Cải thiện thảo luận nhóm bằng tài liệu cộng tác

Gần đây, giữa lúc học trực tuyến, một học sinh đã đăng lên nhóm chat rằng: “ Chúng ta nên sử dụng các phòng họp nhóm trong tất cả các khóa học”. Mặt khác, một giám đốc khoa đã than phiền khi nhận được những lời phàn nàn về việc hai học sinh bị bỏ lại ở một phòng học nhóm suốt 20 phút. Với một bài tập mà chỉ mất khoảng năm đến mười phút để hoàn thành. Cả hai ý kiến trên đều nói lên những hứa hẹn và nguy cơ của việc chia phòng thảo luận. Trong suốt khóa học, việc chia phòng có khả năng trở thành những trải nghiệm ý nghĩa. Nhưng cũng đồng thời có thể bị coi là thất bại và lãng phí thời gian. 

Study

Có hai câu hỏi chính trước khi phân chia phòng họp nhóm: 

Làm thế nào để làm rõ các hướng dẫn cho các nhóm thảo luận?

Trong một lớp học trực tiếp, học sinh có thể tìm được những giải thích một cách dễ dàng hơn. Hoặc có thể hỏi những câu hỏi đơn giản như: “Thầy/cô có thể nói lại những gì mà mà chúng em phải làm không ạ?”. Tuy nhiên, những cơ hội nói trên sẽ có những hạn chế trong lúc phân chia nhóm trực tuyến. Vì vậy những chỉ dẫn rõ ràng, cụ thể và dễ tiếp cận là rất cần thiết.

Để học sinh thảo luận nhóm trong bao lâu? 

Tất cả chúng ta hẳn đã có những trải nghiệm lẫn lộn với các hoạt động nhóm nhỏ. Nếu học sinh có năm phút để bàn luận về bốn vấn đề. Khi có thông báo hết giờ, một số nhóm sẽ cảm thấy thất vọng vì hầu như các em còn chưa bắt đầu qua mục số hai. Vào những lúc khác, các nhóm có thể đã nhanh chóng thảo luận xong cả bốn vấn đề. Và phải tìm ra những gì cần làm với số thời gian còn lại.

Thử thách cho giáo viên chính là có thể biết chính xác số lượng thời gian cần có cho một buổi thảo luận nhóm. Ngay cả cho một hoạt động đã được sử dụng trước đó. Mỗi nhóm làm việc với một nhịp độ khác nhau. Dành ít hoặc nhiều thời gian cho một số mục nhất định. Sử dụng hệ thống để theo dõi tiến trình của mỗi nhóm trong thảo luận, giúp cho giáo viên xác định thời gian kết thúc tốt hơn. Làm cho các cuộc thảo luận nhóm trở nên hiệu quả hơn. 

tài liệu

Thiết kế Tài liệu cộng tác

Mặc dù các tài liệu cộng tác có nhiều nguồn khác nhau. Nhưng dựa trên sự phổ biến tôi sẽ mô tả cách sử dụng Google tài liệu.

Sau khi đăng nhập vào tài khoản Google, hãy mở một tab trong trình duyệt. Ở góc trên bên phải là hình ảnh chín hình vuông. Nhấp vào biểu tượng đó để mở các ứng dụng Google. Chọn Tài liệu và sau đó nhấp vào Blank (tài liệu mới). Bạn có thể nhấp vào Untitled Document ở góc trên bên trái để thay đổi tiêu đề tài liệu thành gì đó như là Breakout 1. Tiếp theo, nhấp vào nút Share (chia sẻ) ở góc trên bên phải của tài liệu.

