NGƯỜI HỌC THƯỜNG SẴN SÀNG TRANH LUẬN KHI HỌ GẶP MỘT TÌNH HUỐNG VỚI HAI HƯỚNG GIẢI QUYẾT.
Đối với bất kì lớp học nào đi nữa thì khi đối mặt với một vấn đề về mặt đạo đức thì ngay cả những học sinh ít nói nhất cũng sẽ tham gia tranh luận. Điều này là do họ muốn chia sẻ những quan điểm khác nhau về văn hóa và mối quan hệ trong lớp học. Có nhiều phương pháp để làm việc này tuy nhiên. đối với riêng tôi thì cách hay nhất vẫn là “The Bridge” (Cây cầu) – một phương pháp hữu ích có thể được áp dụng với bất kì loại lớp học nào. Nó không chỉ giúp lớp học trở nên sôi động, mà còn giúp người học tham gia tranh luận một cách tự tin và bình đẳng.
7 BƯỚC TRONG PHƯƠNG PHÁP “THE BRIDGE”
- CHUẨN BỊ
Cách mở màn tốt nhất có lẻ là một bài tập nghe. Bạn hãy vẻ một bản đồ của một ngôi làng lên bảng bao hồm những túp lều, một con sông chảy ngang nó và một cây cầu giúp qua sông. Thêm thắt một vài chi tiết để giúp bản đồ trở nên sống động. Dành ra vài phút để học sinh của bạn suy nghĩ về những thứ có trong một ngôi làng đang phát triển như cái giếng, cửa hàng hoặc con đường… Sau đó bạn hãy kể một câu chuyện để đưa ra tình huống tranh luận. Người học phải ghi chú một cách cẩn thận.
2. CÂU CHUYỆN
Một cặp đôi trẻ sống ở bờ phía Tây của con sông. Người chồng làm ăn xa nhà bời trong làng thì không có mấy nghề để làm. Người vợ là một người phụ nữ đảm đang, nhưng như bao người phụ nữ khác, bà trở nên cô đơn và chán nản khi người chông đi xa. Thêm vào đó, ngay cả khi người chồng ở nhà thì anh ấy cũng ít khi để ý đến cô. Hãy vẽ ra bức tranh của một người phụ nữ khát khao được yêu thương chứ không phải của một người phụ nữ tham giàu sang và bội bạc.
Rồi một đêm, người vợ bước sang cầu và dành thời gian cho một người đàn ông mà bà ấy mới gặp – ta hãy gọi người đàn ông này là nhân tình của bà ấy. Họ nảy sinh tình cảm – người phụ nữ thầy vui khi ở bên nhân tình và anh ấy làm bà cười rất nhiều. Mối tình này diễn ra được vài tuần mà người chông không hề hay biết. Một buổi sáng nọ, người vợ giật mình thức dậy trong nhà của nhân tình bà bởi tiếng súng nổ. Một cuộc nội chiến bắt đầu và hàng tram người lình muốn phá hủy cây cầu. Người phụ nữ tỏ ra sợ sệt vì chồng bà thì sắp về và bà thì không có ở nhà. Bà vội chạy đến cây cầu nhưng bà bị chặn lại bởi những người lính. Một trong số họ – ta tạm gọi là anh Lính, không cho bà qua cầu. Người vợ xin tiền nhân tình để hối lộ cho anh lính nhưng anh nhân tình từ chối. Ngược lại, anh nhân tình năn nỉ bà bỏ chồng để sống với anh ấy cả đời. Tuy nhiên người vợ từ chối, bà nói rằng cuộc hôn nhân của bà vẫn còn có ý nghĩa sâu đậm với bà. Sau đó, và đến nhà một người bạn học cũ ở một phần khác của ngôi làng. Bà giải thích mọi chuyện nhưng người bạn của bà cảm thấy thất vọng và từ chối cho bà tiền để hối lộ. Quá tuyệt vọng, bà nhắm mắt chạy bán mạng qua cây cầu. Theo lệnh, anh Lính giương súng và bắn. Bà vợ ngã xuống và qua đời trên cây cầu.
