Giảng dạy thông qua phim ảnh, các chương trình TV và âm nhạc có thể rất hứu ích. Như là phân tích câu chuyện, phê bình, viết lách và nghiên cứu hình tượng nhân vật.
Chắc hẳn lớp sẽ rất vui khi bạn cung cấp cho các em học sinh công cụ để xem, phân tích, phê bình, thảo luận và phản hồi về bộ phim các em lựa chọn (cũng có thể đó là những tập phim do bạn chỉ định). Điều này cũng sẽ khơi mào những cuộc tranh luận sôi nổi nhất giữa các em trong một năm dài.
Nếu bạn đang tìm kiếm phương án để kết thúc một năm giảng dạy thật ấn tượng hay mang đến những điều tuyệt vời nhưng ít căng thẳng. Dưới đây là những gợi ý hữu ích dành cho bạn.
1. Chỉ định phân tích những bộ phim sâu sắc, lôi cuốn.
Phim ảnh là một cách tuyệt vời để học sinh tham gia phân tích câu chuyện và nhân vật. Trẻ em có thể dùng bất cứ chương trình truyền hình hay bộ phim nào dưới hình thức kể chuyện. Ngoài việc dùng phim ảnh để phân tích những câu chuyện, bạn có thể dùng chúng để xây dựng kỹ năng quan sát của trẻ nhỏ. Như về mặt thị giác, hãy cho các em thảo luận về màu sắc của khung cảnh và trang phục của diễn viên. Hỏi các em về lý do tại sao nhà sản xuất lại lựa chọn những màu sắc đó.
Về mặt thính giác, hãy cho các em thảo luận xem phần âm thanh và âm nhạc giúp ích thế nào cho hành động của nhân vật. Bạn có thể giúp học sinh tăng cường khả năng đưa ra những dự đoán liên quan, có cơ sở bằng cách đưa ra những kế hoạch tiếp theo hay cho các em động não. Đó là giới thiệu sơ lược hay phác thảo đầy đủ về hành động có thể xảy ra tiếp theo. Học sinh có thể phân tích tính cách nhân vật thông qua các hoạt động tái diễn, trong đó sử dụng những người mà các em quen biết để “tái hiện” bộ phim.
Tất cả những gì bạn cần làm là gửi đi những email với vài bản pdf. Yêu cầu các bạn nhỏ chọn một bộ phim phù hợp và cho các em xem phim!
2. Hình thành những câu lạc bộ phim ảnh.
Tạo ra môi trường ảo để học viên vào tương tác không khó. Và điều này giúp ích được cho các bạn nhỏ có động lực và thấy được kết nối với bạn đồng trang lứa. Hãy để học sinh lựa chọn bạn cùng nhóm và cùng thảo luận với nhau. Các em thực hiện cuộc thảo luận đó khi có mặt của giáo viên hay tự thực hiện thông qua điện thoại. Bạn có thể chỉ định nhiệm vụ hàng tuần như đọc kịch bản, hợp tác phác thảo diễn biến tiếp theo. Hay viết cảnh phim mới, chuyển cảnh thành thoại radio, viết một kết mới,… Các nhóm có thể chia sẻ những kế hoạch và ý tưởng của mình trong suốt các cuộc họp lớp. Nếu có trang riêng của lớp học, bạn có thể chia sẻ những cảnh mà các em chuẩn bị lên đấy.
3. Tạo đơn vị phim tích hợp
Sử dụng bộ phim do giáo viên chọn cũng mang lại hiệu quả tuyệt vời. Bạn hãy chọn một bộ phim, gửi kịch bản dưới định dạng file pdf, cùng đọc với lớp học của mình. Hay thậm chí bạn có thể đóng kịch và xem phim. Sau đó, cho các em đóng vai thám tử để tìm ra những cảnh/ lời thoại đã bị cắt bỏ. Và để các bạn nhỏ thảo luận xem tại sao những cảnh đó lại bị bỏ đi.
4. Phân tích bài hát
Những bài hát do giáo viên hay học sinh lựa chọn là công cụ dạy học tiếng Anh tuyệt vời. Bạn sẽ tham gia phân tích bài hát cùng với lớp. Hoặc nếu có thể, hãy quay lại chính bạn thực hiện để các em làm theo. Học sinh có thể đọc lời bài hát trước khi nghe, dự đoán âm thanh và cảm xúc mà bài hát sẽ có. Các em sẽ quan sát và chỉ ra cảm xúc tác giả đang thể hiện trong bài hát là gì. Sau đó, cácem sẽ đưa ra dẫn chứng lời bài hát cụ thể để bảo vệ quan điểm của mình. Bạn cũng có thể cho học sinh viết lại lời bài hát theo ngôn từ của các em. Mỗi em có thể trình bày một phút bài hát mà mình đã lựa chọn và thảo luận với lớp.
5. Tạo Soundtrack/Mixtape
Bạn hãy yêu cầu học sinh tạo phần nhạc cho quyển sách mà bạn đang đọc. Bạn có thể đặt ra quy định như cần có bao nhiêu bài hát,.. Để ra sản phẩm cuối cùng, hãy yêu cầu các em nộp danh sách các bài hát (cũng như nhạc sĩ) và bài hát làm nổi bật phần nào của câu chuyện. Ngoài ra, các em có thể tạo một mixtape (bản phối) mà mỗi nhân vật sẽ làm cho nhân vật. Ví dụ, nếu Romeo định gửi 5 bài hát cho Juliet, anh ta sẽ gửi gì và ở khoảnh khắc nào anh ta sẽ lên tiếng trong câu chuyện?
Trong thời đại mà công nghệ thay đổi liên tục, giáo viên phải khơi dậy sự hiếu kỳ ở học sinh. Đồng thời khuyến khích sự phát triển, thu hút tâm trí cũng như cải thiện việc học của các em.
Lược dịch từ BoredTeachers bởi Thương Hoài.