Dưới đây là một bức thư của bà Kamini Lakhani – người sáng lập tổ chức Hỗ trợ cho các cá nhân tự kỷ (SAI Connected) năm 2004 tại Mumbai, Ấn Độ. Kamini là mẹ của một thanh niên mắc hội chứng tự kỷ và đã cung cấp các dịch vụ trong lĩnh vực tự kỷ trong hơn 20 năm. Bài viết đầu tiên xuất hiện trên trang web SAI.
Chúng tôi đã gặp nhau tại một bữa tiệc. Cô ấy nhìn rất trẻ và hoạt bát. Có lẽ do cả hai chúng tôi đều hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nên có thiện cảm ngay.
Cô ấy là một giáo viên lớp 4. Khi nghe tôi nói đã làm việc với những người tự kỉ, cô rất hăng hái đặt hàng loạt câu hỏi và bình luận. Bạn hiểu mà, cô ấy đang dạy một đứa trẻ tự kỷ ở một trong những lớp học của mình.
“để hiểu em ấy là điều không thể”
“em ấy hoàn toàn quậy phá và gây chuyện trong lớp học’’
“là người tìm kiếm sự chú ý”
“bạn có nghĩ là em ấy nên đi học bình thường không ?’’
“em ấy thậm chí còn không thể ngồi yên trong chốc lát’’
‘’tôi không nghĩ em ấy có thể học”
‘’mẹ em ấy thì rất khắt khe và đánh giá quá cao khả năng của con mình’’
Tôi đã không phải nói quá nhiều để duy trì cuộc trò chuyện. Thỉnh thoảng tôi chỉ cần gật đầu và nói ‘’hmms’’ là đủ.
Thật khác lạ khi nghe quan điểm từ một nhà giáo dục về việc dạy trẻ tự kỉ. Tôi đã quen với việc nghe các câu chuyện từ phụ huynh về cách giáo viên đối xử không công bằng với con cái họ ở trường học.
Nó giống như chuyện chú voi ai cũng biết. Một người mô tả cái vòi voi, trong khi người kia mô tả thân con voi. Nhưng nó không cảm thấy giống như họ đang mô tả cùng một con vật tuyệt vời.
Hôm nay, tôi muốn đưa ra ý kiến của mình từ quan điểm của giáo viên qua bức thư ngỏ.
Bức thư ngỏ của một học sinh mắc hội chứng tự kỷ
Kính thưa thầy (cô),
Đầu tiên, tôi muốn tán dương bạn vì đã theo nghề này.
Bạn đã có lựa chọn khác để theo nghề sinh lợi hơn – nhưng bạn đã chọn theo nghề cao quý này.
Tôi chắc chắn rằng ý định của bạn là tạo ra sự khác biệt trong cuộc sống của trẻ em. Nhưng với một học sinh bạn không thể giải quyết được, người khiến bạn không thoải mái và quậy phá trong lớp học của bạn. Dù không nói ra nhưng đôi khi bạn ước em ấy không có trong lớp học mình.
Bạn có thể cảm thấy tội lỗi về những suy nghĩ này – nhưng bạn chỉ không thể xử lý những hành vi kỳ quặc và gây rối của em ấy.
Tôi hiểu cảm giác của bạn. Mohit, con trai tôi giờ đã 27 tuổi. Trong 10 năm của cuộc đời, nó đã theo học các trường chính quy. Tôi đã có cơ hội tiếp xúc và giải thích chứng tự kỷ cho một số giáo viên.
Tôi muốn bạn chuyển hướng một chút.
Hãy chuyển từ cảm giác của bạn đến cảm giác của đứa trẻ này.
Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn biết rằng đứa trẻ này không cố tình quấy rối lớp học của bạn. Em ấy có một bộ não khác thường. Không bất thường hoặc rối loạn chức năng – chỉ khác biệt.
Do cách não của em ấy liên kết, nên nó rất hiếu động và gần như mất kiểm soát. Nó có vẻ lo lắng. Nó không thể kết nối với những đứa trẻ khác. Trên thực tế, có thể xuất hiện việc em đánh nhau với những đứa trẻ khác thường xuyên.
Tất cả những hành vi đó là cách đứa bé đang cầu cứu sự giúp đỡ của bạn.
Ngay cả khi đứa trẻ này có giọng hát hay, nó cũng không thể chia sẻ cảm xúc và cho bạn biết chuyện gì đang xảy ra.
