Nếu bạn mới bắt đầu đi dạy Tiếng Anh, việc luôn phải chuẩn bị kế hoạch giảng dạy sao cho hiệu quả có thể khiến bạn quá tải, bởi đó là một công việc đòi hỏi sự cẩn trọng và kĩ lưỡng. Một bài giáo án thành công sẽ giúp bạn sắp xếp các bài học riêng rẽ thành một chương trình giảng dạy liền mạch và chặt chẽ. Bạn có thể sử dụng những kĩ năng lên kế hoạch cho bài giảng, có thể là gấp rút hoặc lâu dài kèm theo đó là những phương pháp học thuật được chia sẻ trong môi trường giảng dạy của bạn.
Phương pháp 1. Hiểu được nội dung giảng dạy
Thông qua kế hoạch giảng dạy, bạn có thể kết nối với học viên của mình. Ở cấp độ cơ bản nhất, một kế hoạch bài giảng sẽ giúp bạn liên kết được các nội dung bài học với nhau. Khi phát triển bài giảng của mình, bạn sẽ tìm ra được những khái niệm quan trọng để hướng tới mục tiêu bài học của mình.
– Thảo luận các bài học kế tiếp nhau với các giảng viên đồng nghiệp để kéo dài khoảng thời gian cho việc học tập và thực hành.
2. Đa dạng hóa phương pháp giảng dạy của bạn để giúp đáp ứng nhu cầu của nhiều học viên hơn.
Bạn có thể sử dụng các kế hoạch bài giảng trong khóa học cụ thể của bạn. Đây cũng là một cách tuyệt vời để gắn kết những nội dung học thuật với nhau. Phát triển một giáo án nhiều bài học sẽ giúp bạn mường tượng một khung mẫu để trình bày theo nhiều cách khác nhau. Học viên với phong cách học tập đa dạng sẽ thích điều này, và bạn sẽ khám phá những cách giảng dạy khác nhau mà không cần phải bỏ qua khóa học hoặc rút ngắn khung giờ
3. Kế hoạch giảng dạy lâu dài sẽ buộc bạn phải tăng tốc bản thân.
Lập kế hoạch trong suốt thời gian giảng dạy, thậm chí là cho cả một năm công tác, sẽ giúp bạn nhận ra những gì bạn có thể và không thể hoàn thành trong một khoảng thời gian nhất định. Khi bạn đã nhận ra giới hạn của mình, bạn có thể ưu tiên các khái niệm quan trọng và xác định rõ hơn mục tiêu học tập.
4. Vạch ra kế hoạch giảng dạy cụ thể với hướng dẫn rõ ràng
Nếu nắm bắt được các mục tiêu to lớn, bạn sẽ tự do phát triển các phương pháp dạy độc đáo và hấp dẫn nhằm giúp học viên tiến gần hơn đến các mục tiêu này.
Phương pháp 2. Lên kế hoạch giảng dạy ngắn hạn cho các khóa học cụ thể
1. Xác định mục tiêu của bạn
Vạch ra mục tiêu rõ ràng cho mỗi bài học sẽ giúp bạn tập trung vào việc học của học sinh và việc giảng dạy của bạn.
2. Thực hiện theo một mẫu giảng dạy chuẩn
Thông thường, những điều này bắt đầu từ các mục tiêu, nhưng cũng bao gồm các tiêu chuẩn được đề cập, tài liệu, bài học, đánh giá và chỗ ở cho tất cả người học trong lớp. (Các mẫu được cung cấp ở cuối bài viết này có thể hữu ích cho việc lập kế hoạch khóa học của bạn).
3. Khảo sát nguồn cung cấp giảng dạy của bạn.
Dành thời gian để xem lại những nguồn nào đã có sẵn cho bạn. Thường thì có những nguồn tư liệu tốt đã được sử dụng trước đó nên việc vận dụng những tài liệu này sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian về lâu dài. Tham khảo ý kiến các giáo viên đồng nghiệp có kinh nghiệm: họ sẽ sẵn sàng chia sẻ kế hoạch và ý tưởng.
4. Liệt kê theo thứ tự các khái niệm chính theo một khung tiêu chuẩn để giúp bạn xác định nội dung cần dạy trong một khung thời gian nhất định.
– Bài tập này sẽ giúp bạn hiểu được khả năng chuyên sâu thực sự vào tài liệu và cách bạn phân bổ thời gian của mình. Nhớ giữ lại bản gốc để điều chỉnh. Bạn có thể thấy rằng trong thực tế, một khái niệm mới cần được ước chừng trong một khoảng thời gian cụ thể.
– Lập kế hoạch bài tập bổ sung cho những ngày bận đột xuất .Bạn sẽ chuẩn bị tốt nếu bạn có sẵn các bài học, nhưng trong những ngày công việc đến bất ngờ không kịp trở tay, bạn sẽ lấy những bài tập hỗ trợ ở đâu ? Vì thế đây là phương án hợp lý giúp bạn quản lý được khung chương trình giảng dạy của mình
5. Lập kế hoạch và tạo những công cụ đánh giá
– Sau khi xem xét những nguồn tài liệu, bạn có thể thoải mái thiết kế đa dạng những công cụ đánh giá để xác định được cách dạy tiếp theo. Ví dụ, bạn có thể dùng những công cụ kiểm tra từ vựng trên Internet như Quizlet, Memrise, Duolingo,.. để giúp học viên nhớ từ hiệu quả hơn.
– Ngoài những phần mềm giúp học viên ôn tập hiệu quả, bạn cũng nên thiết kế những công cụ để đánh giá khả năng tiếp thu và lĩnh hội kiến thức sau mỗi buổi học của học viên. Điều này sẽ giúp bạn chỉnh sửa lại tác phong sư phạm khi đứng lớp cũng như có cái nhìn tổng quan về chất lượng giảng dạy của mình trong lớp học.
– Cuối cùng sau mỗi khóa học, hãy cho học viên biết về sự đánh giá chung của bạn đối với lớp học: Học viên đã học được những gì, đang còn yếu chỗ nào và cần phải cải thiện ở đâu. Cuối cùng và cũng quan trọng không kém, bạn phải tạo điều kiện cho học viên bày tỏ những quan điểm và đánh giá của họ về bạn sau khi tham gia khóa học của bạn.
6. Lựa chọn kĩ bài học
Hãy lựa chọn bài học sao cho phù hợp với phong cách học tập của học viên cũng như thời gian họ hoạt động năng suất nhất. Điều này sẽ khơi dậy sự hứng thú mỗi khi học và giúp cả thầy lẫn trò phát huy tối đa sự hiệu quả của mình. Hãy luôn linh hoạt và năng động để đảm bảo cho bầu không khí học tập của bạn luôn tràn đầy năng lượng và đầy đủ kiến thức.
Lược dịch từ wikihow
Tham khảo khóa học TESOL tại đây.