LÀM THẾ NÀO ĐỂ DẠY TIẾNG ANH THẬT SỰ HIỆU QUẢ CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

Việc dạy tiếng Anh cho người mới bắt đầu học ngôn ngữ luôn là một thách thức cho những ai đã và đang muốn trở thành giáo viên. Bất kể bạn có được nền tảng nào hay mức độ kinh nghiệm bao nhiêu thì bạn vẫn sẽ liên tục gặp phải những khó khăn không lường trước trong việc giảng dạy tiếng Anh. Cũng giống với việc dạy các môn học khác, bạn sẽ nhận thấy rằng mỗi học sinh đều tiếp cận kiến thức với những cách học khác nhau. Đồng thời, tùy thuộc vào ngôn ngữ mẹ đẻ của chúng mà bạn phải chuẩn bị sẵn những phương án và tự lập cho mình kế hoạch bài giảng trước khi đến lớp cụ thể và phù hợp nhất.

Tuy vậy, bạn vẫn sẽ có thể đạt được các kỹ năng cần thiết để dạy Anh ngữ như ngôn ngữ thứ hai cho những người mới bắt đầu bằng cách bỏ túi vài mẹo nhỏ mà Horizon Tesol cung cấp dưới đây.

Phần 1: Dạy Cơ Bản

1.     Bắt đầu với bảng chữ cái và số.

Một trong số những việc đầu tiên bạn phải làm là dạy về bảng chữ cái và số. Bằng cách giới thiệu về bảng chữ cái và số, bạn sẽ tạo được một nền tảng chắc chắn cho mọi thứ khác mà học sinh của bạn sẽ học.

·        Cho học sinh học các chữ cái ở một số lượng nhất định. Bạn có thể đi từ chữ cái “a” đến chữ cái “m” trước tiên nếu bạn muốn. Hãy chắc rằng học sinh hoàn thành bảng chữ cái với một tốc độ mà cả thầy và trò đều thấy thoải mái. Quan trọng là bạn biết cách thúc đẩy việc học của học sinh mà không quá ép buộc chúng phải học quá nhiều.

·        Yêu cầu học sinh làm bài với các con số. Cũng như việc học các chữ cái, bạn có thể để học sinh học từ lúc nào và dừng lại ở đâu tùy thuộc vào khả năng của chúng. Bạn cũng có thể xem xét việc tạo một bảng tính mà học sinh có thể thực hành viết chữ và số.

·        Sử dụng thẻ ghi chú với một từ bắt đầu bằng mỗi chữ cái trong Bảng chữ cái để củng cố bài học.

·        Việc học Bảng chữ cái có thể dễ dàng hơn đối với những người nói ngôn ngữ mẹ đẻ có sử dụng bảng chữ cái tiếng Latin hoặc tiếng Anh.

2.     Dạy phát âm, đặc biệt là những âm khó.

Dạy phát âm là vô cùng quan trọng khi bạn dạy tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai. Hãy cân nhắc việc tập trung vào dạy những âm đặc biệt khó như một học sinh dùng tiếng Anh chuẩn, chẳng hạn như:

·        “TH”: cách phát âm “TH” như trong từ “theater” hay “thing” không tồn tại trong một số ngôn ngữ. Do đó, một số học sinh học tiếng Anh (ví dụ như những người có nguồn gốc ngôn ngữ La Mã hoặc Slav) tương đối khó phát âm.

·        “R”: âm “R” cũng gây khó khăn cho nhiều người học tiếng Anh vì nhiều lý do bao gồm cả việc nó được phát âm khác nhau tùy theo phương ngữ từng khu vực.

·        “L”: âm “L” cũng là một âm khó khác đối với người học tiếng Anh, đặc biệt là những người Á Đông – thì cần dành thêm nhiều thời gian cho việc phát âm âm “L”.

3.     Dạy về danh từ.

Sau khi dạy Bảng chữ cái và số, hãy chuyển sang dạy đến Danh từ. Dạy danh từ sẽ là một trong những điều dễ học nhất cho học sinh của bạn bởi vì học sinh có thể thấy mọi thứ xung quanh đều là những thứ tiềm năng để chúng học.

·        Bắt đầu với các đối tượng phổ biến trong lớp học của bạn.

