Các dịch giả thường là lực lượng tình báo nòng cốt dễ bị lãng quên trong thời chiến. Vai trò của họ đã phát triển một cách mạnh mẽ trong thế kỷ XX và XXI và ngày càng trở nên quan trọng trong bối cảnh thế giới đang bước vào giai đoạn toàn cầu hóa. Đồng thời, họ phải đối mặt với nhiều thách thức từ khủng bố và các quan hệ quốc tế phức tạp. Ngày nay, chúng ta cần kỹ năng của họ hơn bao giờ hết, nhưng nguồn gốc của biên dịch viên trong chiến tranh còn sâu xa hơn những gì mà chúng ta có thể tưởng tượng.
1. Thời kỳ đồ đá
Câu chuyện về con người chúng ta hầu hết đều liên quan đến chiến tranh và các cuộc chinh phạt. Từ những động thái sớm nhất của người dân Châu Phi, con người đã gây chiến để mở rộng bờ cõi và đoạt lấy các quyền lực thống trị xã hội. Tại thời điểm đó thì con người đã biết sử dụng binh lính, thủy thủ biết ngôn ngữ của kẻ thù. Nhờ vậy mà họ có thể nhìn thấu được chiến lược cũng như vị trí của các vùng lãnh thổ (hoặc biển) và gặt hái được những lợi thế trong trận chiến.
2. Cuộc chinh phạt người Tây Ban Nha của dân Aztecs
Một ví dụ đáng chú ý trong việc dùng dịch giả bản địa được ghi lại trong sử sách chính là trong thời kì chinh phạt người Tây Ban Nha của đế chế Aztec. Năm 1519 khi Hernán Cortés cập bến Mexico với binh lính Tây Ban Nha. Đối mặt với hơn một ngôn ngữ bản địa, kẻ thông minh như Cortés quyết định tận dụng kỹ năng dịch của người phụ nữ bản địa, Malintzin, để giúp ông ấy liên minh với những nhóm cầm quyền tại Aztec. Cô ấy nhanh chóng học được tiếng Tây Ban Nha và dịch các ngôn ngữ giữa tiếng Tây Ban Nha, Chontal Maya và tiếng Náhuatl. Malintzin cũng dạy cho Cortés về văn hóa Aztec và giúp ông ấy đánh bại quân lực của Aztec. Cô ấy thậm chí còn cảnh báo cho ông ấy về kế hoạch ám sát ông. Cuối cùng, cô ấy trở thành phiên dịch viên thân cận của Cortés, đồng thời trở thành phu nhân của ông.
3. Sự thống trị của Đế quốc Anh tại New Zealand
Các dịch giả cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc đàm phán hiệp ước. Một ví dụ điển hình diễn ra vào năm 1840 khi chính phủ Anh đồng thuận một hiệp ước với lãnh tụ của New Zealand – Maori. Vị lãnh tụ này muốn Anh Quốc bảo vệ khỏi những kẻ bị kết án bất hợp pháp, các thương nhân và các thủy thủ đang khủng bố làng mạc của họ. Hiệp ước Waitangi được lập ra để củng cố những thỏa thuận, nêu rõ những gì cả hai bên có thể mong đợi. Nhưng có hai bản của hiệp ước, một bản viết bằng tiếng Anh và bản còn lại viết bằng tiếng Maori.
Phiên bản tiếng Anh cho biết người Maori phải nghe lệnh Nữ hoàng Anh một cách tuyệt đối và không bảo lưu tất cả các quyền và sức mạnh Chủ quyền” (nghĩa là, New Zealand sẽ trở thành một phần của Đế quốc Anh). Nhưng phiên bản tiếng Maori được dịch bởi một nhà truyền giáo người Anh. Bản dịch nói rằng người Maori sẽ giữ chủ quyền của họ nhưng bị người Anh cai trị. Nói cách khác, người Maori nghĩ rằng họ đang đạt được hệ thống luật pháp của Anh trong khi vẫn giữ quyền tự trị. Các vấn đề xung quanh ý nghĩa của hiệp ước này vẫn đang được giải quyết cho đến ngày nay.
4. Chiến tranh Thế giới thứ Nhất
Một khía cạnh thường bị lãng quên của Thế chiến 1 là vai trò quan trọng của người lao động và biên dịch viên Trung Quốc trong việc duy trì lực lượng đồng minh tiếp tục hoạt động khi nguồn lực cạn kiệt. Với tỷ lệ thương vong cao trên tất cả các mặt trận, quân số đồng minh đã cạn kiệt và Trung Quốc đã đáp lại lời kêu gọi tăng viện trợ thêm lực lượng. Từ việc đào chiến hào và sửa xe tăng ở Mặt trận phía Tây đến duy trì nguồn cung cấp nước cho những người lính chiến đấu với Đế chế Ottoman ở Iraq, những người lao động Trung Quốc đã bù đắp cho nguồn lực ngày càng cạn kiệt của những người đàn ông có thân hình cường tráng.
