Học sinh nên tham gia một cách tích cực nhất cũng như hoàn toàn chủ động trong quá hình học. Nhưng chính bạn – giáo viên – phải là người thúc giục các em. Vậy làm sao để khiến học sinh tham gia năng nổ khi học những nội dung tẻ nhạt như câu bị động? Câu trả lời là phải hành động!
Dưới đây là một trong những phương pháp hay nhất để dạy câu bị động: Dạy câu bị động nhưng tiếp cận chủ động
1. Thực hiện hành động!
Bạn đứng trước lớp và thả một cây bút xuống sàn. Sau đó hãy hỏi học sinh chuyện gì đã xảy ra. Các em sẽ đặt câu bắt đầu bằng tên của bạn. Ví dụ như “Ms. Rodriguez dropped a pen on the floor.” (Cô Rodriguez làm rơi một cây viết xuống sàn). Tiếp theo đó, bạn hãy viết câu này lên trên bảng và yêu cầu các em chỉ ra chủ ngữ và động từ của câu.
2. Lặp lại hành động – Giới thiệu câu bị động
Một lần nữa, hãy thả cây bút xuống sàn nhà. Bạn sẽ đặt câu bắt đầu bằng “The pen”(Cây bút) để miêu tả về chuyện vừa xảy ra. Sau đó, viết câu lên bảng: “The pen was dropped on the floor.” (Cây bút bị rơi xuống sàn). Tiếp theo bạn hãy yêu cầu các em xác định lại chủ ngữ và động từ của câu.
3. So sánh hai câu mẫu.
Đầu tiên, bạn hãy chỉ vào câu thứ nhất và hỏi các em rằng có phải chủ thể đang thực hiện hành động không?Hãy đảm bảo các em hiểu chủ thể đang ở dạng chủ động và chịu trách nhiệm thực hiện hành động đó. Tiếp theo đó, bạn hãy chỉ vào câu thứ hai và hỏi lại các em có phải chủ thể đang thực hiện hành động không?
Lần này thì khác, bạn phải chắc chắn học sinh hiểu chủ thể đang ở dạng bị động và chịu tác động bởi đối tượng khác. Cuối cùng, hãy so sánh hai động từ ở hai câu mẫu. Hỏi xem học sinh có thấy rằng câu đầu tiên sử dụng thì quá khứ đơn cho động từ chính; còn câu thứ hai động từ được chia ở thể quá khứ phân từ.
4. Cho ví dụ với động từ to be “were”
Lần này bạn hãy thả cùng một lúc nhiều cây bút xuống sàn. Sau đó, bạn hãy nói các em đặt câu bắt đầu với “The pens”(Nhiều cây bút).
Hãy xem thử các em có biết thay đổi động từ to be “was” thành “were” hay không.
5. Luyện tập câu bị động với nhiều ví dụ hơn
Thực hiện thêm nhiều hành động khác và khuyến khích các em đặt câu bị động:
Ví dụ như:
Books were put under a chair. (Những quyển sách được đặt ở dưới ghế)
A book was closed. (Một quyển sách đã được đóng lại)
Some words were written on the board. (Có vài từ được viết trên bảng)
Cho vừa đủ các ví dụ để các em thấy thoải mái trong việc sử dụng thì quá khứ đơn ở dạng bị động.
6. Luyện tập thể bị động với các câu phủ định.
Tiếp tục thực hiện những hành động khác trong lớp. Tuy nhiên, lần này bạn hãy thử thách học sinh bằng cách bảo các em đặt câu phủ định dựa trên câu khẳng định. Ví dụ:
Teacher drops some papers on the floor. (Giáo viên làm rơi những tờ giấy xuống sàn)
S: Pens weren’t dropped on the floor. Papers were dropped.
(Học sinh: Không phải những cây bút mà là những tờ giấy đã bị làm rơi xuống sàn)
Teacher closes a door. (Giáo viên đóng cửa lại)
S: A window wasn’t closed. A door was closed.
(Học sinh: Cửa sổ không được đóng nhưng cửa chính thì đã được đóng lại.)
7. Luyện tập câu hỏi thể bị động
Thực hiện những hành động khác và yêu cầu các em đặt câu hỏi: Teacher opens a window. (Giáo viên mở cửa sổ)
S: Was the dictionary opened? What was (just) opened?
(Học sinh: Quyển từ điển đã được mở rồi phải không? Cái gì (vừa) được mở vậy?)
8. Thảo luận: Đưa câu bị động vào thực tế
Yêu cầu học sinh suy nghĩ về những điều mà chính phủ đã làm cho người dân. Ví dụ như “Streets were repaired. A new hospital was opened. The park benches were painted. Trees were planted, etc.” (Đường phố đã được sửa chữa. Một bệnh viện mới đã được mở. Các băng ghế công viên đã được sơn. Cây cối đã được trồng, v.v..)
Thanh Tuyền lược dịch từ Busy Teacher
Tham khảo các khóa học tại đây.