·        Chuyển sang các đối tượng phổ biến trong thành phố hoặc thị trấn của bạn. Ví dụ điển hình là: xe hơi, nhà cửa, cây cối, đường xá, v.v…

·        Tiếp tục với các đồ vật mà học sinh của bạn sẽ gặp trong đời sống hàng ngày như thực phẩm, đồ điện tử, v.v…

4.     Hướng dẫn học sinh về Động từ và Tính từ.

Bước tiếp theo sau khi bạn dạy học sinh Danh từ là chuyển sang Động từ và Tính từ. Dạy động từ và tính từ sẽ là một bước tiến lớn trong quá trình học mà học sinh của bạn sẽ biết đặt những câu đầy đủ trong văn viết hoặc nói.

·        Tính từ thay đổi hoặc mô tả các từ khác. Ví dụ về tính từ bạn có thể dạy là: hoang dã, ngớ ngẩn, gặp rắc rối và dễ chịu.

·        Động từ mô tả một hành động. Ví dụ cho động từ như: nói, nói chuyện và phát âm…

·        Hãy chắc rằng học sinh của bạn hiểu được sự khác nhau giữa tính từ và động từ. Nếu học sinh của bạn không biết cách phân biệt loại từ, chúng sẽ không thể nói hoặc xây dựng câu.

·        Dành thêm thời gian cho các động từ bất quy tắc. Từ “go” là một ví dụ tuyệt vời của một trong số động từ bất quy tắc. Thì quá khứ của “go” là “went”, và quá khứ phân từ của “go” trở thành “gone”.

5.     Giải thích các thì và mạo từ.

Sau Danh từ, Động từ và Tính từ, tiếp theo bạn chuyển sang dạy về thì và mạo từ. Nếu không hiểu về cách dùng các thì cho đúng và vị trí của các mạo từ, thì học sinh của bạn sẽ không thể đặt các câu hoàn chỉnh.

·        Các thì giải thích khi có chuyện gì đó xảy ra. Bạn hãy giải thích chắc chắn cho học sinh về thì quá khứ – hiện tại – tương lai.

·        Mạo từ là những từ đi theo hỗ trợ cho danh từ. Có các mạo từ như: a, an, the.

·        Bạn cũng phải chắc rằng học sinh của mình sẽ thành thạo về các thì và mạo từ vì chúng cực kỳ quan trọng về khả năng xây dựng câu và nói đúng.

6.     Thực hành các cụm từ phổ biến.

Một cách tuyệt vời để dạy tiếng Anh là khuyến khích học sinh của bạn thực hành và sử dụng các cụm từ phổ biến. Điều này rất quan trọng vì các học sinh không hiểu nghĩa của nhiều cụm từ phổ biến nếu chỉ dựa trên nghĩa đen của chúng.

·        Bạn nên bảo học sinh lặp lại những cụm từ đó (và sử dụng chúng) cho đến khi học sinh cảm thấy thoải mái khi sử dụng chúng trong các cuộc trò chuyện.

·        Bắt đầu bằng một vài cụm từ phổ biến như: “never mind”, “no doubt” hay “make believe”.

·        Cung cấp cho học sinh của bạn một danh sách các cụm từ phổ biến để học và dùng chúng.

7.     Dạy cách xây dựng câu cơ bản.

Hướng dẫn học sinh cách xây dựng câu cơ bản

Sau khi đã dạy bảng chữ cái, động từ, v.v… và hơn thế nữa, bạn nên bắt đầu dạy học sinh xây dựng câu cơ bản. Điều này rất quan trọng vì nó sẽ cung cấp nền tảng cho khả năng viết cũng như giúp học sinh trong kỹ năng đọc. Bạn hãy dạy năm mẫu chính mà các câu trong tiếng Anh đều được xây dựng từ đó:

·        Câu với “Chủ ngữ – Động từ”: Những câu này có chủ ngữ theo sau bởi một động từ. Ví dụ: “The dog runs.”

·        Câu với “Chủ ngữ – Động từ – Đối tượng”: Những câu này có chủ ngữ đầu tiên, theo sau là một động từ, sau đó là một đối tượng. Chẳng hạn, “John eats pizza.”

·        Câu với “Chủ ngữ – Động từ – Tính từ”: Những câu này có chủ ngữ đầu tiên, một động từ và sau đó là một tính từ. Ví dụ: “The puppy is cute.”

·        Câu với “Chủ ngữ – Động từ – Trạng từ”: Những câu này có chủ ngữ, động từ và sau đó là trạng từ. Ví dụ: “The lion is there.”

