5 LỖI THƯỜNG GẶP TRONG DỊCH THUẬT TÀI CHÍNH

Trong dịch thuật tài chính nói riêng cũng như trong các lĩnh vực khác nói chung; việc mắc lỗi là điều không thể tránh khỏi. Chính vì thế, biên dịch viên cần phải cẩn thận hơn bao giờ hết.
Một biên dịch viên tài chính không được có bất kỳ sai sót nào trong quá trình làm việc. Song, chỉ cần mắc một lỗi nhỏ, bạn sẽ phải trả giá đắt.

1. LỖI CHẤM CÂU

Chúng ta nghĩ rằng dịch những con số không có gì khó. Cho dù đó là dịch thuật pháp lý, y khoa hay thậm chí là dịch thuật tài chính trong tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Đức, tiếng Pháp… thì «1» được viết là «1». Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng như vậy, trong văn bản tiếng Anh, «1,500» được viết là «một nghìn năm trăm», trong khi trong một văn bản bằng tiếng Đức và tiếng Pháp, nó sẽ tương ứng với một số nhỏ hơn một nghìn lần… Đối với những con số cần chú ý dấu câu bởi vì chúng rất quan trọng: tùy thuộc vào ngôn ngữ , «Một nghìn» có thể được viết là «1000», «1’000», «1 000» hoặc thậm chí là «1,000».

2. NHẦM LẪN GIỮA CÁC GIÁ TRỊ


Vậy thay vì viết số, chúng ta có thể viết bằng chữ? Nhiều biên dịch viên vẫn thường làm theo cách này nhưng làm như vậy chỉ khiến văn bản dài lê thê và kém rõ ràng hơn, như một số vấn đề sau: “1’000’000’000’000” là “một nghìn tỷ” ở Mỹ, “một tỷ ở Anh”, “một nghìn tỷ” bằng tiếng Pháp (ghi chính xác để tránh nhầm lẫn) và “một triệu triệu” bằng tiếng Tây Ban Nha…

3. HIỂU SAI SỐ LIỆU

Biên dịch viên chẳng những phải cố gắng dịch các con số sao cho phù hợp; mà còn phải diễn giải ngữ cảnh một cách chính xác. Trong một số trường hợp, sự sai biệt giữa các con số rất quan trọng. Năm 2005, một bài báo của Trung Quốc đã đưa ra cái nhìn tổng quan đối với các báo cáo tài chính khác nhau về kết quả dự báo tăng giá đồng Nhân dân tệ. Tác giả đề cập rằng một số cổ đông tham gia thị trường đã suy đoán đồng Nhân dân tệ có thể sẽ tăng 1,26% trong một tháng và 6,03% trong một năm. Nhưng bản dịch tiếng Anh lại viết rằng chính phủ Trung Quốc đã quyết định định giá đồng tiền của mình tăng 1,26% trong một tháng và 6,03% trong năm… dẫn đến sự nhiễu loạn của thị trường tài chính.

4. HIỂU SAI MỨC CHÊNH LỆCH

Thập niên trước đã xảy ra vấn đề tương tự. Năm 1994, Dịch vụ thông tin Hàng hóa đã đăng báo về tin đồn một ngân hàng Nhật Bản đã lên kế hoạch tiếp quản ngân hàng Continental Illinois bởi ngân hàng này đang gặp vấn đề về tài chính. Khi dịch sang tiếng Nhật, từ «tin đồn» trở thành «thông báo»: ngân hàng Continental Illinois đã phải ngay lập tức hoàn trả các khoản phí cho khách hàng. Do đó, các nhà chức trách đã phải can thiệp và Nhà nước buộc phải giúp ngân hàng bằng cách cấp cho ngân hàng 8 tỷ đô la để ngân hàng có thể trụ vững sau khi hứng chịu hậu quả do bản dịch tệ hại ấy để lại.

5. THÔNG ĐIỆP MƠ HỒ

Điều này chứng tỏ rằng ngay cả những người dày dặn kinh nghiệm cũng không tránh khỏi việc mắc lỗi trong dịch thuật. Như trường hợp của ngân hàng HSBC và lỗi dịch thuật tiếp thị như sau: vào năm 2009, khẩu hiệu bằng tiếng Anh của ngân hàng HSBC là « Đừng kết luận gì cả ». Đây là một lời kêu gọi hành động; mà ở các quốc gia khác lại được dịch là «Đừng làm gì cả». Một vài năm sau, ngân hàng phải đổi mới thương hiệu toàn diện với chi phí khổng lồ lên đến 10 triệu đô la

Bài học rút ra: để tránh những sai lầm tai hại như những gì đã trình bày ở trên; hãy tìm đến một cơ quan dịch thuật đáng tin cậy và các biên dịch viên chuyên nghiệp.

Tham khảo thêm về các khóa học TESOL DIPLOMA cấp bằng của Hội Nghiên Cứu Giảng Dạy Tiếng Anh TP.HCM để nhận ngay học bổng 20% bạn nhé!

Xem thêm các bài viết khác của Horizon TESOL tại đây.

 

DMCA.com Protection Status