Phương pháp dạy kỹ năng đọc hiệu quả

Đọc sách là bước đầu tiên để có một cuộc sống tốt hơn. Nếu không có kỹ năng đọc cơ bản, chúng ta không thể tìm được việc làm trong hầu hết các lĩnh vực hoặc đàm phán hợp đồng ví dụ như hợp đồng cho thuê. Thật không may rằng ngày nay văn hóa siêu thị giác làm cho việc đọc ít hấp dẫn hơn đối với trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, bạn không nên đầu hàng trong thất bại. Với một vài thủ thuật hữu ích, bạn có thể dạy kỹ năng đọc cho cả trẻ em và người lớn.

Phương pháp 1: Dạy cho độc giả trẻ kỹ năng cơ bản

1. Tìm hiểu phong cách học tập của họ.

Bạn cần tìm hiểu điều này trước khi bạn có thể dạy kỹ năng đọc. Hầu hết học sinh học bằng cách nhìn (người học trực quan), nghe (người học thính giác) hoặc làm (người học xúc giác). Nói chuyện với hiệu trưởng hoặc cố vấn hướng dẫn của trường về những bài kiểm tra mà bạn cung cấp cho họ.

  • Dạy người học trực quan bằng đề cương, sơ đồ và tài liệu minh họa
  • Dạy người học thính giác thông qua sách âm thanh, báo cáo miệng và các trò chơi gieo vần.
  • Dạy người học xúc giác thông qua các hoạt động, trò chơi và các chuyến đi thực địa.
  • Nếu bạn là giáo viên của trường hoặc đang dạy nhiều hơn một đứa trẻ, thì rất quan trọng để cân bằng những phương pháp đó để hấp dẫn người đọc theo nhiều cách khác nhau.

2. Xác định điều họ thích và không thích.

Một trong những cách tốt nhất để giúp trẻ hứng thú với việc đọc sách là chọn tài liệu mà chúng vốn đã thích thú. Trong suốt tuần đầu tiên đến trường, hãy nói chuyện với học sinh của bạn về sở thích của chúng. Bạn có thể hỏi về những bộ phim, nhân vật hoặc bài hát yêu thích. Sau đó, bạn có thể thiết kế tài liệu đọc theo sở thích của học sinh. 

Ví dụ, có thể một vài đứa trẻ nói rằng chúng yêu khỉ. Curious George sẽ là một cuốn sách tuyệt vời để bắt đầu! Có thể chúng đang mê ma thuật thì Harry Potter và the Sorcerer’s Stone là lựa chọn tốt.

3. Bắt đầu với những tài liệu đơn giản

Đối với những độc giả còn rất nhỏ, hãy thử đọc tiêu đề theo từng dòng như trong sách Dr.Seuss hoặc áp dụng kỹ năng căn bản cho người mới đọc. Các biện pháp nghệ thuật như vần điệu hoặc phép điệp từ điệp ngữ cũng thu hút độc giả trẻ. Tìm những cuốn sách được minh họa phong phú với hình ảnh hấp dẫn để học sinh có thể kết nối các từ và hình ảnh. Ngoài Dr.Seuss, một số ví dụ điển hình bao gồm: The Cat from Hunger Mountain của Ed Young, Little Red của Bethan Woollvin, Freedom in Congo Square bởi Carole Boston Weatherford.

4. Đọc cho họ nghe. 

Khi bạn đọc, hãy nghiêng cuốn sách để học sinh có thể nhìn thấy văn bản và hình minh họa. Tạo kết nối giữa các văn bản và hình ảnh. Trước khi bạn lật trang, hãy hỏi học sinh những câu hỏi hấp dẫn, chẳng hạn như:

  • Bạn nghĩ Little Red Riding Hood sẽ làm gì tiếp theo?
  • Tại sao bạn nghĩ Tiến sĩ Seuss để cho Lorax nói chuyện với cây?
  • Nếu bạn là một trong những con dê billy, bạn sẽ làm gì?

5. Yêu cầu trả lời bằng văn bản. 

Viết có thể rèn luyện ngữ pháp, tính nhẫn nại và tình yêu dành cho việc đọc. Khi bắt đầu lớp học, hãy yêu cầu học sinh viết một đoạn văn ngắn tóm tắt bài tập về nhà của chúng hoặc những gì chúng đã đọc trong lớp ngày hôm qua. Để làm cho câu trả lời thú vị hơn một chút, hãy yêu cầu họ viết về những gì họ thích và những gì họ không thích. Các ý tưởng khác cho bài tập bao gồm:

  • Viết một lá thư cho nhân vật chính.
  • Chuyển đổi cốt truyện của cuốn sách thành một câu chuyện tin tức.
  • Viết một cuộc phỏng vấn với nhân vật chính.

