8 hoạt động giúp cải thiện kỹ năng nghe

Nghe là phương tiện giúp mọi người hiểu và giao tiếp với nhau; do đó nó là một kỹ năng cực kỳ quan trọng đối với tất cả những ai học ngoại ngữ.

Nếu học sinh gặp khó khăn và không thể nghe thông tin một cách kĩ càng; các em sẽ dễ dàng để lỡ mất những tương tác quan trọng ở trong và ngoài lớp học.

Mọi người thường nghĩ rằng việc nghe theo những chỉ dẫn là rất tẻ nhạt và đây là một quá trình thụ động; mọi người chỉ cần ngồi và nghe. Tuy nhiên, dạy nghe không nhất thiết phải đồng nghĩa với sự nhàm chán! Có rất nhiều cách để giúp cho bài học trở lên thú vị và có tính tương tác cao hơn.

Hãy thử 8 hoạt động sau đây để cải thiện kỹ năng nghe cho học sinh

Avatar

Blog âm thanh

Sử dụng một website miễn phí nào đó (ví dụ như Voice Thread) và cho học sinh ghi âm lại nhật ký một tuần của họ. Khuyến khích học sinh chia sẻ về những chủ đề xung quanh cuộc sống. Hoặc những vấn đề thú vị (ví dụ như Bạn sẽ làm gì nếu có một triệu dollar?, Miêu tả kỳ nghỉ tuyệt nhất của bạn…); để khuyến khích các em luyện nói.

Hoạt động này cũng tương tự như viết blog, nhưng thay vì viết học sinh sẽ phải Nói. Thậm chí là nếu trường của bạn không có máy tính và tai nghe hay bất kỳ thiết bị ghi âm gì; với VoiceThread, học sinh có thể sử dụng điện thoại để ghi âm lại blog của riêng mình.
Bạn có thể giao cho học sinh nghe những bản ghi âm khác và để lại comment. Bằng cách nghe ghi âm và đưa ra nhận xét lẫn nhau; bạn đang xây dựng một môi trường học tập tích cực và có tính hợp tác cao; đồng thời cũng giúp học sinh cải thiện kỹ năng nghe của mình.

Nghe những cụm từ ẩn

Một hoạt động thú vị khác dành cho cả lớp là cho các học sinh bắt cặp lại với nhau và đưa cho mỗi cặp một cụm từ đơn giản như “I love soccer,” hoặc “My father works a lot;”…

Để thử thách học sinh, hãy đưa ra những cụm từ không rõ nghĩa; ví dụ như “John does yoga every Saturday”; hoặc “I saw a UFO in my yard last night.” Học sinh sau đó sẽ phải phát triển câu đó thành một đoạn hội thoại với nhóm của mình; trong đó có sử dụng câu được đề cập trước đó.

Học sinh có thể ghi lại đoạn hội thoại nếu họ thích, nhưng sẽ có giới hạn về thời gian chuẩn bị (5-10 phút). Sau khi chuẩn bị xong đoạn hội thoại, các bé sẽ phải đọc đoạn hội thoại đó trước lớp. Những học sinh còn lại sẽ phải cẩn thận nghe xem từ hoặc cụm từ nào có vẻ thừa ra và cẩn thận tìm ra vị trí của câu bí mật.

Nếu mỗi học sinh đều có một tấm bảng, hãy yêu cầu các em viết câu đó xuống. Sau khi câu chuyện kết thúc, các em sẽ giơ bảng lên. Nếu học sinh đội khác tìm được đúng câu bí mật, học sinh đó sẽ giành được một điểm. Nếu không ai tìm ra được câu bí mật, đội nghĩ ra đoạn hội thoại đó sẽ nhận được 1 điểm.

khởi động

Nghe và tìm từ

Một cách hay để giúp học sinh luyện kĩ năng nghe là tận dụng những phương tiện văn hóa đại chúng. Sử dụng những bài hát, chương trình truyền hình; hoặc thậm chí là podcast để giúp học sinh rèn luyện kĩ năng nghe. Bạn hãy đưa những hoạt động này lên một tầm cao mới bằng cách giao thêm các nhiệm vụ cho học sinh; trong khi các bé nghe nhạc hoặc xem phim. Bạn có thể làm vậy bằng cách yêu cầu các bé nghe và xác định tần suất xuất hiện của một số từ nhất định. Hoạt động này đặc biệt hữu dụng đối với những từ rút gọn như là gonna, wanna, hafta.

