TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ HỖ TRỢ VIỆC HỌC TESOL HIỆU QUẢ NHƯ THẾ NÀO?

Năm điều kiện tiên quyết cho việc học tập hiệu quả là ngữ cảnh, tính xác thực, động lực. Kể cả quyền tự do mắc lỗi và quyền tự chủ của người học. Tài liệu giảng dạy và học tập của Cambridge English khai thác ngữ cảnh và tính xác thực. Bằng cách tạo ra những nhu cầu thực tế trong tương tác và giao tiếp. Các giáo viên đều đồng ý là người học thành công nhất khi họ có động lực. Họ không nên ngại mắc lỗi và làm chủ quá trình học tập của mình. 

Vậy trò chơi điện tử có liên quan gì đến việc này? Ngoài những lợi ích đã biết, trò chơi điện tử hỗ trợ việc học tập hiệu quả bằng cách cung cấp:   

  • Câu chuyện đặc sắc (ngữ cảnh) 
  • Tương tác có mục đích (tính xác thực) 
  • Gắn kết tình cảm (động lực) 
  • Không ngại mắc lỗi (sai sót) 
  • Ra quyết định độc lập (quyền tự chủ).

Ngữ cảnh – Câu chuyện đặc sắc 

Ngữ cảnh kết nối thông tin mới với những kiến thức người học đã biết. Đây là lý do tại sao khi học một ngôn ngữ, chúng ta học theo các chủ đề. Như gia đình, sở thích hoặc ngày lễ. Thay vì học hết các từ theo thứ tự từ A đến Z trong từ điển. Nếu không có ngữ cảnh phù hợp, thông tin mới không thể tự lưu vào não của chúng ta. Và ta sẽ gần như không thể nhớ được. 

Trò chơi điện tử tạo nên ngữ cảnh tuyệt vời bằng cách cung cấp câu chuyện đặc sắc và hấp dẫn. Người chơi được kết nối với những câu chuyện. Câu chuyện hấp dẫn vì nó kích thích phản ứng cảm xúc giúp câu chuyện trở nên đáng nhớ. Đó là lý do tại sao kể chuyện là một công cụ mạnh mẽ trong quảng cáo, chính trị, kinh doanh và truyền thông. Khi dạy trẻ nhỏ, kể chuyện là rất quan trọng vì trẻ em dựa vào trí nhớ từng hồi nhiều hơn người lớn – các sự việc và sự kiện cụ thể mà trẻ đã trải qua được liên kết với nhau và ghi nhớ trong quá trình học. 

Trò chơi điện tử nói chung và trò chơi Adventures in English with Cambridge nói riêng, cung cấp câu chuyện hấp dẫn, tạo động lực cho người chơi tham gia. Không có lí do gì để học sinh không thích trở thành nhân vật chính trong câu chuyện?  

Tính xác thực – Tương tác có mục đích 

Tất cả chúng ta đều biết rằng khả năng sử dụng ngôn ngữ thứ hai quan trọng hơn là tìm hiểu kiến thức sâu hơn về nó. Khi đi du lịch nước ngoài, bạn không cần phải giải thích với người phục vụ là mình sắp sử dụng từ loại nào khi gọi một ly cà phê? Vì kĩ năng giao tiếp và ý nghĩa mới là quan trọng! Khi ngồi vào bàn, bạn nói “Hãy mang cho tôi một ly cà phê”. Bạn cũng không cần người phục vụ đáp lại rằng, “Tốt lắm, bạn đã sử dụng từ “would” chính xác!” Vì trong thực tế, chúng ta nói hoặc viết hoặc đọc hoặc nghe khi có nhu cầu hoặc có lý do để làm như vậy –  đây được gọi là ‘động lực nội tại’. 