Những người ở lại Châu Âu sau khi chiến tranh kết thúc đã tiến hành phục dựng lại thành phố bị tàn phá bởi chiến tranh và dần hình thành những hình thái cơ bản đầu tiên của cộng đồng người Trung với tên gọi “Khu phố người Hoa” được nhìn thấy ở phía những thành phố Tây Âu ngày nay.
Việc giao tiếp trong thế chiến thứ nhất vẫn rất sơ khai so với ngày nay. Mặc dù các máy thu thanh và các điện báo cơ bản mới được dùng vào cuối cuộc chiến, nhưng cả hai bên đều có thể ấn nút và dễ dàng truyền tin hoặc dùng mật mã. Đây là một vấn đề lớn cho đến khi quân đội Mỹ tham chiến vào năm 1917 và đem những thành viên của bộ tộc thiểu số Choctaw đến Châu Âu vào vai trò là những người vận hành điện báo. Họ dùng chính ngôn ngữ “Choctaws” của họ để làm cho quân địch bối rối và được biết đến như là “những người trò chuyện bằng mật mã”.
Những thông dịch viên trong thế chiến thứ nhất không chỉ là những điệp viên nghe lén quân dịch, hoặc đơn giản là những người giải mã. Cuộc chiến đã đặt những thông dịch viên vào vai trò chủ chốt trong việc điều phối quân đội quốc tế của cả hai bên và hàng hoạt ngôn ngữ khác trong hàng ngũ của họ. Họ cũng đã giúp duy trì những ngôn ngữ sắp bị khai tử, bởi vì điều này chứng tỏ sự hữu dụng của chúng bằng việc đưa ra những thông tin làm nhiễu loạn quân địch.
5. Chiến tranh Thế giới Thứ 2
Các thành viên của cực lượng tình báo Anh đã tuyên bố rằng công việc hoàn thành tại công viên Bletchley đã rút ngắn cuộc chiến lại từ 2 đến 4 năm và cứu sống hàng nghìn mạng người. Điều này là do thông tin tình báo thu thập được từ việc phá mật mã đã mang lại cho phe Đồng minh một lợi thế quan trọng trong những năm cuối của cuộc chiến. Ví dụ như, thông dịch viên và người bẻ khóa mật mã đã có thể xác định được vị trí của hầu hết các Sư đoàn quân Đức trước ngày tổng độ bộ ở bờ biển Omaha, Normandy, 1944 (D-Day).
Sau sự đầu hàng của quân Đức vào tháng 5 năm 1945, cuộc chiến ở vùng Thái Bình Dương vẫn tiếp tục chống lại quân Nhật. Tại đây bộ phận thông dịch và phiên dịch viên (ATIS), một lực lượng tình báo chung của Mỹ/Úc, đã ngăn chặn những thông điệp của Nhật và thu thập được bằng chứng về tội ác chiến tranh của họ. Không giống như những người làm việc tại công viên Bletchley, các phiên dịch viên của ATIS đã làm việc với binh lính ở mặt trận tiền tuyến, tham gia quân đội khi mà họ bắt đầu đổ bộ đi xâm chiếm các đảo bị chiếm đóng như Papua và Philippines. Đáng buồn thay, 17 phiên dịch viên ATIS đã hy sinh trong lúc giao tranh với quân địch.
Các phiên dịch viên của ATIS cũng tích cực tham gia thẩm vấn các tù binh để thu thập thêm thông tin tình báo quân sự. Đóng góp to lớn của họ chính là việc thu thập được và dịch tài liệu “Chiến dịch Z”, một kế hoạch của quân Nhật để ép quân Đồng minh vào một trận hải chiến tàn khốc, mang tính quyết định và buộc phải dẫn đến một cuộc hòa giải hòa bình. Tuy nhiên, với thông tin tình báo quan trọng này, quân đồng minh đã tránh được việc rơi vào kế hoạch của kẻ thù.
Cuối cùng thì thông dịch viên đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc đầu hàng của quân Nhật. Sự hiểu biết thông thường cho rằng việc thả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki đã buộc người Nhật phải kết thúc chiến tranh. Tuy nhiên, trước những cuộc tấn công này, các phóng viên đã hỏi Thủ tướng Nhật Bản Kantara Suzuki rằng ông cảm thấy thế nào về việc Đồng minh yêu cầu Nhật Bản đầu hàng. Ông ấy đáp lại bằng từ ‘mokusatsu’. Điều này được dịch vào thời điểm đó là “không đáng được bình luận”, nhưng nó đáng lẽ phải được dịch là “không bình luận”, cho thấy rằng chính phủ Nhật Bản đã không có cơ hội xem xét yêu cầu một cách chính xác. Quả bom nguyên tử đầu tiên đã nổ sau đó 10 ngày.
Tham khảo thêm về các khóa học TESOL DIPLOMA cấp bằng của Hội Nghiên Cứu Giảng Dạy Tiếng Anh TP.HCM để nhận ngay học bổng 20% bạn nhé!
Xem thêm các bài viết khác của Horizon TESOL tại đây.
Triển Lương lược dịch từ: https://www.k-international.com/blog/translators-at-war/