Việc duy trì cảm hứng học tập của học sinh trong các lớp học online là một thách thức lớn. Vì khi học online, học sinh sẽ không nhận được sự hỗ trợ trực tiếp từ giáo viên cũng như từ bạn bè trong lớp. Mặt khác, dạy học trực tuyến cũng là một cơ hội lý tưởng giúp giáo viên thực hành các phương pháp giảng dạy khác nhau, học hỏi nhiều điều mới mẻ từ đồng nghiệp, cũng như giúp học sinh tự lập hơn. Để làm được những điều như vậy, hãy cùng khám phá một số phương pháp khác nhau sau đây mà bạn có thể áp dụng để giúp học sinh tập trung hơn, hứng thú hơn trong quá trình học tập.
1. Lý do học sinh thiếu cảm hứng
- Trong lớp học trực tiếp, giáo viên có thể ứng phó với các vấn đề một cách nhanh chóng, giúp học sinh đi đúng hướng và dễ dàng đưa ra chỉ dẫn mỗi khi học sinh cần được giúp đỡ. Khi học online, việc quản lý lớp học trở nên khó khăn và tốn thời gian hơn rất nhiều.
- Giáo viên không phải là những người duy nhất cần thời gian để làm quen với việc dạy học online, học sinh cũng cảm thấy rất lạ lẫm khi phải học trực tuyến. Ngoài những kỹ năng về máy tính, học sinh cũng phải học cách tương tác hiệu quả với mọi người trong lớp học và việc này thì mang lại rất nhiều khó khăn.
- Những vấn đề về kỹ thuật phát sinh trong tiết học hoặc trong quá trình nộp bài tập có thể khiến mọi người khó chịu.
- Các em nhỏ khi học online có thể không nhận được đầy đủ những sự chỉ dẫn cần thiết. Điều này có thể là do bố mẹ các bé không có thời gian cũng như những kỹ năng máy tính cần thiết. Học sinh sẽ phải tự làm mọi việc và tìm ra giải pháp cho riêng mình, điều này làm tốn nhiều thời gian và khiến các bé nản chí, mất cảm hứng khi học.
- Nếu học sinh của bạn bị buộc phải học trực tuyến vì một vài lý do khách quan (ví dụ như do đại dịch Covid-19 hoặc do những lý do bệnh tật khác), việc này có thể khiến học sinh bị stress và mất cảm hứng khi học.
- Nếu bạn không quen với việc dạy học online, bạn phải học cách để dạy online hiệu quả. Nhiều học sinh không nhận ra và đồng cảm với bạn. Chẳng hạn như khi bạn phải thiết kế và tổ chức lại bài giảng theo hướng trực tuyến. Tuy nhiên học sinh lại không mong đợi những thay đổi này, điều này có thể khiến học sinh bị mất hứng thú khi học.
2. Những ý tưởng giúp truyền cảm hứng cho người học.
- Hỏi han về những suy nghĩ, nhận xét của học sinh; điều này giúp các em cảm thấy hứng thú hơn khi học. Tùy thuộc vào độ tuổi và trình độ của học sinh; bạn có thể hỏi các em về những ý tưởng để tổ chức các hoạt động, hoặc bình chọn ra bài học yêu thích nhất và đề xuất phương pháp giảng dạy cho các bài học tiếp theo.
- Đa dạng các bài giảng và sử dụng ba hoặc bốn cấu trúc bài giảng khác nhau. Ví dụ, bạn có thể sử dụng phương pháp tiếp cận ngược bằng cách yêu cầu học sinh đọc một đoạn văn bản tiếng Anh trước ở nhà, sau đó nhấn mạnh khả năng hiểu và ngôn ngữ của các em ở trên lớp. Hoặc bạn cũng có thể yêu cầu học sinh làm một dự án theo nhóm nhỏ, dựa trên đề tài của bài học. Đối với những học viên lớn hơn, hãy thử giao nhiệm vụ dạy kèm những học sinh khác cho họ.
- Chia nhỏ bài giảng ra thành các phần. Bằng cách này; nếu chẳng may có trục trặc kỹ thuật nào đó; bạn vẫn có thể hoàn thành phần còn lại sau đó vào hôm khác; hoặc giao phần đó cho học sinh về nhà làm.
- Hãy giữ khiếu hài hước của bạn. Bạn không thể làm đúng mọi thứ và điều này là hoàn toàn bình thường. Hãy cười và tiếp tục việc đang làm để truyền cảm hứng.
- Phân công vai trò và trách nhiệm: Tùy thuộc vào độ tuổi và trình độ của người học; bạn có thể giao cho học sinh của bạn phụ trách các nhiệm vụ như là trưởng nhóm; thư ký hoặc là một “mute master”, là người đảm bảo mọi người giữ chế độ im lặng trong quá trình bạn giảng dạy online.
- Quan tâm đến bài tập về nhà cũng như những bình luận của học sinh. Giúp học sinh cảm thấy mình đặc biệt trong lớp học.
- Hãy kết nối với học sinh bằng nhiều phương tiện khác nhau. Đừng chỉ dùng những phương tiện kết nối, gặp gỡ đồng bộ; thêm vào đó hãy thử những ứng dụng kết nối riêng như WhatsApp và Email.
3. Khắc phục sự cố và chuẩn bị
- An toàn là trên hết: Khi chuẩn bị một bài giảng online; hãy xem xét tất cả các nguy cơ đối với người học. Luôn đọc nhận xét về những công cụ mà bạn định sử dụng trong giảng dạy; và xem xét các tính năng an toàn và bảo mật.
- Luyện tập, luyện tập và luyện tập: Bạn càng thử nghiệm nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau; thì bạn càng trở nên giỏi hơn. Tập dợt bài giảng với bạn bè; và người thân cũng là một cách tốt để luyện tập cách truyền cảm hứng.
- Chuẩn bị trước cho trường hợp trục trặc về kỹ thuật. Luôn có một kế hoạch dự phòng. Có thể là một bài tập về nhà; hoặc một bài tập mà bạn có thể gửi cho học sinh thông qua WhatsApp; email hoặc SMS.
- Đối phó với những học sinh cứng đầu: Học sinh có nhiều cách khác nhau để đối phó với stress; một vài học sinh sẽ thường xuyên làm gián đoạn bài giảng. Để giảm bớt điều này, hãy đưa ra những chỉ dẫn; và luật lệ rõ ràng và yêu cầu học sinh phải chấp nhận những quy tắc này. Nếu những học sinh này vẫn tiếp tục tái phạm; hãy nói chuyện riêng và tìm ra cách để hỗ trợ những em đó.
- Nhóm hỗ trợ: Hãy tham gia vào các cộng đồng giảng dạy online (ví dụ như British Council Teacher Community trên facebook); hoặc bạn cũng có thể tự tạo một group gồm những giáo viên trong trường của bạn. Sử dụng group này để trao đổi ý tưởng dạy học và giáo trình, cũng như hỗ trợ về tinh thần và cảm hứng lẫn nhau. Bạn cũng có thể hẹn các giáo viên khác các cuộc trò chuyện online vào thời gian giải lao.
Thu Hằng lược dịch từ Teaching English
Tham khảo các khóa học tại đây.