Thật khó để học sinh luyện nói và viết mà không gặp rào cản. Học sinh rất dễ mắc lỗi khi học từ mới, ngữ pháp, cấu trúc câu và cách phát âm. Nhưng điều quan trọng là bạn phải sửa lỗi một cách hiệu quả và đồng thời thật tinh tế. Nhằm giúp họ phát triển các kỹ năng ngôn ngữ mà không bị nản lòng. Hãy thử sửa một cách khéo léo bằng những yêu cầu tích cực hoặc một phong cách bị động hơn. Ban đầu, bạn có thể thấy thiếu tự nhiên. Nhưng sau khi thực hành, bạn sẽ không bao giờ nói với học sinh rằng: “Em đã làm sai!”nữa!
Hãy thử 9 cách sau đây để sửa lỗi cho học sinh mà không cần phải bắt lỗi
1. Nhìn chăm chú:
Nếu học sinh trả lời sai một câu hỏi hoặc phát âm sai một từ, đừng trả lời mà hãy chỉ nhìn học sinh đó hoặc kèm theo một cái nhướng mày, như thể bạn không nghe thấy gì. Như vậy, bạn đang tỏ ý rằng đã có lỗi sai trong câu nói mà không cần điều chỉnh ngôn ngữ cơ thể. Đây thực sự là một cách hiệu quả để khuyến khích học sinh thử lần thứ hai, thứ ba và thậm chí thứ tư để trả lời đúng. Sau đó tự nhiên học sinh sẽ cố gắng nhiều hơn để giao tiếp với bạn.
2. “Còn cách nào khác để nói không?”
Đừng nói với học sinh rằng họ sai rồi, hãy hỏi xem có cách nào khác (dùng ngụ ý sẽ tốt hơn) để trả lời câu hỏi của bạn hoặc để giao tiếp hay không. Câu hỏi đó sẽ kích hoạt suy nghĩ của học sinh để tìm ra từ tương tự.
3. “Hôm qua chúng ta đã học từ gì?”
Câu hỏi này gợi cho học sinh nhớ lại các bài học trước. Họ sẽ không nghĩ rằng bạn đang sửa sai, mà chỉ tìm một đáp án khác dựa trên bài học. Nó cũng sẽ kích hoạt não bộ để thay thế từ hoặc cách sử dụng không chính xác bằng những gì bạn đã dạy.
4. “Còn ai có suy nghĩ khác không?”
Đừng bắt lỗi học sinh của bạn, hãy lập tức hỏi xem còn ai có câu trả lời khác không. Tiếp tục hỏi cho đến khi ai đó đưa ra câu trả lời đúng. Tích cực phản hồi tất cả những ai tham gia, nhưng tích cực hơn với câu trả lời đúng và không hỏi nữa. Câu trả lời cuối cùng sẽ lưu lại trong đầu học sinh là đáp án hay nhất và chính xác nhất.
5. “Có ai khác nghĩ rằng câu trả lời này đúng không?”
Hãy hỏi chính các học sinh của bạn! Thăm dò xem ai cho rằng câu trả lời đó đúng. Đáp án chính xác sẽ được đưa ra, nhưng học sinh trả lời sai sẽ nhận được sự đồng tình từ các bạn cùng lớp đã chọn giống, làm sai sót trở nên dễ chịu hơn.
6. “Tôi không hiểu lắm”
Câu này chỉ ra rằng học sinh đang đi đúng hướng, nhưng không hoàn toàn truyền đạt những gì muốn nói. Họ sẽ tiếp tục cố gắng diễn đạt lại từ ngữ hoặc thử một cấu trúc ngữ pháp khác để giải thích. Câu này hiệu quả hơn nhiều so với nói “Đó không phải là cách nói đúng” hoặc các phương pháp sửa sai tiêu cực khác.
7. Lặp lại:
Gật đầu đồng ý với học sinh và sau đó lặp lại những gì học sinh đang cố gắng diễn đạt một cách chính xác. Điều này cho thấy họ đã nói đủ tốt để hiểu và giao tiếp, nhưng sẽ nhớ được cách phát âm hoặc ngữ pháp đúng. Ví dụ, nếu cô ấy hỏi, “I go to bathroom?” hãy nói, “Can I go to the bathroom? Yes you can go to the bathroom.”
8. Hỏi người khác:
Nếu ai đó trả lời sai, hãy bỏ qua họ và hỏi người khác cho đến khi nhận được câu trả lời đúng!
9. Trò chơi có thưởng:
Không sửa câu trả lời sai, nhưng thưởng cho câu trả lời đúng. Đây là thủ thuật kinh điển nhất để gợi hứng thú tham gia. Tặng kẹo, điểm, phần thưởng,… nếu học sinh có đáp án đúng, nhưng đừng chấp nhận các câu trả lời sai.
Hà Phương lược dịch
Nguồn: https://busyteacher.org/18657-correct-students-without-correcting-9-ways.html
Tham khảo thêm về các khóa học TESOL DIPLOMA cấp bằng của Hội Nghiên Cứu Giảng Dạy Tiếng Anh TP.HCM để nhận ngay học bổng 20% bạn nhé!
Xem thêm các bài viết khác của Horizon TESOL tại đây.