Thế nào là giao tiếp ‘mở’ và trực tiếp

Nhiều năm qua, văn hóa Mỹ luôn coi trọng tính “cởi mở” trong giao tiếp. Vì các vụ bê bối chính trị của các lãnh đạo khi cố tình lấp liếm thông tin quan trọng. “Văn hóa mở” là thành quả đấu tranh từ tàn dư của nền văn hóa khép kín ở Mỹ. Văn hóa đã thay đổi khi mọi người sẵn sàng tiết lộ những bí mật của họ.

Người nổi tiếng lẫn bình thường đều thoải mái tiết lộ những thông tin như lạm dụng thuốc, rối loạn nghiện chất, và các mối lo ngại sức khỏe tinh thần khác. Cùng với sự gia tăng chóng mặt của các chương trình truyền hình thực tế, mọi người đưa cả máy quay phim vào nhà để ghi lại cảnh sinh hoạt gia đình họ nhằm mục đích tạo giải trí cho công chúng. Sự thay đổi này thực sự đã mang lại một số mặt tích cực. Chẳng hạn, mọi người không cần che giấu tài sản thừa kế hay xu hướng tình dục của họ nữa.

Văn hóa 'mở'
Văn hóa ‘mở’
Tuy nhiên

Nhiều ý kiến cho rằng “mở” cũng cần có giới hạn. Như mọi người thường dùng từ viết tắt “TMI” nghĩa là “bội thực thông tin” (về cuộc sống riêng tư).

Thêm vào đó, luồng quan điểm về công khai bao nhiêu thông tin cá nhân là đủ còn thay đổi tùy theo từng nền văn hóa và thế hệ. Do đó, ở những lớp đặc biệt là lớp đa quốc gia, giáo viên nên dè chừng khi kì vọng học sinh tiết lộ về bản thân chúng dù học sinh ấy có đến từ nền văn hóa mở.

DỰ ĐOÁN TRƯỚC CÁC VẤN ĐỀ KHI HỌC SINH TỰ TIẾT LỘ VỀ MÌNH

1. HỌC SINH CẢM THẤY KHÔNG THOẢI MÁI

Do nhiều học sinh không thoải mái khi kể quá nhiều về chúng. Hãy xét đến việc xác lập ranh giới cá nhân và văn hóa. Tôi tốt nghiệp cách đây 20 năm khi giao tiếp “cởi mở” đang là mốt. Một giảng viên đã 2 lần lôi tôi vào văn phòng phàn nàn về “khoảng cách” trong bài của tôi. Dù lúc ấy tôi đã viết chắc tay và rất ngạc nhiên khi bị phàn nàn. Tôi nhờ cô ấy chỉ ra chỗ cụ thể và sẵn sàng sửa bất kỳ thiếu sót nào. Cô không làm mà tiếp tục kêu ca về tầm quan trọng của “khoảng cách” và tính khách quan trong các bài viết học thuật và ở bậc đại học nói chung. Cho nên tôi không tài nào hiểu được ý cổ.

Từ đó tôi biết ra cô ấy khó chịu vì tôi từ chối tham gia khóa học trị liệu. Là hội thảo về chương trình học theo vòng tròn rồi dần lái sang đời sống cá nhân. Chỉ đơn giản là tôi không thấy thoải mái khi tham gia hoạt động như vậy. Giảng viên phải dạy cả những sinh viên không thích ứng một nền văn hóa hay tính cách nào đó. Cần phải tôn trọng những giới hạn riêng tư này.

2. TẠI SAO GIÁO VIÊN NÊN CÓ KHOẢNG CÁCH VỚI HỌC SINH?

Mất đi khoảng cách cần thiết giữa thầy – trò do quá thân thiết cũng là mối lo ngại. Nếu học sinh quá cởi mở thì ranh giới tồn tại giữa học sinh và giáo viên sẽ bị mờ dần. Sở dĩ ranh giới này tồn tại là vì học sinh và giáo viên thực chất không ngang hàng. Thậm chí ngay cả khi đôi bên có cố tình rút ngắn khoảng cách đi nữa. Vì giáo viên nắm quyền định đoạt điểm số nên giữa thầy trò có sự chênh lệch về quyền hạn. Thực sự học sinh và giáo viên không phải là bạn bè, không thể thoải mái giao tiếp mà không màng hậu quả.

3. CHẤM ĐIỂM THIÊN VỊ

Giáo sư “Turner” không thích tôi vì tôi đã không tham gia vào nhóm trị liệu của cô ấy và tôi cũng không viết báo lớp theo phong cách nhật ký cá nhân như cô ấy muốn. Hẳn cô ấy không vừa ý khi cho điểm tôi.

