5 hoạt động để học Tiếng Anh qua phim

Mục đích của những hoạt động dưới đây là để học sinh sử dụng Tiếng Anh một cách tự nhiên. Hãy chọn một bộ phim để gây được sự hứng thú và tham gia của học sinh.

Đóng vai

Hoạt động này sẽ giúp học sinh tỉnh táo và thoải mái khi nói Tiếng Anh một cách vui và thư giãn. 

Cả lớp có thể xem một đoạn phim dài tầm 30 đến 40 phút. Điều này thì tùy thuộc vào nội dung bài học, trình độ học viên và độ dài buổi học. Sau đó, thông báo với học sinh rằng chúng sẽ diễn trước lớp. Học sinh có thể làm theo nhóm nếu có nhiều vai. 

Có nhiều cách khác nhau để thực hiện hoạt động này. Giao viên có thể đưa cho học sinh một khoảng thời gian để luyện tập mà không được ghi xuống. Hoặc là bạn có thể không cho thời gian luyện tập để xem khả năng ứng biến của chúng. Tuy nhiên cái này chỉ áp dụng với những học sinh có trình độ cao hoặc tự tin.

Một cách khác đó là cho phép sinh viên chuẩn bị một kịch bản trước khi bắt đầu thực hành, hoặc thậm chí in một đoạn trích của kịch bản để chúng sử dụng. Sau một khoảng thời gian tập luyện, học sinh sẽ biểu diễn cho nhau.

Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Đoán những tình tiết sắp tới

Học sinh sẽ sử dụng năng lực loại trừ và quan sát để đoán phần tiếp theo của bộ phim. Hoạt động này sẽ hiệu quả hơn nếu như học sinh chưa từng xem bộ phim ấy bao giờ. Nhưng mà nếu chúng đã xem thì bạn có thể sử dụng hoạt động này để kiểm tra trí nhớ của chúng.

Giáo viên có thẻ tạo ra các câu trả lời trắc nghiệm. Hoặc để học sinh đưa ra ý tưởng của riêng mình. Phát một đoạn phim ngắn (2 phút) , sau đó nhấn tạm dừng. Yêu cầu học sinh đoán những gì sẽ xảy ra theo các đội, nhóm hoặc cá nhân. Mở phần tiếp theo để xem có ai đúng không. Lặp lại bằng nhiều clip khác nhau của phim hoặc tiếp tục với các clip liên tiếp.

Câu hỏi về nhân vật và đóng vai

Mục đích của hoạt động này đó là giúp học sinh hiểu được tâm lý nhân vật. Và hiểu được cách ứng xử của nhân vật qua mỗi bối cảnh. Đây là một cách hay để thực hiện các đoạn hội thoại và luyện ngữ điệu của mình. 

Trước mỗi bộ phim, mỗi nhân vật cùng bảng câu hỏi được giao cho một học sinh. Học sinh sẽ dùng những câu trả lời để xác định tính cách nhân vật và cách ứng xử của nhân vật.

Miêu tả một địa điểm

Miêu tả một địa điểm

Đây là một cách tuyệt vời để rèn luyện năng lực quan sát và miêu tả bằng miệng của học sinh. Sau khi vừa xem một cảnh phim, bạn có thể yêu cầu học sinh miêu tả về một địa điểm, càng chi tiết càng tốt. Có thể đó là con đường, một căn phòng hoặc là bên ngoài của một cung điện. Hãy sử dụng hoạt động này với một nhóm học sinh. Nhóm nào viết được nhiều nhất thì nhóm ấy thắng. 

Một cách khác cho hoạt động này đó là yêu cầu học sinh vẽ lại cảnh đó. Sau đó học sinh sẽ miêu tả về những thứ mình vẽ.

Kết thay thế

Ở hoạt động này, học sinh được khuyến khích luyện tập kỹ năng viết truyện. Học sinh có thể sử dụng thì hiện tại hoặc quá khứ để viết, phù thuộc vào bài học của mình. Đừng lo nếu một vài học sinh đã xem phim rồi, khi biết được kết thúc, chúng sẽ tăng khả năng tưởng tượng. Hãy nhớ rằng, đừng quá trông đợi học sinh sẽ viết một kết thúc thật tốt cho một bộ phim.

Tập thử một đoạn phim, có thể dài hoặc ngắn và có thể từ bất kỳ đoạn trong một bộ phim. Sau đó, chia học sinh thành từng nhóm nhỏ để tạo nên một cái kết mới cho bộ phim. Học sinh có thể viết xuống và thêm hình ảnh nếu muốn. Cuối cùng, các nhóm sẽ lên đọc kết thúc thay thế. Cho điểm cao những ý tưởng hoang dã nhất, kỳ dị nhất!

Nói chung, phim ảnh là một công cụ vô giá để dạy một chủ đề trong khi thu hút sự chú ý và thích thú của học viên. Vì vậy, đừng sợ sử dụng chúng!

Bạn có tất cả các công cụ bạn cần để thực hiện hoạt động này. Hãy tận hưởng nó!

Lược dịch từ Fluentu.com

Tham khảo thêm khóa học giảng dạy Tiếng Anh tại đây.

DMCA.com Protection Status