Giống như học sinh, các thầy cô cũng khác nhau cả. Chúng ta cần đảm bảo các thiết bị công nghệ trợ giảng được sử dụng phù hợp với phong cách giảng dạy, tính sẵn có và trình độ công nghệ. Nếu một giảng viên muốn sử dụng bất kỳ thiết bị công nghệ nào, đánh giá mức độ tương thích của nó với học sinh lẫn nội dung bài học là vô cùng quan trọng.
Một thiết bị công nghệ trợ giảng có mức độ tương thích với một bài học và một nhóm học sinh nhất định chứng tỏ nó đã được lựa chọn kỹ càng, bất kể tác động của nó ra sao lên lớp học. Thay vào đó, thiết bị được chọn bởi vì nó bổ trợ cho phương pháp giảng dạy của giảng viên và xét về mặt lý thuyết, nó tương thích với nhu cầu của giảng viên.
Dưới dây là 8 nhu cầu thường gặp trong lớp học trực tuyến và những thiết bị được cho là “phù hợp” với sinh viên đại học. Điều quan trọng cần lưu ý là các lựa chọn cần có sẵn. Việc này giúp bạn chọn ra công cụ phù hợp nhất cho từng lớp học và phương pháp giảng dạy cụ thể. Đây là một số lựa chọn trang web 2.0 phù hợp cho nhu cầu của các lớp học khác nhau.
Nhu cầu: Công cụ học tập hiện tại không còn hiệu quả
Những công cụ như Quiziz hay Socrative cho phép người học hoàn thành bài tập bằng điện thoại hoặc máy tính bảng mà không cần bất kỳ tờ giấy nào. Ngoài ra, những công cụ thế này còn cung cấp những tính năng khác nhau làm cho việc luyện tập trở nên thú vị hơn. Thiết bị còn có thể giúp giảm nỗi sợ làm kiểm tra vì các bài đánh giá có thể cho phép học sinh làm không giới hạn số lần và so sánh điểm số với bạn bè.
Nhu cầu: Học sinh mong muốn được kết nối
Những video tự sự có thể được tạo nhanh chóng và đơn giản bằng iMovie, Zoom, Flipgrid. Hay bất kỳ phần mềm làm video nào khác. Có thể đây không phải là vấn đề lớn nhưng với việc khoảng cách lớp học trực tuyến cách xa nhau thế này thì việc nhớ mặt và thể hiện bạn là người thật sẽ để lại ấn tượng lớn. Những kĩ thuật đơn giản này cho phép học sinh tạo được mối liên kết với giảng viên. Làm ra một thứ đơn giản như một đoạn video chào mừng cũng là một cách cá nhân lớp học của bạn.
Nhu cầu: Phương pháp dạy thuần chữ không hiệu quả với vài học sinh
Thiết bị công nghệ có thể là một cách tốt để cho phép học sinh lựa chọn. Cách chúng muốn tiếp thu bài học. Thêm video bài giảng hay thậm chí bản ghi âm giống như podcast bằng các công cụ như Zoom, Loom, iMovie và tương tự thế đã trở nên vô cùng dễ dàng với giảng viên.
Thông qua việc xem và nghe, các video và/hoặc bản ghi âm bài giảng. Tạo ra cơ hợi cho các học sinh phát triển mối liên kết với giảng viên. Chúng vẫn có thể nghe được trong những hoàn cảnh không tiện đọc. Như lái xe về nhà trong giờ cao điểm. Học sinh còn có thể nhận được phản hồi những gì được nhấn mạnh vào buổi học đó. Chỉ với việc nghe giọng và nhìn biểu cảm của giảng viên.
Nhu cầu: Lớp học cần trở nên thú vị
Công nghệ có thể thêm vào yếu tố trò chơi, thứ mà có thể dùng để khiến chuyện trở nên thú vị hơn, gia tăng động lực, và cho phép học sinh tham gia vào bài học. Những công cụ như Quizizz, Socrative, Kahoot, và Jeopardy tiếp cận bài học qua các trò chơi nhằm tạo cơ hội cho học sinh thi đua với nhau.