·        Câu với “Chủ ngữ – Động từ – Danh từ”: Những câu này có một chủ ngữ, một động từ và kết thúc bằng một danh từ. Chẳng hạn như “Emmanuel is a philosopher.”

Phần 2: Nắm bắt các thực tiễn tốt nhất

1.  Khuyến khích học sinh nói hoàn toàn tiếng Anh trong lớp học.

Một cách tuyệt vời để tạo điều kiện học tập cho học sinh là khuyến khích học sinh tránh nói các ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh trong lớp học. Điều này nhất thiết buộc học sinh phải sử dụng kiến thức tiếng Anh và phát triển chúng nhiều hơn nữa. Việc đó cũng tạo cho giáo viên có khoảng dùng tiếng Anh để giảng dạy và cơ hội học tập cho học sinh.

·        Chiến thuật này được sử dụng tốt nhất khi học sinh đã học những điều cơ bản (câu hỏi cơ bản, lời chào, bảng chữ cái và số).

·        Khi học sinh sử dụng tiếng Anh không chính xác, hãy sử chúng theo cách phù hợp.

·        Hãy luôn luôn khích lệ học sinh.

·        Chiến thuật này sẽ hoạt động tốt theo các hướng dẫn như: “repeat after me” và/hoặc “answer me”. Chẳng hạn như bạn có thể đưa ra một câu nhận định hoặc hỏi học sinh một câu hỏi. Điều đó sẽ cho học sinh có cơ hội trả lời bằng tiếng Anh.

·        Tránh trở thành “cảnh sát điều tra ngôn ngữ”. Nếu một học sinh nào đó gặp khó khăn và phải nói chuyện bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình, thì không nên có trạng thái cảm thấy xấu hổ đối với chúng. Hãy lắng nghe sự quan tâm của họ.

2.  Cung cấp hướng dẫn bằng lời nói và bằng văn bản.

Khi giải thích một hoạt động hoặc đưa ra hướng dẫn về bài tập về nhà, bài tập trên lớp hoặc dự án, bạn luôn nên nhớ cung cấp cho học sinh cả sự hướng dẫn bằng lời nói và bằng văn bản. Việc đưa ra cả hai cách hướng dẫn như vậy cho phép học sinh của bạn nghe các từ và nhìn thấy chúng trên bản in cùng một lúc. Điều này cũng sẽ hỗ trợ trong việc liên kết từ và phát âm.

·        Hãy in các hướng dẫn cho các hoạt động và phát cho học sinh trước khi bạn giải thích một hoạt động nào đó. Nếu bạn đang giảng dạy trực tuyến, hãy gửi email hướng dẫn cho học sinh của bạn trước khi bạn giải thích cho họ qua video.

3.  Theo dõi liên tục sự tiến bộ của học sinh.

Cho dù bạn đang dạy loại bài nào hoặc hoạt động nào mà học sinh của bạn đang làm, bạn nên theo dõi quan sát chúng liên tục. Việc giám sát học sinh nhằm giúp bạn nhìn thấy được sự tiến bộ của họ và tìm hiểu xem họ có đang vật lộn với bài học đó không.

·        Nếu bạn dạy trong lớp, hãy đi bộ xung quanh và nói chuyện với học sinh để xem họ có gặp khó khăn gì hay không.

·        Nếu bạn dạy trực tuyến, hãy gửi tin nhắn hoặc email cho học viên và hỏi họ nếu họ cần giúp đỡ.

·        Hãy luôn để bản thân trong tâm thế chuẩn bị sẵn sàng càng nhiều càng tốt khi học sinh của bạn đang làm các hoạt động trong lớp hoặc các hoạt động khác.

4.  Thúc đẩy sự đa dạng của các phương thức học tập.

Dạy tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai cho người mới bắt đầu sẽ hiệu quả hơn rất nhiều khi bạn sử dụng nhiều kiểu học khác nhau. Sự đa dạng trong học tập rất quan trọng vì mỗi học sinh đều khác nhau và có cách học khác nhau.

·        Sử dụng lời nói.

·        Dựa vào văn bản.

·        Khuyến khích đọc.

·        Đề nghị lắng nghe.

·      Cố gắng thúc đẩy tất cả các phương thức học tập đồng đều như nhau.

5.  Chia bài học thành nhiều phần nhỏ.

Khi dạy người mới bắt đầu hoặc học sinh rất nhỏ, bạn hãy chia bài học thành nhiều phần trong khoảng 10 phút. Việc này sẽ giúp bạn không mất sự chú ý của học sinh. Đồng thời, sẽ đảm bảo rằng bạn không đang tải quá nhiều kiến thức đối với học sinh của bạn.

