Bạn gặp khó khăn trong việc đọc, viết, nghe hoặc nói? Tuy nhiên bạn có thể cải thiện bất kỳ và thậm chí là tất cả các kỹ năng này để giỏi ngoại ngữ thông qua việc thực hành và lặp lại.
PHẦN 1: ĐỌC
Đọc tối thiểu nửa giờ mỗi ngày. Đọc sách là việc rất quan trọng đối với chúng ta. Nó vun đắp kiến thức, chừa cho ta một lối thoát và rèn luyện cho bộ não của chúng ta. Bạn càng đọc nhiều, kỹ năng đọc và phát âm sẽ càng được cải thiện tốt hơn. Hãy thử đọc các chủ đề bạn hứng thú, có thể là một cuốn tiểu thuyết lãng mạn, tạp chí thể thao, báo chí hay ngay cả sách hướng dẫn sử dụng động cơ xe hơi. Và đừng chỉ chăm chăm đọc một thể loại mãi mà hãy mở rộng vốn kiến thức của mình bằng cách đọc các loại văn bản và tài liệu tham khảo khác nhau.
PHẦN 2: VIẾT
Viết một tác phẩm văn học. Hãy thử viết một cuốn tiểu thuyết, một câu chuyện ngắn, một bài thơ, một vở kịch hoặc bất kỳ một bài viết mang tính sáng tạo nào khác. Nếu bạn chịu bỏ công rèn luyện mỗi ngày một ít thì cả kỹ năng viết cũng như khả năng sáng tạo của bạn sẽ đều được trau dồi và rèn luyện.
PHẦN 3: NGHE
1. Nghe người hướng dẫn nói một cách thật chăm chú. Trong khi nghe, hãy ghi chú ra giấy những chi tiết quan trọng mà anh/cô ấy nói, đồng thời chặn hết mọi thứ làm sao nhãng tâm trí bạn. Hãy nghe người khác nói bằng ngôn ngữ giống vậy để cải thiện khả năng nói, viết và phát âm của bạn.
2. Nói trước lớp học. Chọn một chủ đề để diễn giải và phải đảm bảo rằng giọng nói của bạn to rõ, dõng dạc đủ để tất cả mọi người có thể hiểu những gì bạn đang nói. Thảo luận với người khác về chủ đề bài phát biểu của bạn cũng là một cách hay, bởi sẽ luôn có nhiều cách giúp bạn có thể cải thiện. Bạn hãy giao tiếp với đủ mọi loại người. Mỗi người có một cách diễn đạt khác nhau, do đó giao tiếp với những người khác nhau có thể giúp giỏi ngoại ngữ cũng như kỹ năng xã hội của bạn.
Phần 4: Nói
1. Chọn các chi tiết từ Phần 1 và phần được ghi lại ở Phần 2 trong bài đọc.
2. Giải thích các chi tiết đó thành tiếng. Hãy tham khảo bài đọc để triển khai các suy luận, quan điểm và ý kiến của bạn.
3. Tìm hiểu về đặc điểm và tác dụng của ngôn ngữ. Bạn hãy sử dụng các phép tu từ để làm rõ quan điểm của mình khi nói, chẳng hạn như so sánh, nhân cách hóa, ẩn dụ, v.v … Sử dụng các câu nói ngắn gọn, súc tích nhằm làm rõ quan điểm hơn cho khán giả/ độc giả.
4. Xác định và giải thích mục đích của tác giả. Nếu có thể, bạn hãy thảo luận thêm về vấn đề này với những người khác. Đồng thời phân tích cả phạm vi từ vựng của tác giả. Nghĩ xem làm thế nào để tác giả truyền đạt thông điệp, tâm trạng, thái độ và cảm xúc?
5. Kết thúc bằng cách đưa ra bình luận về tác động tổng thể của những thứ bạn đã đọc và viết. Nói cách khác, hãy kết thúc bài phát biểu/ bài viết của bạn bằng một câu kết luận.
Lược dịch từ: wikihow
Tham khảo thông tin khóa học cách giảng dạy tiếng Anh hiệu quả tại đây.