3. TRANH LUẬN LẦN 1
Ai sẽ chịu trách nhiệm cho cái chết của người vợ?
Bạn hãy cho lớp của bạn thảo luận theo cặp. Bạn hãy bảo học sinh của bạn đánh số từ 1 đến 5 theo mức độ giảm dần tính trách nhiệm của mỗi nhân vật. Việc nãy sẽ tốn thời gian nhưng nó có thể giúp học sinh luyện tập vốn từ trong chủ đề “thuyết phục hay đồng tình”:
Người chồng có đáng trách không?
Có phải người Lính chỉ đang làm nhiệm vụ của mình?
Người bạn này thật vô tình khi đối xử tắc trách với bạn mình trong lúc đang hoạn nạn không?
4. SO SÁNH Ý KIẾN
Bạn hãy cho học sinh trong lớp so sánh ý kiến với nhau xem có sự khác nhau hay không. Tại sao lại có sự khác nhau này? Bạn hãy tìm hiểu điều này bằng cách hỏi một vài câu hỏi nhanh để biết được ý kiến chung của cả lớp và ý kiến riêng của mỗi cá nhân.
5. ĐI SÂU VÀO CHI TIẾT
Lúc này bạn hãy giúp học sinh của bạn suy nghĩ sâu hơn bằng cách đưa ra một vài chi tiết như sau:
. Người vợ chưa bao giờ ngoại tình trước đây. Bà ấy rất yêu thương người chồng của mình.
. Người chồng có một người nhân tình và đó là lí do anh ta quyết định đi làm ăn xa nhà.
. Anh người tình đã có nhiều mối tình khác với nhiều người phụ nữ đã có chồng. Đối với anh ta, người vợ chỉ là tình một đêm.
. Người bạn đã từng đính hôn với người vợ nhưng cuối cùng người vợ vẫn chọn lấy người chồng. Người bạn cảm thấy ghen tức và thù hận.
. Người Lính này đang say.
6. TRANH LUẬN LẦN 2
Những chi tiết nói trên đã vẽ ra một bức tranh hoàn toàn khác và vì thế những học sinh của bạn cần phải bàn bạc lại về quyết định của họ.
7. MỞ RỘNG
Vẻ đẹp của “The Bridge” nằm ở tính uyển chuyển của nó. Bạn có thể mở rộng bằng cách:
. Mở một phiên tòa và cho học sinh đóng vai các nhân vật. Họ phải bảo vệ quan điểm của chính họ để nhận hình phạt thấp nhất.
. Cho thêm chi tiết về nhật kí của người vợ/người chồng/ anh Lính …
. Báo cáo của cảnh sát về vụ việc này.
. Giả sử rằng người chồng về sớm 1 ngày, người bạn đồng ý giúp đỡ người vợ, người Lính không có đang say…
NHÂN VẬT PHỤ
Với lớp đông học sinh, bạn cỏ thể thêm các nhân vật sau đây:
Đại tá – cấp trên của anh Lính. Người này vừa nhậm chức nên có thể đã ra lệnh sai hoặc không có nhiều kinh nghiệm cho lắm.
. Người lái đò – có nhiệm vụ lái đò sang sông. Người này tham lam và yêu cầu số tiền lớn để đưa người vợ sang sông.
. Người chị. Người theo dõi tất cả và là chị của người vợ. Người chị có thể xuất hiện trong câu chuyện bằng nhiều cách.
TÔI ĐÃ SỬ DỤNG CÂU CHUYỆN CÂY CẦU NÀY CHO HẦU HẾT TẤT CẢ LỚP HỌC VÀ CHÚNG ĐỀU RẤT THÀNH CÔNG.
Hy vọng rằng bạn sẽ gặp nhiều thành công khi sử dụng nó cho lớp học của bạn.
Tham khảo khóa học TESOL tại đây.