Bạn có thể tưởng tượng em ấy cảm thấy như thế nào? Không bạn bè, không sự trợ giúp và không ai hiểu em ấy. Hãy dành một phút để ngẫm nghĩ về những gì tôi vừa nói. Hình dung đứa trẻ này trong lớp học của bạn. Bây giờ bạn nhìn em ấy theo cách khác, liệu bạn có muốn giúp đỡ em ấy không? Tôi rất vui khi thấy bạn gật đầu.
Sau đây là 5 điều bạn nên làm ngay để có thể dạy những đứa trẻ tự kỷ tốt hơn.
1. Kết nối với các bà mẹ
Người mẹ sẽ là
Hãy hỏi xin bản báo cáo đánh giá bệnh lý của trẻ và nghiên cứu chúng. Những thứ đó sẽ giúp bạn hiểu hơn về tình trạng của bé.
2. Lập danh sách các điểm mạnh của bé
Mỗi đứa trẻ đều có thế mạnh, bạn chỉ cần phải quan sát chúng thật kỹ sẽ thấy được. Đứa trẻ có thể cực kỳ yêu thương và quan tâm mọi người hay có những kỹ năng mà những đứa trẻ khác không có. Hãy ghi chúng ra.
3. Hiểu cách bé học
Đứa trẻ này sẽ không học giống như những đứa trẻ khác, nhiều bé tự kỷ học thông qua trực quan. Do đó, hãy có một tiết học trực quan hoặc phá vỡ mọi thứ để giúp bé hiểu và giữ được bình tĩnh.
Bên cạnh đó có rất nhiều cách mà bé có thể áp dụng học.
4. Yêu cầu sự trợ giúp
Bạn có ít nhất 20 bé khác đang trông chờ vào sự hướng dẫn của bạn vì vậy không thể nào chỉ tập trung vào duy nhất 1 bé trong khi những bé còn lại thì bị bỏ rơi.
Một giáo viên hỗ trợ hay một trợ giảng sẽ cực kỳ hữu dụng trong trường hợp này. Người đó sẽ ngồi cùng với bé và giữ cho bé tập trung trong khi lớp học vẫn tiếp tục diễn ra tốt đẹp.
5. Xử trí với hành vi của bé ngay lập tức
Những bé như vậy thường hay có cảm giác quá tải nhanh chóng. Việc nhìn ra các dấu hiệu sớm là rất quan trọng và có sẵn một nơi thiết kế riêng cho bé đi ra đó cùng với giáo viên hỗ trợ khi bé bắt đầu không ổn và để bé quay lại khi đã sẵn sàng. Điều đó sẽ làm cho bé cảm thấy ổn định và an toàn, đồng thời giữ cho lớp học vẫn hoạt động trơn tru.
Một cố vấn hành vi cũng có một kế hoạch điều chỉnh khác dùng để theo dõi tại trường học. Việc này có thể phức tạp và rắc rối cho bạn, tôi hiểu điều đó. Nhưng tôi sẽ đưa bạn quay trở lại câu hỏi tại sao bạn lại muốn trở thành một giáo viên?
Đây là một vài câu trả lời từ vài người bạn giáo viên điển hình của tôi:
“Tôi muốn trở thành giáo viên để tạo ra các giá trị cho những thế hệ sau. Tôi muốn tạo ra những khác biệt khả quan hơn.”
“Tôi muốn truyền tải kiến thức và đồng thời học hỏi từ chúng. Tôi luôn muốn giữ tuổi trẻ bằng cách được vây quanh bởi trẻ con. Và trên hết, tôi yêu trẻ, tôi yêu sự ngây thơ và tâm hồn trong trắng của chúng.”
Bạn chọn cơ hội này để tác động đến cuộc sống của đứa trẻ và cũng đứa trẻ này làm bạn cảm thấy bất lực. Dạy một đứa trẻ tự kỷ, bạn sẽ mở rộng trái tim mình và cũng làm cho gia đình bé hạnh phúc hơn. Và một điều nữa, sự ảnh hưởng của bạn không chỉ dừng ở gia đình đó, nó có hiệu ứng lan truyền.
Hãy tưởng tượng những đứa bé nhỏ bạn đang chăm sóc nhìn bạn với đôi mắt thơ ngây, qua đôi mắt bạn sẽ thấy được mình đã đối xử khác đi như nào. Chúng luôn quan sát bạn cẩn thận, hãy nhớ chúng sẽ học theo những gì bạn làm không phải những gì bạn nói. Chúng sẽ về kể lại với ba mẹ những cách tuyệt vời bạn đã dùng để dạy “đứa trẻ khác biệt đó”.
Tôi hy vọng bạn sẽ nắm lấy thử thách này để nâng cuộc sống mình cũng như cuộc sống của thế hệ mai sau.
Lược
Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin khóa học Tesol tại đây.