10 TRÒ CHƠI GIÚP LÀM NÓNG KHÔNG KHÍ CHO TRẺ NHỎ

Tính cách của học sinh tiểu học là sự kết hợp độc đáo giữa một tư duy đang phát triển, trí tò mò và khát khao được đi, đi và đi. Điều này khiến việc quản lý lớp học tiểu học khác nhiều so với những lớp cấp hai và cấp ba.

Đó chính là lý do cần phải có những trò chơi làm nóng không khí. Giáo viên có thể tổ chức những trò chơi này bằng nhiều hình thức. Những trò chơi được liệt kê dưới đây sẽ giúp học sinh có cơ hội thư giãn sau khi làm bài kiểm tra; tập trung hơn sau giờ ra chơi hoặc những buổi tham quan, nạp lại năng lượng sau giờ nghỉ trưa; hoặc cũng có thể giúp học sinh tìm hiểu lẫn nhau khi mới bắt đầu năm học.

khởi động

Dưới đây là 10 trò chơi giúp làm nóng không khí dành cho trẻ em, cụ thể hơn là dành cho các bé khối tiểu học.

1. Gọi tên theo chữ cái

Ví dụ: My name is Apple Anna, Bobby Banana

Học sinh sẽ nói tên và tự giới thiệu về bản thân mình bằng một từ bắt đầu bằng chữ cái giống với chữ cái đầu trong tên của các bé. Học sinh tiếp theo phải lặp lại tên và từ của những học sinh trước đó. Sau đó mới giới thiệu về tên và nói từ mình chọn.

2. Chia sẻ một bức tranh

Học sinh sẽ phải mang đến lớp một bức ảnh gồm những người sống trong gia đình của bé và chia sẻ với cả lớp. (Lưu ý: Bạn nên xem trước những bức hình trước khi cho các bé chia sẻ trước lớp).

Một hoạt động tuyệt vời cho tuần lễ khai giảng ở trường là yêu cầu học sinh mang theo một tấm ảnh của các thành viên trong gia đình của các bé. Nếu học sinh không mang theo tấm ảnh nào, bạn có thể yêu cầu học sinh vẽ một bức tranh thay thế. Một vài học sinh có thể có nhiều hơn một gia đình nếu ba mẹ các em đã ly dị với nhau.

Đây không những là một cách hay giúp học sinh có cơ hội chia sẻ một cách tự hào về các thành viên trong gia đình mình. Hoạt động này cũng giúp giáo viên hiểu hơn về cuộc sống của từng học sinh.

3. Sở thích của tôi là…

Trò chơi này rất đơn giản: Học sinh chỉ cần xác định một vài thứ mà các bé yêu thích. (Những học sinh nhỏ tuổi hoặc rụt rè hơn cần những câu mở đầu gợi ý như “My favorite pizza topping is…” ; “My favorite game to play with friends is…”)

4. Lựa chọn một siêu năng lực

Nếu học sinh có một siêu năng lực thì các em muốn có siêu năng lực gì. Yêu cầu mỗi em tự vẽ bản thân như một siêu anh hùng. Những câu chuyện về siêu anh hùng lúc nào cũng rất được yêu thích. Phát cho mỗi học sinh một mảnh giấy và yêu cầu các em trang trí bản thân như một siêu anh hùng. Ở mặt sau, học sinh có thể liệt kê những siêu năng lực mà các em muốn sở hữu.

Sẽ thật thú vị khi bạn có thể biết được điều gì là quan trọng đối với học sinh mình. Và tìm hiểu được những điều mà bạn khó có thể biết được bằng cách khác. Tôi có một học sinh viết rằng siêu năng lực mà em muốn có là luôn luôn có đủ thức ăn. Điều này giúp tôi nhận ra rằng em học sinh này có hoàn cảnh khó khăn và luôn lo lắng về vấn đề thức ăn. Nếu không có hoạt động này thì có lẽ sẽ mất tới hàng tháng để tôi có thể biết được hoàn cảnh khó khăn của em.

sở thích

5. “Một vài điều tôi thích…”

Trong trò chơi làm nóng không khí này, học sinh của bạn sẽ chia sẻ với cả lớp về một vài thứ mà các em thích hoặc làm giỏi.

Học sinh thường nghe giáo viên nói rằng các em phải cải thiện nhiều hơn nữa. Cũng như luôn được nhắc nhở về những lĩnh vực mà các em phải cố gắng hơn để có thể nâng cao trình độ. Điều này thì không xấu nhưng nó không giúp học sinh của bạn nhận ra những điểm mạnh của mình. Chẳng hạn như là một người bạn tốt. Biết chia sẻ. Thích hát. Thân thiện. Biết nhảy múa. Hãy giúp học sinh của bạn viết và chia sẻ về những kỹ năng giúp các em tự tin hơn vào bản thân mình.