Ngoài ra còn có Google Docs, Goose Chase, hay Classcraft cho phép học sinh phối hợp cùng nhau để cạnh tranh với các lớp khác hoặc “đánh bại giảng viên”. Tích hợp những loại công cụ thế này giúp nội dung bài học trở nên thú vị hơn và có khả năng thu hút được nhiều học sinh tham gia hơn.
Nhu cầu: Một số bài học cần được mở rộng hoặc hỗ trợ
Các công cụ như Moovly, cho phép người dùng tạo ra những video hoạt họa, có thể là một cách để giảng viên phân biệt các yêu cầu ngoài những video bài giảng mẫu. Những công cụ khác như Comicmaster cho phép giảng viên sáng tạo ra những bộ truyện tranh nhằm phục vụ bài học. Những trang web làm poster như Glogster có thể được dùng như một không gian dành cho tài liệu bổ sung. Glogster cho phép người dùng đính kèm hình ảnh, video, đường dẫn, v.v.
Nhu cầu: Những học sinh đã “chinh phục” được bài học và cần nâng cao hơn nữa
Một vài công cụ được tạo ra cho các học sinh khá. Chúng không gặp vấn đề gì với nội dung bài học. Chúng có thể bao gồm những trò chơi được liệt kê phía trên. Và những công cụ cho phép học sinh tìm hiểu sâu hơn bài học.
Chẳng hạn như, giảng viên lớp “Nhập môn Tâm lý học” có thể bảo học sinh làm một dòng thời gian. Bằng Timetoast.com hoặc Sutori. Để chỉ ra mối liên hệ giữa các nhà tâm lý học có tầm ảnh hưởng. Và những phát triển mang tính lịch sử. Trong việc tìm hiểu trí não. Bao gồm những nhà tâm lý học không được đề cập trong tài liệu trên lớp. Hay một ví dụ khác, một poster ảo tương tác được như Glogster có thể được dùng như một kho lưu trữ tài liệu mở rộng.
Nhu cầu: Phản hồi bằng điểm số bình thường là chưa đủ
Loom và Screencast-O-Matic là những công cụ tuyệt vời cho ra phản hồi bài tập. Nó không những nhanh chóng, trực quan mà còn thính giác một cách đáng ngạc nhiên. Những công cụ thế này cho phép chia sẻ màn hình và làm hội nghị truyền hình.
Học sinh được tạo cơ hội xem giảng viên đưa ra phản hồi và chỉ đến các mục khác nhau. Trên trang tính hoặc bài luận. Trong lúc giải thích lý do mắc lỗi và chỉnh sửa nếu cần. Học sinh còn có thể nghe giọng điệu của giảng viên và xem biểu cảm của thầy cô. Giảng viên cũng có thể sử dụng một bức ảnh đại diện hoặc chọn tắt máy hình. Điều này hướng học sinh tập trung vào màn hình chia sẻ phản hồi.
Những video chia sẻ màn hình thế này không dành cho việc chỉnh sửa. Bất kỳ chỉnh sửa hay ghi lại sẽ khiến video quá dài nên không thể chỉnh sửa. Vì vậy, bạn sẽ muốn xem đây là một lớp học truyền thống. Là nơi bạn chỉ bình luận sửa chữa và cứ thể đi tiếp.
Screen-O-Matic và Loom đều cho phép học sinh truy cập. Và video hoàn thiện thông qua một đường dẫn “chia sẻ”. Đoạn video chỉ cho phép những ai có đường dẫn truy cấp. Điều đó làm cho các phản hồi riêng tư với các học sinh. Đường dẫn có thể được dán thẳng trong phần nộp bài của học sinh.
Thu Phương lược dịch.
Tham khảo thêm về các khóa học TESOL DIPLOMA cấp bằng của Hội Nghiên Cứu Giảng Dạy Tiếng Anh TP.HCM để nhận ngay học bổng 20% bạn nhé!
Xem thêm các bài viết khác của Horizon TESOL tại đây.