Trò chơi điện tử tạo động lực nội tại tương tự khi giao tiếp theo ngữ cảnh. Ví dụ như khi trải nghiệm học ngôn ngữ cùng Adventures in English with Cambridge, người chơi sẽ tương tác với Lilac là thủ thư của một thư viện khổng lồ. Lilac sẽ nói ‘Tôi khát nước! Bạn có thể mang giúp tôi đồ uống nóng được không? ” Để thực hiện yêu cầu, người chơi không cần phải hoàn thành nhiệm vụ từ vựng giống như trong lớp học. Mà họ sẽ tìm chiếc máy bán hàng tự động thông qua hành trình khám phá thư viện. Người chơi có thể mua được ‘sữa lắc’, ‘nước ép’ và ‘nước chanh’, nhưng chỉ khi họ mang về cho Lilac một ly cà phê nóng thì cô mới nói cảm ơn và khen ngợi người chơi bằng ngôn ngữ thực tế tuỳ theo ngữ cảnh.

Trò chơi điện tử hỗ trợ việc học TESOL hiệu quả như thế nào?
Trò chơi điện tử hỗ trợ việc học TESOL hiệu quả như thế nào?

Động lực – Gắn kết tình cảm 

Có mối liên hệ trực tiếp giữa động lực và kết quả học tập của người học trong và ngoài lớp. Người học có khả năng tập trung và khiếu tò mò thường học tốt hơn những người không có cảm hứng học tập hoặc mất tập trung. Câu chuyện, thử thách và phần thưởng trong trò chơi giúp kích thích phản xạ cảm xúc liên quan trực tiếp đến động lực. 

Vì trò chơi trên Minecraft thể hiện quá trình tiến bộ của người chơi nên họ có động lực để giải các câu đố ngôn ngữ. Chính môi trường và những nhân vật mà người chơi gặp khuyến khích họ kiên trì học tập. Người chơi có thể chọn phần nào cần tập trung nhất, nhưng họ không thể tránh được. Ngôn ngữ được tích hợp vào các tương tác trong trò chơi. Người chơi không có lựa chọn nào khác ngoài giao tiếp… bằng tiếng Anh dể tiến bộ! 

Sai lầm giúp bạn học hỏi – Không ngại mắc lỗi 

Khi học ngôn ngữ, mắc lỗi giúp người học có cơ hội nhìn nhận và xem xét lỗi. Trò chơi điện tử cung cấp nhiều cơ hội tốt trong vấn đề này. Ví dụ: trong trò chơi Minecraft, người chơi có thể thoải mái viết sai hoặc đánh vần sai từ vựng. Thay vì bị trừ điểm, mỗi lỗi sai sẽ mang đến cho người chơi những từ vựng mới khác. Không ngại mắc lỗi chính là chìa khóa để luyện tập ngôn ngữ và là nền tảng của trò chơi Adventures in English with Cambridge.

Quyền tự chủ – Ra quyết định độc lập 

Trong các ngữ cảnh giảng dạy khác nhau, khả năng tự chủ của người học cũng là yếu tố để thành công. Người học càng quan tâm đến quá trình học tập của mình thì càng đạt kết quả cao. Trong lớp học, người học được khuyến khích phát triển các kỹ năng nghe, viết, nói và đọc đồng thời với các kỹ năng học tập khác như ghi chú từ vựng hiệu quả, vẽ sơ đồ tư duy, nâng cao các chiến lược làm bài thi, nghe và đọc nhanh và nhiều hơn nữa. 

Trong trò chơi điện tử, người học nâng cao kĩ năng ra quyết định độc lập khi thực hiện các nhiệm vụ được giao như: phải tìm cách thoát khỏi những tình huống khó nhằn, phải quay lại điểm xuất phát nhiều lần và chơi lại từ đầu để tiến bộ trong trò chơi. Nhờ đó, người chơi không chỉ phát triển trí tò mò mà còn cả tính kiên trì, kỹ năng giải quyết vấn đề mà có thể giúp ích trong lớp học và hơn thế nữa. 

Anh Thi lược dịch 

Nguồn: https://www.cambridgeenglish.org/blog/how-do-video-games-provide-effective-learning/ 

Tham khảo thêm về các khóa học TESOL DIPLOMA cấp bằng của Hội Nghiên Cứu Giảng Dạy Tiếng Anh TP.HCM để nhận ngay học bổng 20% bạn nhé!

Xem thêm các bài viết khác của Horizon TESOL tại đây.

DMCA.com Protection Status