Một tình huống hoàn toàn trái ngược vài năm sau, khi đã là giáo sư đại học, tôi đồng ý nghe một nữ sinh viên tâm sự về mối quan hệ ảnh hưởng đến điểm số trên lớp của em ấy. Sau khi không đạt điểm số như ý dù đã mở lòng, em ấy tỏ ra không hài lòng với tôi. Giáo viên chúng tôi thường là những người có lòng trắc ẩn, nên có vẻ như rất khó để phớt lờ học sinh của mình.Tuy nhiên, để đảm bảo tính khách quan trong cách chấm, những vấn đề cá nhân của học sinh nên được giải quyết với chuyên gia thì hơn.

4. TẠO RA MỘT MÔI TRƯỜNG THÙ ĐỊCH

Giao tiếp quá cởi mở có khả năng tạo ra môi trường ganh ghét cá nhân. Khóa học nhóm trị liệu của cô Turner hẳn sẽ chẳng tồn tại đến nay vì nếu không phải tôi thì một sinh viên khác cũng sẽ báo với trưởng khoa do nó tạo ra môi trường thù hằn cá nhân. Luôn phải ưu tiên môi trường học thoải mái và an toàn hơn là những thứ vừa ý giảng viên.  

TỰ TIẾT LỘ BẢN THÂN: CÁC NHIỆM VỤ VÀ CHIẾN LƯỢC CẦN CÂN NHẮC THẬN TRỌNG

1. NHẬT KÝ

Nhật ký trong học thuật không phải là nhật ký cá nhân bởi vì học sinh thường nhầm lẫn giữa 2 khái niệm này. Hầu hết chúng ta giỏi viết nhật ký cá nhân chứ không phải là nhật ký lớp học, do đó cần phân biệt cẩn thận giữa 2 loại. Nhiều bạn giấu gia đình bởi nhật ký cá nhân phản ánh đời sống riêng tư của chúng. Ngược lại, nhật ký học tập mang lại tính nghiệp vụ qua những tài liệu mà học sinh đã đọc chứ không phải là cuộc sống cá nhân. Thêm vào đó, nhật kí học tập dành cho độc giả, không giống nhật kí cá nhân mà cần giữ bí mật. Phân biệt 2 khái niệm rõ ràng và hiểu rõ một nhật ký học tập cần những gì.

Nhật ký học thuật
Nhật ký học thuật
2. CÂU CHUYỆN CÁ NHÂN

Nhiều giáo viên bắt đầu khóa học theo kiểu truyền thống là giao bài tập viết một bài tường thuật về điều gì đó quan trọng. Hầu hết chúng ta có khiếu kể về cuộc sống bản thân hay người khác. Tuy nhiên một số rủi ro có thể phát sinh như: gợi lại tổn thương và bất hòa với gia đình, bạn bè, rút ngắn khoảng cách thầy trò trong khi phải duy trì mức độ thoải mái của học sinh. Trong khi có những chủ đề phù hợp hơn để dắt tay học sinh đến môi trường học thuật như chỉ ra tương phản giữa đại học và phổ thông. Những bài tập dạng này không chỉ giới hạn mức độ thoải mái và tính khách quan mà còn giúp học sinh nhìn nhận lại cộng đồng học thuật mình đang theo học.

3. CHIẾN LƯỢC GIẢNG DẠY CỤ THỂ KHUYẾN KHÍCH SỰ GẦN GŨI

Trong những năm gần đây, việc thay đổi mô hình lớp học truyền thống (khi học sinh ngồi đối mặt với giáo viên, còn giáo viên thì đứng trước lớp và giảng bài) sang thiết kế ngồi theo vòng tròn (mỗi học sinh đều nhìn thấy nhau, giáo viên tham gia chỉ với tư cách là một thành viên trong nhóm) cũng không tránh khỏi một số vấn đề.

Có vẻ là ngộ nhận khi tin vào lợi ích của việc thay đổi chỗ ngồi như: phá vỡ mọi rào cản, khuyến khích tương tác trong lớp học hay tạo sự bình đẳng, v.v. Cứ cho là có lợi ích kể trên thì chưa chắc nó đã tích cực. Như đã nêu trước đó, rào cản tồn tại là có lý do của nó. Bởi vì mối quan hệ thầy trò ngay từ đầu đã không ngang hàng. Nếu cứ cố gạt qua điều đó thì chắc chắn sẽ gây ra hậu quả.

CỞI MỞ MANG LẠI NHIỀU LỢI ÍCH TRONG LỚP

Nếu được thực hiện tốt và không đặt nặng áp lực, phong trào này có thể khuyến khích học sinh học hỏi bởi các em cảm thấy an toàn, được là chính mình và thoải mái chia sẻ quan điểm về chương trình học mà không lo bị bắt bẻ. Tuy nhiên vượt qua những rào cản – biến tướng giao tiếp ‘mở’ có thể cấu thành môi trường giáo dục không chuyên nghiệp, thậm chí là ganh ghét giữa học sinh. Do đó, cần xem xét kĩ khi hướng đến mô hình lớp học giao tiếp ‘mở’.

Lược dịch từ You the super teacher.

DMCA.com Protection Status