Bạn có thể nhập địa chỉ email chính thức của tất cả các học sinh trong lớp của mình vào vị trí này. Trước khi hoàn thành, bạn nên “Unchecking” (bỏ chọn) hộp có nội dung “Notify People” (thông báo cho mọi người). Học sinh sẽ nhận email về tài liệu cộng tác nếu ô vẫn được chọn, điều đó có thể làm các em bối rối trước khi được bạn hướng dẫn ở lớp. Sau khi đã tạo tài liệu cộng tác cho nhóm Breakout Group 1. 

tài liệu

Mở LMS và tạo một thư mục có tiêu đề Breakout Group. Sau đó sao chép URL đã được liên kết với tài liệu đầu tiên vào thư mục đó với tiêu đề Breakout Group 1. Thực hiện các bước tương tự để tương đương số lượng thư mục với số nhóm. Thêm nữa, hãy tạo sáu tài liệu cho breakout group nếu một lớp có 24 học sinh và  nhóm 4 thành viên

Phổ biến hướng dẫn về Breakout Group trong bản tài liệu cộng tác

Đơn giản là tôi sẽ mặc định cả sáu nhóm breakout đều thảo luận về cùng một vấn đề.  

Giả sử tôi đang nói về sự tuân thủ và bất đồng trong một lớp học tâm lý xã hội. Trong các nhóm Breakout, tôi muốn học sinh xác định 5 yếu tố liên quan tới sự phù hợp. 5 yếu tố liên quan tới sự bất đồng quan điểm như là một bài tập khởi động. Để chuẩn bị cho thảo luận, tôi sẽ sao chép và dán các hướng dẫn giống nhau vào sáu tài liệu cộng tác. Sau đây là ví dụ về các hướng dẫn đơn giản: 

  1. Liệt kê 5 yếu tố làm tăng khả năng tuân thủ theo những gì người khác đang làm hoặc nói.
  2. Liệt kê 5 yếu tố làm tăng khả năng bất đồng quan điểm với những gì người khác làm hoặc nói.teacher

Sử dụng tài liệu cộng tác giữa thảo luận nhóm Breakout

Để có sự đồng bộ trong lớp học, hãy yêu cầu học sinh đăng nhập vào LMS và phần mềm cộng tác ảo (Zoom, Google Hangouts). Khi đã sẵn sàng phân chia học sinh vào các phòng Breakout. Trước tiên hãy làm ngắn gọn các hướng dẫn. Sau đó cho các em biết rằng hướng dẫn chi tiết sẽ được cung cấp trong tài liệu cộng tác. Yêu cầu thư ký và người hỗ trợ ở mỗi nhóm.

Mặc dù vậy, phải nhấn mạnh rằng tất cả cả thành viên trong nhóm đều phải tham gia và các em có thể sẽ được yêu cầu tóm tắt ý của nhóm trong phiên thảo luận sau breakout. Sau khi được phân vào các phòng breakout, học sinh sẽ mở tài liệu cộng tác trong thư mục LMS. Trùng với thứ tự của mỗi nhóm ( ví dụ nhóm Breakout 1, nhóm Breakout 2). Các nhóm breakout thảo luận về chủ đề đã được giao, và ghi chú lại ngắn gọn nội dung thảo luận của nhóm. 

tài liệu

Giám sát thảo luận Breakout

Giáo viên có thể mở một tab riêng cho từng tài liệu cộng tác của mỗi nhóm breakout. Thao tác này cho phép giáo viên giám sát tiến trình của mỗi nhóm. Theo dõi các nhận xét được đưa ra. Xác định thời điểm tốt nhất để nhắc nhở hai phút cuối cùng trước khi đưa lớp học trở lại. Như là một phần trong phiên hỏi đáp, giáo viên có thể chia sẻ màn hình của mình. Sau đó xem lại ghi chú của từng nhóm trong khi nhấn mạnh những điểm mạnh của các nhóm. 

Những hướng dẫn về thảo luận cho lớp học tiếp theo có thể được đặt ở đầu mỗi tài liệu. Sau khi tài liệu cộng tác được tạo. Quá trình này cung cấp cho bạn một danh sách toàn diện liên tục về các phiên breakout nhằm hỗ trợ các khóa học trong tương lai.

Các quy trình trong bài viết này được thiết kế nhằm làm cho các cuộc thảo luận nhóm breakout của bạn có ý nghĩa và hiệu quả hơn.

Tham khảo các khóa học tại đây.

DMCA.com Protection Status