8 cách kiểm soát căng thẳng hiệu quả các phiên dịch viên y khoa cần biết

Tìm cách đối phó với căng thẳng trong công việc luôn là vấn đề mà mọi người gặp phải. Phiên dịch viên y khoa cũng không có ngoại lệ, cũng phải chịu chung số phận như bao người khác.
Phải nhớ các thuật ngữ y khoa phức tạp bằng cả hai ngôn ngữ, hiểu rõ các khái niệm y tế và biết cách giải thích cho bệnh nhân về các khái niệm ấy, không bỏ sót các từ hoặc ý quan trọng khi diễn giải câu trả lời của bệnh nhân cho bác sĩ nghe (lược bớt thông tin không quan trọng hay không liên quan đến sức khoẻ của bệnh nhân) và giữ bình tĩnh khi bệnh nhân hoặc bác sĩ thông báo tin xấu. Đây chỉ là một số căng thẳng hàng ngày mà phiên dịch viên y khoa phải đối mặt.
Tiếp đến là môi trường làm việc. Không cần phải nói, một phiên dịch viên y khoa ở trong tình trạng căng thẳng khi làm việc sẽ làm giảm hiệu suất công việc đáng kể. Kể cả sức khoẻ cũng như tinh thần sẽ sa sút trầm trọng. Rất có thể bạn sẽ làm ảnh hưởng đến cả những người khác.
Vậy phải làm thế nào để vượt qua căng thẳng trong công việc cũng như giữ vững phong độ làm việc?
Sau đây là một số cách mà các phiên dịch viên (cả phiên dịch viên y khoa và những người khác cùng hoàn cảnh) có thể tham khảo và áp dụng để giúp kiểm soát căng thẳng của mình.

8 cách kiểm soát căng thẳng cho các phiên dịch viên y khoa

Như đã đề cập phía trên, có nhiều lý do khiến bạn cảm thấy căng thẳng khi là một phiên dịch viên y khoa. Chúng tôi đã tập trung vào hai trong số những vấn đề lớn và đưa ra cho bạn một số cách để bản thân luôn khoẻ mạnh và phấn chấn những lúc tình hình trở nên khó khăn.
Việc phiên dịch ở ngôi thứ nhất đôi khi có thể khiến bạn cảm thấy như bạn đang trải qua nỗi khổ của người khác.

1. Hãy nhắc bản thân nhớ mình là ai và lý do mình đến với nghề phiên dịch. Cùng lúc đó, hãy nhớ lại những trải nghiệm quý giá từ những lần dịch trước.

2. Trong thời gian nghỉ giải lao, thực hành các kỹ thuật ngồi thiền như tập trung vào việc thanh lọc tâm trí và điều tiết hơi thở của bạn. Khi bạn ở nhà, hãy viết vào nhật ký những trải nghiệm đau đớn hoặc thất vọng.

3. Tập thể dục và đảm bảo rằng bạn luôn ăn uống lành mạnh, tập trung vào bản thân, tạm để công việc sang một bên và dành thời gian với gia đình và bạn bè, hoặc làm điều bạn yêu thích.

4. Nói chuyện với các phiên dịch viên y khoa khác hoặc tham gia cộng đồng phiên dịch viên y khoa để hiểu rõ về môi trường làm việc. Đôi khi bạn quên từ, không hiểu các khái niệm, hiểu sai và đối phó với các tình huống mà mình không thể kiểm soát.

5. Sai lầm có xảy ra và sẽ xảy ra ngay lúc bạn phiên dịch – nếu nhận ra lỗi sai, hãy sửa lại trước khi tiếp tục chuyển ngữ.

6. Sử dụng sổ tay ghi chép để phiên dịch trong trường hợp bạn cảm thấy không thể tiếp tục giữ tập trung được nữa, hoặc khi bạn sợ rằng bản thân sẽ quên mất một điều quan trọng nào đó – hãy ghi lại những thứ bạn thấy hữu ích trong trường hợp đó.

7. Thường xuyên tham gia các buổi đào tạo và các khóa phiên dịch chuyên sâu để mở rộng kiến thức, hiểu biết thêm về các thuật ngữ và khái niệm.

8. Trong trường hợp mà cả bạn và nhân viên y tế đã chuẩn bị trước nhưng vẫn xảy ra sự cố, hãy nhớ rằng bạn đã làm mọi thứ có thể và vẫn còn những người khác cần bạn giúp đỡ.

Tham khảo thêm về các khóa học TESOL DIPLOMA cấp bằng của Hội Nghiên Cứu Giảng Dạy Tiếng Anh TP.HCM để nhận ngay học bổng 20% bạn nhé!

Xem thêm các bài viết khác của Horizon TESOL tại đây.

Lược dịch từ Interpreter Train bởi Minh Thư

 

DMCA.com Protection Status