6. Giới thiệu về đồng đội

Bạn sẽ bắt cặp 2 học sinh lại với nhau và sau đó để các em giới thiệu lẫn nhau cho cả lớp. Mỗi học sinh sẽ được giao nhiệm vụ phỏng vấn một người khác và sau đó giới thiệu về bạn đó trước cả lớp. Điều này giúp học sinh không cảm thấy rằng mình đang tự khoe khoang về bản thân. Hơn thế nữa, nó còn giúp học sinh biết cách đặt câu hỏi, ghi nhớ thông tin và phát biểu trước đám đông.

7. “Khi lớn lên, tôi sẽ …”

Trong hoạt động này, các em học sinh sẽ phải chia sẻ về cuộc sống tương lai trong tưởng tượng của các em, khi mà các em đã trưởng thành.

Hãy tận dụng trí tưởng tượng phong phú của trẻ em. Hãy để các em tự tạo ra một thế giới tương lai của riêng mình. Học sinh có thể vẽ, xây lego, viết một câu chuyện; hoặc chỉ đơn giản là làm một list danh sách những điều mà các em nghĩ sẽ xảy ra trong tương lai 20 năm tới.

chia sẻ

8. Trò chơi giác quan: “I can see, smell, taste, feel, hear…” (Tôi có thể nhìn thấy, ngửi mùi, nếm vị, cảm thấy và nghe được …)

Trò chơi phá băng dành cho trẻ em này là một hoạt động thú vị để giúp học sinh bớt lo lắng và hiểu thêm về nhau. Để giúp học sinh bình tĩnh hơn, hãy yêu cầu học sinh nhắm mắt lại và tưởng tượng ra một điều thú vị mà các em muốn thấy, ngửi, nếm, cảm nhận và lắng nghe. Việc này giúp học sinh cảm nhận được từng khoảnh khắc, từng nhịp đập cơ thể, giúp tâm trí các em trở nên nhẹ nhàng hơn. Để phá băng cho bầu không khí lớp học, học sinh có thể chia sẻ đáp án với cả lớp hoặc với những nhóm nhỏ.

9. Cải thiện một điều gì đó

Đó có thể là bất cứ thứ gì – một trò chơi điện tử, một môn thể thao, một xe hơi âm nhạc, sân chơi của trường hoặc thậm chí là một nhiệm vụ trong lớp học.

Đây không hoàn toàn là ‘một trò chơi phá băng dành cho học sinh tiểu học’. Việc yêu cầu học sinh chọn một công việc trong lớp và bằng cách nào đó ‘cải thiện’ nó như là làm cho nó hiệu quả hơn, thú vị hơn, đơn giản hơn, v.v. Hoặc có thể khuyến khích tư duy cởi mở và sáng tạo, đồng thời mang lại cho học sinh một cơ hội để tích lũy thêm ​​thức nền tảng của bản thân.

Chú ý: Việc giao nhiệm vụ hàng ngày cho học sinh trong lớp là một cách hay để giúp các em trở nên trách nhiệm hơn và có kinh nghiệm hơn trong lĩnh vực lãnh đạo. Những công việc có thể bao gồm như lớp trưởng, hậu trường, tắt đèn, gọt bút chì, thu giấy, cho cá ăn,… Không phải học sinh nào cũng cần phải có việc để làm mỗi ngày. Nhưng bạn sẽ phải bất ngờ khi thấy học sinh của mình trở nên giỏi giang như thế nào khi được tin tưởng giao nhiệm vụ.

10. Đóng băng!

‘Đóng băng!’ Có thể được áp dụng cho bất kỳ mọi hoạt động – xếp hàng, viết, chơi thể thao hoặc thậm chí là một buổi khiêu vũ nhanh trước khi lớp học bắt đầu.Hoạt động này luôn thu hút sự chú ý của những học sinh nhỏ tuổi!

Hãy tìm một số bản nhạc vui nhộn , sắp xếp không gian và để các bé đốt cháy năng lượng bằng cách khiêu vũ. Hoạt động này rất tốt cho cơ thể và trí não của các em. Bạn thậm chí có thể chọn nhạc đi kèm với các bài học bạn dạy trong tuần đó, sử dụng các thể loại nhạc khác nhau hoặc từ các khoảng thời gian khác nhau. Khi nhạc dừng, học sinh ngừng nhảy. Ai vẫn đang di chuyển sẽ phải rời khỏi trò chơi.

Phạm Hằng lược dịch từ Busy Teacher

Tham khảo các khóa học tại đây.

DMCA.com Protection Status