8 board game kinh điển nhất mọi thời đại cho lớp ESL

Board game (những trò chơi trên bàn) tạo cho chúng ta những khoảng khắc vui vẻ bên gia đình và bạn bè. Chính vì vậy, đây chính là một công cụ đắc lực đối với những ai là giáo viên ESL.

Ngoài việc mang đến niềm vui cho học sinh, board game còn:
• Tập trung vào quá trình học sinh tương tác với nhau
• Khuyến khích cạnh tranh lành mạnh giữa các học sinh, giúp xây dựng mối quan hệ bền vững
• Rèn luyện từ vựng và kỹ năng đánh vần thông qua các hoạt động đã lên kế hoạch sẵn
• Khuyến khích học sinh vượt qua thử thách
• Tạo điều kiện cho học sinh luyện nói với nhau khi cùng nhau giải trò chơi
• Tạm thoát khỏi những buổi học thường ngày
• Khuyến khích học sinh vui chơi để giảm căng thẳng
• Khuyến khích tư duy sáng tạo và suy nghĩ chiến lược

Dưới đây là 8 board game được yêu thích nhất trong lớp ESL

1. Scrabble

Scrabble là một trò chơi quen thuộc dành cho bất kì ai học ngôn ngữ. Scrabble hỗ trợ luyện chính tả và kiểm tra vốn từ vựng của học sinh. Hãy chơi cùng học sinh, bạn có thể gây hứng thú và tạo ngạc nhiên cho các em bằng cách giải thích những từ nâng cao hoặc khó hiểu hơn. Khi chơi, hãy nhớ mang theo một cuốn từ điển để làm làm sáng tỏ những khúc mắc, đảm bảo học sinh hiểu các từ loại và khuyến khích họ tạo các dạng từ khác (ví dụ: tạo động từ từ danh từ).

2. Upwords

Upwords sử dụng mô hình ô chữ giống như Scrabble, nhưng Upwords cho phép người chơi tạo từ bằng cách đặt các ô chồng lên nhau. (Ví dụ: bạn có thể thay đổi từ “cat” thành “bat” bằng cách đặt ô chữ ‘b’ lên trên.) (Bạn cũng có thể chơi Upwords trên bàn Scrabble, mặc dù bạn nên đặt giới hạn chiều cao xếp ô, vì các ô Scrabble không được thiết kế để giữ nhiều ô đứng vững cùng 1 lúc.)

3. Boggle

Đây là một trò chơi đầy thử thách ở bất kỳ cấp độ nào. Người chơi lắc 16 viên xúc xắc có chữ cái và dựa trên các chữ cái đó để tìm ra từ. Nhưng phải tìm từ theo quy tắc xúc xắc “liền kề”: tìm theo hàng chéo, hàng ngang hoặc hàng dọc. Trong vòng ba phút, học sinh cố gắng tự tìm càng nhiều từ càng tốt và ghi các từ này vào một tờ giấy.

4. Jenga

Thay vì chơi Jenga như truyền thống thì ta hãy sáng tạo hơn bằng cách yêu cầu học sinh trả lời một câu hỏi mỗi khi tháp gỗ rơi xuống. Ngoài ra, để luyện nói nhiều hơn, hãy ghi băng câu hỏi cho mỗi khối gỗ để học sinh trả lời trước khi xếp thanh gỗ để tạo tháp.
Mẹo: Ngoài ra, ta cũng có thể lồng ghép các câu hỏi vào các trò Uno, Cờ vua, Cờ tỷ phú, Rắn leo thang, và Connect 4 (biến thể từ cờ Caro).

5. Scattergories

Một trò chơi được yêu thích trên toàn thế giới! Ở trò Scattergories này, người chơi sẽ suy nghĩ về các từ hoặc các mục phù hợp với các danh mục trên thẻ trò chơi đã được phát cho họ — nhưng phải bắt đầu với một chữ cái cụ thể. Trong board game chính thức, bạn sẽ sử dụng một con xúc xắc 20 mặt có chữ cái. Tuy nhiên, nếu bạn không có xúc xắc, bạn có thể dùng một ứng dụng chọn một chữ cái ngẫu nhiên. Đây là một cách tuyệt vời để học sinh rèn luyện tư duy dưới áp lực và trong hạn định đã đề ra ở các danh mục.

6. Taboo

Trò Taboo (từ cấm) chắc chắn sẽ khuyến khích học sinh nói chuyện với nhau. Taboo yêu cầu người chơi phái ra một thành viên trong nhóm nói một từ nhất định mà không sử dụng các từ liên quan. Ví dụ: nếu học sinh A nhận được một thẻ trò chơi có CLOWN, thì thử thách đặt ra là làm sao có thể mô tả khái niệm “Clown (chú hề)” cho đồng đội của mình mà không dùng trúng các từ hay khái niệm liên quan đến chủ đề đó như là “red nose (mũi đỏ)”, “circus (gánh xiếc)”,…

7. Apples to Apples

Đây là trò chơi hoàn hảo để dạy các học sinh về từ loại trong tiếng Anh. Trong Apples to Apples, người chơi phải liên kết một trong năm thẻ danh từ / động từ đã được phát với một thẻ tính từ / trạng từ do người quản trò đặt xuống. Điều thú vị là những lần kết hợp này mang tính cá nhân và do đó thường mang tính chủ quan. Ví dụ, người quản trò có thể đặt thẻ “Colorless (vô sắc)” và người chơi phải quyết định thẻ danh từ nào của họ có thể kết hợp tốt nhất với thẻ của người quản trò. Người quản trò sẽ xáo trộn các thẻ với nhau và đọc to cho mọi người cùng nghe, sau đó sẽ chọn ra các thẻ đi chung với nhau hợp nhất.

8. Balderdash

Đôi khi được gọi là Từ điển, trong trò Balderdash (thường là cấp độ nâng cao), học sinh được cung cấp một từ tiếng Anh ít được sử dụng hoặc tối nghĩa, và được yêu cầu tạo nghĩa cho từ đó. Sau khi đọc to từ đó, người chơi bỏ phiếu cho định nghĩa mà họ cho là đúng. Họ sẽ nhận điểm nếu đoán đúng nghĩa và những học sinh đưa ra nghĩa chưa đúng những nghĩa đó được người chơi khác bỏ phiếu thì cũng sẽ được điểm.
Mẹo: Giáo viên nên theo dõi cách học sinh viết và sửa lỗi ngữ pháp cho các em trước khi đọc to cho những học sinh khác nghe — Vì vậy, học sinh sẽ không thể đoán ra được định nghĩa nào sai do các em không nhận thấy lỗi ngữ pháp trong câu.

Bạn đang tìm một cách để học sinh thư giãn?
Bạn đang muốn khuyến khích học sinh cạnh tranh lành mạnh và sử dụng ngôn ngữ?
Bingo! Board Game muôn năm!

Board game chính là một trong những cách động viên các học sinh sử dụng tiếng Anh hiệu quả nhất. Ngoài ra còn có rất nhiều hoạt động hấp dẫn giúp các em trở nên tự tin hơn và tăng cường khả năng tương tác giữa các học sinh. Đừng ngần ngại mà hãy liên hệ với Horizon TESOL để biết thêm các hoạt động thường thấy trong các lớp ESL nhé ! (horizonedu.vn)

Lược dịch từ blog EF bởi Minh Thư

DMCA.com Protection Status