Theo dõi nhiều loại phương tiện truyền thông là một cách tốt để học thêm những từ vựng lạ. Khuyến khích học sinh ghi lại những từ mà các em chưa từng nghe qua.

Khi xem các chương trình tiếng Anh không có phụ đề hoặc lời nhạc; học sinh sẽ phải dựa hoàn toàn vào những âm nghe mà các bé nghe được để đoán xem những từ mới được viết như thế nào. Bạn cũng nên khuyến khích học sinh viết những từ văn cảnh xung quanh xuống để giúp các bé dễ dàng giải mã những từ đó. Thêm vào đó nhắc các bé ghi chú lại thời điểm xuất hiện của các từ vựng đó; để các bé có thể dễ dàng tua lại để nghe. Đây là những kỹ năng quan trọng mà học sinh cần phải đạt được vì nó cũng có thể được áp dụng ở ngoài lớp học.

Những câu đố được thiết kế bởi học sinh.

Nếu học sinh học ở phòng máy hoặc nếu các em có một chiếc iPad hay iPhone. Hãy giao cho mỗi học sinh một đoạn hội thoại, một bài giảng hoặc một bài hát để nghe. Những tài liệu này có thể dễ dàng được tìm thấy ở trên những website luyện nghe miễn phí. Yêu cầu học sinh nghe một bài giảng nào đó nhiều lần. Sau đó bảo các em tự tạo ra những câu đố để thử thách những học sinh khác. Học sinh rất thích được đóng vai giáo viên để tạo ra các câu đố, câu hỏi. Các em sẽ cần một khả năng nghe tốt để có thể đặt những câu hỏi chính xác.

Miêu tả…

Chia học sinh thành các cặp và cho các em ngồi tựa lưng vào nhau. Đưa cho một học sinh trong mỗi cặp một bức tranh với nhiều hình thù đơn giản được vẽ trên đó. Sở thích của tôi là vẽ những bức tranh của riêng mình với những hình thù được vẽ ngẫu nhiên như:

Hình trái tim
Những bông hoa
Những ngôi sao
Những ngôi nhà
Hình que

Sắp xếp những hình trên vào những vị trí và hướng khác nhau, thêm những chi tiết khác nếu thích. Phát cho học sinh còn lại trong đội một mảnh giấy trắng. Học sinh cầm bức tranh phải chỉ dẫn học sinh còn lại cách để vẽ bức tranh. Phải đảm bảo là không có hành vi gian lận hoặc nhìn trộm nào. Sau khi vẽ xong, đổi những bức tranh giữa các đội và cho các học sinh trong đội đổi vai trò với nhau. Khi tất cả học sinh đều đã vẽ một lần, đội nào có những bức tranh giống nhau nhất sẽ thắng.

analyse

Đặt người nổi tiếng vào đúng vị trí của họ.

Trò chơi này cũng tương tự như trò chơi miêu tả bức tranh, tuy nhiên không ai phải vẽ trong trò chơi này. Đưa học sinh một bảng có chứa tên của nhiều người nổi tiếng khác nhau. Việc này có thể dễ dàng được thực hiện bằng cách tạo một bảng bằng chương trình soạn thảovà copy những hình ảnh của những người nổi tiếng. Hãy tạo nhiều mẫu khác nhau với hình ảnh của những người nổi tiếng ở các không gian khác.