Có kế hoạch bài giảng phù hợp cho người mới bắt đầu là chiến lược vô cùng quan trọng của giáo viên

·        Bạn không cần phải cứ giữ đúng 10 phút cho một phần; bạn có thể qua thêm vài phút nếu nó sẽ hỗ trợ bài học của bạn.

·        Sau mỗi bài học nhỏ, hãy chuyển sang một dạng bài nào đó hoàn toàn khác. Điều này sẽ giúp học sinh cảm thấy mới mẻ và giữ được sự chú ý của chúng.

·        Thay đổi bài học nhỏ hàng ngày của bạn. Cố gắng kết hợp càng nhiều bài học khác nhau càng tốt để giữ được sự tập trung của học sinh và thử thách họ.

Phần 3: Làm cho việc học tiếng Anh trở nên thú vị.

1.  Sử dụng các trò chơi để củng cố chủ đề trong ngày.

Các trò chơi sẽ giúp học sinh học tiếng Anh bằng cách làm cho họ vui và buộc họ phải suy nghĩ theo những cách mới và khác nhau.

·        Hãy thử một trò chơi kiểu Jeopardy – sử dụng hệ thống điểm để khiến học sinh của bạn cạnh tranh với nhau.

·        Xem xét một trò chơi theo phong cách Family Fued nếu bạn muốn học sinh của mình làm việc theo nhóm.

·        Thử sự ghi nhớ hoặc đoán các trò chơi dựa trên thẻ flash. Ví dụ, đưa ra một thẻ flash với một gợi ý và xem liệu học sinh của bạn có thể đoán đúng câu trả lời không.

2.  Sử dụng hình ảnh để dạy ngôn ngữ.

Một cách quan trọng để dạy ngôn ngữ là sử dụng hình ảnh để xây dựng liên kết từ. Bằng cách này, học sinh sẽ tạo được sự kết nối mạnh mẽ hơn giữa các ý tưởng và từ mới mà họ đang học trong lớp của bạn. Một số công cụ như:

·        Tranh và ảnh

·        Bưu thiếp

·        Video

·        Bản đồ

·       Truyện tranh. Truyện tranh đặc biệt tốt vì hình ảnh và văn bản được ghép nối với nhau.

3.  Thúc đẩy việc sử dụng các ứng dụng công nghệ về ngôn ngữ trên thiết bị di động.

Một cách tuyệt vời để dạy tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai là tận dụng một cách triệt để những tính năng ưu việt của những ứng dụng hỗ trợ học tập Tiếng Anh. Đó là một cách tuyệt vời để củng cố những gì bạn đã dạy trong thời gian giảng dạy trên lớp, vì học sinh có thể sử dụng những ứng dụng đó để thực hành các kỹ năng ngôn ngữ của mình và để học các từ và cụm từ mới.

·        Các ứng dụng học ngôn ngữ có sẵn trên một số hệ điều hành điện thoại thông minh.

·        Có rất nhiều ứng dụng miễn phí như Duolingo.

·       Một số ứng dụng cung cấp cho nhiều học sinh có cơ hội học cùng nhau trên phần mềm ứng dụng.

4.  Sử dụng phương tiện truyền thông xã hội.

Phương tiện truyền thông xã hội là một cách tuyệt vời để dạy tiếng Anh cho người mới bắt đầu. Nó cung cấp một cơ hội tuyệt vời cho bạn dạy các cụm từ thông tục và các từ thường được sử dụng. Ngoài ra, truyền thông xã hội còn giúp cho học sinh có thể tự quan sát việc sử dụng từ và thực hành những gì họ học.

·        Hãy thử xây dựng một bài học về các thành ngữ. Trong phần này bạn có thể chọn các thành ngữ hoặc cụm từ thông dụng và giải thích chúng cho lớp của bạn.

·        Yêu cầu học sinh của bạn theo dõi các số liệu phổ biến trên Twitter và dịch các tweet của họ.

·        Bắt đầu một nhóm phương tiện truyền thông xã hội và yêu cầu học sinh chia sẻ các mẫu tin tức và giải thích hoặc dịch chúng bằng tiếng Anh.

Lược dịch từ Wikihow

Tìm hiểu thêm khóa đào tạo kỹ năng giảng dạy tiếng Anh tại đây.

DMCA.com Protection Status