Trong khi học sinh cần phải luyện tập kỹ năng đọc tiếng Anh, việc bạn đưa vào những hoạt động khác trong tiết học đọc là cần thiết như:
- Hoạt động nói
- Hoạt động nghe
- Hoạt động viết
Có thể nội dung chính của tiết học đó là đọc một đoạn văn cụ thể nào đó. Tuy nhiên việc có một giáo án đa dạng sẽ giúp những học sinh giỏi những kỹ năng tiếng Anh khác có thể tham gia và cảm thấy tự tin trong khi nỗ lực cải thiện kỹ năng mà mình yếu.
1.Khởi động
Thường thì trong tiết học đọc, học sinh chỉ ngồi một chỗ. Tuy nhiên, bạn hãy thử dành ra 5-10’ khởi động để các em di chuyển và luyện nói. Điều này sẽ giúp các em hứng thú với chủ đề bài đọc. Vì vậy hoạt động khởi động sẽ giúp bạn dẫn nhập vào bài mượt mà hơn.
Hãy cho học sinh đứng thành vòng tròn. Sau đó bạn hãy hỏi các em nói những điều mình biết về chủ đề học hôm nay. Điều này vừa dễ cho các em thực hiện lại cung cấp những từ vựng liên quan. Trong khi một em học sinh nói một từ hoặc một cụm, bạn có thể viết lên bảng. Tiếp tục bằng cách sau khi nói xong, học sinh sẽ kêu bạn tiếp theo. Nếu có thể, bạn có thể đem 1 quả bóng đến lớp và yêu cầu học sinh chuyền bóng cho người tiếp theo. Điều này có thể giúp các em tập trung vào quả bóng thay vì những từ được viết trên bảng.
2.Dẫn nhập
Bạn có thể dẫn vào bài mới bằng hoạt động khởi động. Trong khi học sinh đang ngồi, bạn hãy yêu cầu các em sử dụng những từ vựng để đặt câu và chọn ra từ khóa. Sau đó, bạn có thể phát cho mỗi em một đoạn văn và yêu cầu các em đọc thầm.
3.Luyện tập
Hãy cho các em luyện đọc thành tiếng. Bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
Đầu tiên, bạn hãy để các em đọc các câu thành từng khúc. Bạn nên đọc trước và dừng lại để học sinh lặp lại.
Ví dụ: “For Christmas dinner / I ate ham, / mashed potatoes, / and green beans.//”. Điều này sẽ giúp học sinh bạn đọc tự nhiên hơn.
Bây giờ thì bạn có thể cho các em đọc nguyên đoạn văn bằng cách lặp lại các câu mà bạn đã đọc. Nếu học sinh gặp vấn đề về phát âm của một vài từ. Đây là cơ hội để bạn sửa phát âm cho các em.
Sau đó, hãy cho các em đọc thầm lại một lần nữa. Và lần này, học sinh phải tập trung vào ý nghĩa của đoạn văn.
4.Luyện tập nhiều hơn
Với những bài học đọc, điều quan trọng là bạn phải đảm bảo các em hiểu nội dung bài cũng như các từ mới. Để kiểm tra từ vựng, bạn có thể cho các em các hoạt động như nối từ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc nối ảnh. Bạn cũng có thể yêu cầu các em hoàn thành câu với từ đúng. Để kiểm tra khả năng đọc hiểu của các em, bạn có thể đặt ra những câu hỏi “Có không?”. Sau đó, khi kiểm tra đáp án bạn hãy hỏi các em lý do tại sao câu này đúng hoặc sai. Bạn cũng có thể cho hoạt động điền vào chỗ trống của câu hoặc đặt những câu hỏi đọc hiểu.
5.Thảo luận
Hãy chuẩn bị những câu hỏi thảo luận về bài đọc. Đừng quên yêu cầu học sinh sử dụng những cụm từ khóa cho câu trả lời. Đối với những học sinh ở trình độ sơ cấp, việc thảo luận sẽ khá khó khăn cho các em. Tuy nhiên, học sinh ở trình độ trung cấp hoặc nâng cao có thể học được rất nhiều điều từ hoạt động thảo luận. Trong các lớp học với sĩ số ít hơn, việc chia sẻ quan điểm sẽ dễ dàng hơn.
6.Ôn tập
Hãy yêu cầu học sinh tóm tắt bài đọc hoặc chia sẻ những gì mà các em đã học được. Nếu bạn chưa dạy xong bài đọc, bạn có thể cho các em tìm ra câu chủ đề. Và cùng nhau thảo luận lý do tại sao các em chọn những câu đó.
Kỹ năng đọc là vô cùng quan trọng khi học tiếng Anh. Hãy cẩn thận trong việc lựa chọn các bài báo. Và đừng quên lựa chọn những tài liệu mà học sinh yêu thích. Học sinh sẽ tham gia tích cực hơn trong giờ thảo luận nếu các em cảm thấy hứng thú về đề tài đó. So với các lớp nhiều học viên, bạn chỉ có thể hỏi cả lớp đồng ý hay không với khẳng định này. Sau đó, mời đại diện 3 hoặc 4 em trình bày ý kiến.
Thanh Tuyền lược dịch từ Busy Teacher
Tham khảo các khóa học tại đây.