Phương pháp 2: Giúp người học lớn tuổi tăng cường kỹ năng đọc

1. Đánh giá xem họ đọc được những gì

Giáo viên phát cho mỗi học sinh một đoạn khác nhau trích từ những sách phù hợp với lứa tuổi và yêu cầu họ đọc to hoặc giải thích đoạn đó nói về cái gì. Nếu học viên thấy nó quá dễ hay quá khó, bạn nên điều chỉnh các bài đọc cho đến khi bạn có thể xác định trình độ đọc của họ. Học viên có thể chứng minh những gì họ đã biết bằng cách:

  • Đọc lớn lên
  • Trả lời câu hỏi đọc hiểu
  • Làm các bài kiểm tra trình độ đầu vào

2. Nói chuyện với những người học lớn tuổi hơn để nắm được trình độ đọc của họ

Những người học lớn tuổi thường có động lực hơn để học và nắm bắt tốt hơn về trình độ đọc hiện tại của họ. Bảo họ tự đánh giá mức độ của bản thân và những gì họ cảm thấy thoải mái khi đọc. Hãy bắt đầu từ đó và điều chỉnh khi cần thiết. Đó cũng là một cách hay để nắm bắt sở thích của họ từ đó đáp ứng nhu cầu của họ.

Bạn có thể đặt câu hỏi như thế này: “Thể loại yêu thích của bạn là gì?”; ”Nội dung nào bạn thấy thú vị khi đọc?” hoặc ”Bạn nghĩ điều gì làm cho việc đọc trở nên khó khăn nhất?”.

3. Phù hợp với mức độ trưởng thành của họ

Những học viên ở tuổi vị thành niên hay trưởng thành không muốn đọc sách dành cho trẻ em là điều hoàn toàn có thể hiểu được. Đối với những học viên này, tìm kiếm tiểu thuyết tội phạm hoặc các chủ đề người lớn khác phù hợp với trình độ cơ bản. Bạn cũng có thể tìm tác phẩm của các tác giả cổ điển, chẳng hạn như Shakespeare. Có một số lựa chọn như là:

  • Reading Shakespeare with Young Adults của Mary Ellen Dakin
  • The Fire Next Time của James Baldwin
  • Before We were Free của Julia Alvarez

4. Xem trước bài tập về nhà trong lớp

Giáo viên nên chia học sinh thành các nhóm nhỏ và cho họ đọc tiêu đề của bài đọc được giao, cũng như chú thích cho bất kỳ minh họa trong bài đọc. Bằng cách dành thời gian cho hoạt động này trong lớp, bạn sẽ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xem trước bài đối với các bài đọc sau này. Một số ví dụ về câu hỏi hướng dẫn cho bài tập này là: 

  • Cuốn sách này có tên là How the Garcia Girls Lost Their Accents. 
  • Dựa trên tiêu đề đó, bạn nghĩ cuốn sách này nói về điều gì?
  • Bức ảnh về các nhà hoạt động nhân quyền đang ngồi tại quầy “Chỉ dành cho người da trắng” cho chúng ta thông tin gì về bài báo?

5. Nhấn mạnh ngữ cảnh

Từ điển thật tuyệt vời nhưng việc tra các từ riêng lẻ có thể làm cho người đọc mất tập trung vào nội dung của bài tập. Dạy cho học sinh biết tầm quan trọng của việc tìm ra nghĩa và ý nghĩa của từ thông qua ngữ cảnh trong câu hoặc đoạn văn. Bạn có thể dạy ngữ cảnh qua:

  • Câu hỏi điền vào chỗ trống. Học sinh hoàn thành bằng cách chọn một trong ba từ bên dưới hoặc bên cạnh câu hỏi.
  • Bài tập trái nghĩa. Học sinh phải tìm ra nghĩa của một từ bằng cách phân tích việc sử dụng từ trái nghĩa của nó (một từ họ đã biết) trong cùng một câu đó. Ví dụ: While Mrs. Smith welcomed all immigrants, her neighbor was xenophobic. Xenophobic có nghĩa là gì?

6. Thảo luận về chiến lược đọc bài

Yêu cầu học sinh của bạn lên kế hoạch chọn chiến lược sẽ được sử dụng cho bài đọc được giao. Vào buổi học tiếp theo, hãy hỏi họ những chiến lược nào giúp ích nhiều nhất. Ví dụ về các chiến lược đọc là:

  • Đọc lướt
  • Sử dụng bối cảnh
  • Cố gắng dự đoán những gì sẽ xảy ra tiếp theo dưới hình thức kể chuyện

7. Để học sinh học hỏi lẫn nhau

Học sinh tiếp thu kiến thức tốt hơn khi học từ bạn cùng lớp. Họ có thể đọc to cho nhau nghe và thảo luận về ý nghĩa bài đọc. Sau khoảng mười phút làm việc nhóm, yêu cầu học sinh trình bày kết quả thảo luận của họ trước lớp. Một số ví dụ:

  • Chia cặp. Đặt một câu hỏi liên quan đến bài đọc. Chia học sinh của bạn theo cặp để thảo luận nhanh về câu trả lời. Sau khoảng 10 phút, yêu cầu mỗi nhóm chia sẻ câu trả lời của họ với cả lớp. 
  • Bắt kịp. Chia bài giảng của bạn thành các phân đoạn. Giữa mỗi phân khúc, sinh viên làm việc trong các nhóm nhỏ để so sánh các ghi chú và thảo luận về những gì học chưa hiểu. Sau khoảng năm đến mười phút, mỗi nhóm chia sẻ những phát hiện của họ với cả lớp.

Lược dịch từ wikihow

Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin khóa học Tesol tại đây.

DMCA.com Protection Status