NÊN LÀM GÌ KHI HỌC SINH KHÔNG CHỊU LẮNG NGHE ?

NÊN LÀM GÌ KHI HỌC SINH KHÔNG CHỊU LẮNG NGHE.

Là một giáo viên sẽ luôn phải đối mặt với rất nhiều tình huống ở lớp học, điều đó yêu cầu giáo bạn phải luôn chuẩn bị tinh thần để ứng phó sao cho phù hợp và chuyên nghiệp với các đối tượng học sinh khác nhau. Vậy giáo viên nên làm gì để quyết vấn đề việc học trò không chịu lắng nghe mình khi giảng bài? Để giải đáp được câu hỏi đó hãy tham khảo những cách dưới đây của Horizon TESOL nhé:

1. Tìm hiểu nguồn gốc của vấn đề.

Không hiểu bài, nội dung bài không thu hút, yếu tố bạn bè xung quanh,… đều có thể ảnh hưởng đến cách tiếp nhận bài của học sinh. Do đó, tìm được nguồn gốc vấn đề là vô cùng quan trọng để thay đổi thói quen của học trò từ đó làm việc học trở nên hiệu quả hơn. Sau khi đã hiểu được những vấn đề đang xảy ra trong lớp học, giáo viên cần đưa ra cái nhìn khách quan và tìm biện pháp để khắc phục càng sớm càng tốt.
Ví dụ: Học sinh không hiểu bài dẫn đến làm việc riêng trong giờ học => biện pháp: giáo viên nên giảm tốc độ dạy bài hoặc đổi phương pháp giảng dạy.

2. Tạo tương tác với học sinh.

Tạo tương tác với học sinh.
Đôi khi việc chú tâm quá nhiều vào việc giảng bài mà bên đi việc tương tác như đặt câu hỏi, quan sát hay lắng nghe học sinh cũng dẫn đến việc học sinh cảm thấy nhàm chán và lơ là bài giảng.
Là một giáo viên giỏi bên cạnh việc có kiến thức tốt thì cần có kỹ năng tương tác và dẫn dắt lớp học sao cho hiệu quả. Hãy bắt đầu với việc bằng việc đặt những câu hỏi mở với những vấn đề đang theo xu hướng để học sinh trở nên hứng thú với và tranh thuận với nhau. Đừng chỉ chăm chăm vào việc nói những kiến thức đã có trong sách sẽ khiến học sinh không chỉ cảm thấy nhàm chán mà bài giảng cũng trở nên không hiệu quả.

3. Đưa ra những qui định cho lớp học.

Đưa ra những qui định cho lớp học.
Thống nhất với học sinh từ những buổi học đầu tiên về các qui định của giáo viên sẽ cho học sinh thấy được phong cách giảng dạy và những nhiệm vụ mình cần phải thực hiện trong quá trình học. Đôi khi trong quá trình dạy học, giáo viên chưa truyền đạt hết những quy tắc cũng như giá trị môn học mang lại khiến học sinh cảm thấy mông lung và hình thành học qua môn vì những kiến thức mình được nhận thì vô bổ.
Tuy nhiên, thầy cô nên lưu ý không quá nghiêm khắc hay quá dễ dãi cho việc học sinh mắc lỗi mà cần phải điều chỉnh sao cho hợp lý với tình huống. Bởi qui định được lập ra để học sinh hiểu được trách nhiệm của mình trong việc học chứ không phải để học sinh sợ giáo viên hay chỉ nghe cho vui và học một cách đối phó.

4. Đưa ra những nhiệm vụ nhỏ để học sinh thực hiện.


Đưa ra những bài tập hoặc bài kiểm tra nhỏ trong giờ liên quan đến bài giảng cho học sinh là một cách để khuyến khích học sinh chú tâm lắng nghe và thực hiện tốt. Theo khảo sát của National Center for Education Statistics có khoảng 67% học sinh trả lời điểm số rất quan trọng vì vậy hãy để học sinh nhận ra việc lắng nghe bài học là vì tốt cho chính mình để đạt được số điểm mong muốn. Từ đó học sinh sẽ chú trọng hơn trong việc lắng nghe bài học thay vì xao nhãng bởi những hoạt động khác.

Trên đây là gợi ý cho giáo viên để giải quyết tình huống việc học sinh không chịu lắng nghe trong giờ học, nếu có tip nào hay hơn hãy cùng chia sẻ với Horizon bạn nhé.

Tham khảo thêm về các khóa học TESOL cấp bằng của Hội Nghiên Cứu Giảng Dạy Tiếng Anh TP.HCM để nhận ngay học bổng 20% bạn nhé!

Xem thêm các bài viết khác của Horizon TESOL tại đây.

 

 

DMCA.com Protection Status