Nếu học sinh không biết tất cả những người nổi tiếng thì cũng không sao; thậm chí là nếu các bé không biết thì còn tốt hơn là đằng khác. Nếu không biết, các bé sẽ phải miêu tả đặc điểm ngoại hình chứ không chỉ là nói tên người nổi tiếng ra nữa. In một bảng ô trống thứ hai với những bức ảnh của người nổi tiếng được cắt riêng ra chứ không dính vào bảng kẻ ô.

Học sinh phải ngồi tựa lưng vào nhau và được hướng dẫn là không được nhìn trộm hoặc gian lận. Học sinh với tấm bảng có sẵn hình của những người nổi tiếng sẽ phải hướng dẫn học sinh còn lại cách để dán những người nổi tiếng vào đúng vị trí. Ví dụ, học sinh đầu tiên có thể nói “Bức ảnh của Brad Pitt nằm ở ô vuông đầu tiên, và bức ảnh của Angelina nằm ở ô vuông phía dưới Brad Pitt.” Sẽ hữu ích nếu bạn dạy trước những từ vựng như “columns” (cột) và “rows” (hàng).

Đứng lên/ ngồi xuống

Khi bạn muốn tập trung vào một âm nhất định nào đó, hãy đưa cho học sinh của bạn âm đó và đọc to một đoạn văn trong đó chứa nhiều âm cần học lên. Ví dụ, nếu bạn muốn luyện âm /ae/ cho học sinh (ví dụ như trong từ “cat,” “hat,” etc…, Bạn có thể đọc theo kịch bản sau đây.

“Yesterday, my cat ate a plastic toy and swallowed it fast.” Khi học sinh nghe được âm /ae/ lần đầu tiên (cat), các em phải đứng dậy. Khi mà các bé nghe được âm đó lần tiếp theo (plastic) thì các bé phải ngồi xuống. Đọc chậm để cho học sinh có đủ thời gian để đứng lên hoặc ngồi xuống. Hoạt động này vô cùng hữu ích vì nó giúp học sinh giải tỏa những năng lượng dư thừa.

Phân biệt nguyên âm

Một hoạt động thú vị khác khi bạn muốn học sinh luyện tập một số nguyên âm nhất định là đưa học sinh 2 tấm thẻ ghi chú với màu khác nhau (ví dụ một thẻ đỏ và một thẻ xanh). Để bắt đầu trò chơi; hắn gắn một nguyên âm với thẻ màu đỏ (ví dụ âm /ae/ trong “bat”);  và một nguyên âm với thẻ màu xanh (ví dụ /ei/ trong “bay”). Khi bạn đọc một từ, học sinh sẽ phải giơ tấm thẻ của mình lên sao cho trùng với màu đã định sẵn từ trước.

Để trò chơi thêm phần phức tạp, phát cho mỗi học sinh một loạt các tấm thẻ màu sắc và gắn chúng với các nguyên âm khác nhau. Hoặc bạn cũng có thể đưa cho mỗi học sinh nhiều thẻ màu sắc và sau đó đọc một câu gồm nhiều từ, mỗi từ sẽ thể hiện một nguyên âm khác nhau. Học sinh sẽ phải xếp những tấm thẻ theo đúng thứ tự chúng được đọc.

Học sinh tham gia vào hoạt động luyện nghe mỗi ngày, chính vì thế mỗi học sinh đều cần tiếp tục phát triển kỹ năng nghe của mình.
Nếu bạn giúp học sinh của mình tham gia vào các hoạt động luyện nghe vui nhộn và thú vị, bạn sẽ góp phần giúp tạo động lực cho các bé luyện nghe nhiều hơn; đồng thời giúp các em biết cách nắm bắt những cơ hội xung quanh mình.

Bạn thường giúp học sinh của mình có hứng thú hơn khi luyện nghe bằng cách nào?

Lược dịch từ eslkidstuff bởi Phạm Hằng.

Tham khảo về các khóa học TESOL tại đây.

DMCA.com Protection Status