việc sử dụng dịch vụ phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu tại các sự kiện kinh doanh, trong các bài phát biểu và thông cáo là vô cùng cần thiết. Ngoài ra, phiên dịch viên cũng thực hiện các tóm tắt hồ sơ tội phạm, tuyên bố mất tích hoặc bài phát biểu của tổng thống, hoặc các mục tiêu giao tiếp khác. Họ cũng có mặt trong một sự kiện lớn như hội nghị hoặc các cuộc họp trực tiếp để chuyển ngữ cho tất cả các bên trong cuộc trò chuyện.
Các hình thức phiên dịch
Có nhiều hình thức phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu, tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng và khả năng của phiên dịch viên. Dưới đây là một số hình thức phổ biến:
1. Phiên dịch đồng thời
Trong phiên dịch đồng thời, phiên dịch viên lắng nghe người nói và đồng thời chuyển chúng thành ngôn ngữ ký hiệu cho người khiếm thính. Tương tự, người dịch cũng quan sát người sử dụng ngôn ngữ ký hiệu và chuyển thông điệp của họ thành lời nói cho đối tượng giao tiếp.
2. Phiên dịch tiếp nối
Trong phiên dịch tiếp nối, người dịch lắng nghe một người nói hoặc quan sát một số câu trong ngôn ngữ ký hiệu và sau đó giải mã chúng thành ngôn ngữ đích. Trong khi nghe hoặc xem người nói, nhân viên phiên dịch thường ghi chú để diễn giải thông điệp chính xác hơn.
Trong nhiều trường hợp, phiên dịch viên thực hiên công viêc từ xa thông qua phần mềm hội nghị. Nhu cầu về phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu đang tăng mạnh trong những năm gần đây. Vì vậy, dịch vụ này đã trở nên rất phổ biến.Đặc thù ngành cũng có những hình thức phiên dịch chuyên biệt dưới đây.
Phiên dịch ASL
Phiên dịch ASL là loại hình được sử dụng phổ biến và ưa thích nhất ở Hoa Kỳ. Hình thức phiên dịch này bao gồm hai ngôn ngữ, ASL và tiếng Anh. Một phiên dịch viên trong loại hình này phải thông thạo cả hai ngôn ngữ.
Chuyển ngữ
Trong phương pháp này, phiên dịch viên cần chuyển tiếng Anh sang ký hiệu tượng trung cho từ đó trong tiếng Anh. Trong Chuyển ngữ, phiên dịch viên tuân theo thứ tự từ trong ngôn ngữ tiếng Anh và đôi khi họ có thể bao gồm các yếu tố phiên dịch ASL.
Chuyển ngữ qua lời nói thầm thì
Đây là một phương pháp phiên dịch ít phổ biến. Trong phương pháp này, phiên dịch viên sử dụng cử chỉ và âm thầm lặp lại lời vừa nói. Bên cạnh đó, họ thực hiện chỉ tay và các kỹ thuật chuyên biệt khác để hỗ trợ truyền đạt thông điệp.
Phiên dịch bằng xúc giác
Phiên dịch viên sử dụng phương pháp này khi giao tiếp với những người khiếm thính và khiếm thị. Trong trường hợp này, phiên dịch viên thực hiện vẽ các dấu hiệu lên tay người giao tiếp. Ngoài ra, họ cũng sử dụng các dấu hiệu xúc giác khác để trao đổi thông điệp một cách đầy đủ.
Chuyển ngữ lời nói được điều chỉnh
Phương thức này ít phổ biến hơn so với các phương thức phiên dịch trực quan. Trong trường hợp này, phiên dịch viên sử dụng các vị trí và hình dáng bàn tay khác nhau xung quanh miệng để biểu thị các dấu phiên âm tiếng Anh và truyền đạt thông điệp đến những người khiếm thính.
Nhiều người khiếm thính cũng sử dụng phương pháp đọc môi. Do đó khi giao tiếp với những người đọc môi, bạn phải nói rõ ràng với tốc độ vừa phải.
Lời kết
Hãy đối xử với họ như những chuyên gia hỗ trợ trao đổi thông điệp giữa hai ngôn ngữ. Và đừng quên rằng, việc mã hóa và giải mã thông điệp không được làm thay đổi ý nghĩa ban đầu hoặc thể hiện sự thiên vị. Phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu là một dịch vụ thiết yếu và có nhu cầu cao trong thế giới ngày nay.
Hãy liên hệ với chúng tôi tại Trung tâm Ngoại ngữ Báo chí (JFL) nếu bạn đang tìm kiếm một khóa học Phiên dịch và Biên dịch chuyên nghiệp,