LÀM SAO ĐỂ DẠY TIẾNG ANH CHO MỘT NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

Các phương tiện truyền thông sử dụng tiếng anh dần trở thành hiện tượng toàn cầu. Dù là bộ phim Hollywood mới nổi hay là một bài hát nhạc pop mới phát hành, tiếng Anh cho đến bây giờ đã là ngôn ngữ được phổ biến rộng rãi nhất xuyên suốt các luồng văn hóa trên thế giới. 

Bởi vì vậy, hầu hết những học viên ESL ít nhất cũng có tiếp xúc với tiếng Anh. Họ có thể quen với cách phát âm của ngôn ngữ với những câu chào hỏi cơ bản, và thậm chí có thể nối vài câu nói lại với nhau. Trên góc nhìn giáo dục, kiểu học sinh này được gọi là người học mới “lỗi”.

Từ trước đến nay, một người giáo viên đều phải gặp qua một người học mới hoàn toàn, người mà trước đó hoàn toàn chưa tiếp xúc với tiếng Anh. Đối với những người này, ngay cả phát âm cơ bản nhất cũng là một thử thách khó khăn. Một người học mới chân chính cần một phương pháp giảng dạy có chút khác. Cùng nhìn qua những điều cơ bản trong việc giảng dạy một người học mới hoàn toàn sau đây nhé!

Đừng vội đưa ra kết luận:

Đối với một người học mới hoàn toàn thì một người giáo viên phải biết rằng học viên đó không biết một chút gì về tiếng Anh. Nắm được nhận định này sẽ chắc chắn rằng không có gì bị lược bỏ hay bỏ qua. 

Rèn luyện và lặp lại:

Sự lặp lại là yếu tố then chốt khi học một ngôn ngữ mới. Học sinh cần phải viết hoặc phát âm một từ hay một câu nhiều lần nếu họ muốn dần quen thuộc với nó. Đối với người học mới hoàn toàn thì quá trình này có lẽ sẽ diễn ra lâu hơn so với những người đã có nhận sự quen thuộc với ngôn ngữ trước đó. 

Dùng phương pháp Phản xạ toàn thân:

Đây là một phương pháp giảng dạy được phát triển bởi giáo sư Tâm lý học James Asher. Josh Harden, một gia sư đã chia sẻ rằng: “TPR sử dụng những cử động cơ thể mà bắt chước lại cách những đứa trẻ phản hồi với ngôn ngữ. Tiền đề của phương pháp này đó là nó giảm đi mức độ ức chế và căng thẳng của học sinh trong khi học một ngôn ngữ mới”. TPR đã thành công trong việc giảng dạy học sinh ở lứa tuổi nhỏ và lớn. 

Kết hợp đạo cụ và hình ảnh:

Sử dụng đạo cụ và hình ảnh, đặc biệt là khi giảng dạy từ vừng, là vô cùng quan trọng. Nhiều học sinh thích hợp học theo trực quan. Nhiều nghiên cứu cho thấy hiệu quả học tăng nhờ vào việc học trực quan được áp dụng vào bài giảng. 

Đừng vội tiếp tục khi chưa sẵn sàng:

Tiếng Anh cũng giống như những thứ khác đều rất đáng để học. Tiếng Anh là một thứ gì đó giúp xây dựng nền tảng cho thành công. Giáo viên thường sai lầm trong việc nói qua kiến thức nhanh chóng khi dùng tài liệu. Hoặc tiếp tục qua phần mới ngay cả khi học sinh chưa nắm bắt được hoàn toàn bài học. 

Việc này dẫn đến thất bại của học sinh trong việc nắm được nền tảng cơ bản của tiếng Anh. Charlotte McCann, một giáo viên cho hay “Ngôn ngữ là môn học có những yếu tố phức tạp. Cơ bản như là chính tả, ngữ pháp và phát âm thì là những phần khó nhất. Nếu không nắm vững cái nền tảng thì rất khó có thể tưởng tượng ra một ai như vậy mà trở nên thông thạo tiếng Anh được, gần như là không với bất kì ngôn ngữ nào”. Học sinh thường cảm thấy học ngôn ngữ nhanh hơn khi họ học được kiến thức nền tảng với mức độ hiệu quả cao. Giáo viên khi tiếp xúc với người học mới hoàn toàn nên cố gắng hết sức để đảm bảo rằng học sinh của họ có một nền tảng vững chắc trước khi có thể tiếp tục dạy những thứ khác. 

Kết hợp những bài tập đối thoại:

Học sinh mà học ngôn ngữ thông qua học viết thì thường gặp khó khăn trong giao tiếp. Khả năng nói ngôn ngữ đó và khả năng nghe hiểu hội thoại của họ thường cũng yếu. Khuyến khích học sinh của bạn nghe đoạn, câu hỏi hay mệnh lệnh và cho họ trả lời. Từ đó tạo được sự tự tin trong giao tiếp cũng như là tăng khả năng nghe hiểu hội thoại. 

Luôn luôn dựa trên những gì mà họ biết:

Như đã nói ở trên, tiếng Anh là một quá trình nơi mà mỗi một thông tin mới sẽ được xây dựng dựa trên một chút hiểu biết sẵn có. Các bài học nên có một mức độ liên kết cao và có sự liên quan đến bài học trước. Đây là cách hầu hết các môn học được giảng dạy. Tuy nhiên tiếc là với lĩnh vực nghiên cứu về ngôn ngữ thì không phải luôn luôn là vậy. 

Cho bài tập với hướng dẫn rõ ràng:

Để học sinh học tập bên ngoài lớp học luôn là một thử thách đúng nghĩa. Điều đó cũng không khiến việc này dễ hơn khi giáo viên hướng dẫn làm bài tập quá phức tạp. Hay không đủ rõ ràng và đủ đơn giản cho học sinh kém nhất hiểu được chúng về cái gì. Cần phải đặt sự chú ý lên việc phát triển các tài liệu bài tập về nhà. 

Cung cấp thẻ từ vựng:

Học sinh ở nhiều thế hệ đều dùng thẻ từ vựng để giúp học tốt hơn. Chúng là một công cụ học tập và luyện tập tuyệt vời. Đồng thời là một cách hiệu quả để giải quyết việc ghi nhớ từ vựng. Một người giáo viên thậm chí có thể giao cho các học sinh tự làm thẻ học tập cho riêng mình như là một bài tập về nhà. 


Kết luận:

Học một ngôn ngữ đối với người học mới hoàn toàn có thể là vô cùng khó khăn. Không giống với những ngôn ngữ khác, chẳng hạn như là ngôn ngữ tình cảm, tiếng Anh có những điểm ngữ pháp mà không theo bất kì mẫu hay cấu trúc nào. Bởi vì vậy, nhiều học sinh phải trải qua thời gian khó khăn trong khi học ngôn ngữ này. Bằng cách làm theo những mẹo trên, người giáo viên ESL có thể chắc chắn rằng những học sinh mới hoàn toàn của họ có những công cụ cần thiết cho sự thành công.

Lược dịch từ EFLMagazine bởi Lan Vy.

DMCA.com Protection Status