7 hoạt động giúp học sinh của bạn trò chuyện bằng tiếng Anh

“Lên các hoạt động cho thanh thiếu niên có thể trở thành một thách thức. Để làm cho mọi thứ dễ dàng hơn, chúng tôi đã sắp xếp các hoạt động này thành hai nhóm: tập thể và cá nhân. Đừng lo lắng – những trò chơi này được thiết kế để có lợi cho người học ở tất cả các cấp độ. ”

Hoạt động nhóm

1/ Hỏi râu – câu hỏi. 

Trình độ: mới bắt đầu trở lên

Trọng tâm: Nghe – Nói

Cách chơi rất đơn giản. Tất cả những gì bạn cần là một cây gậy, vài tờ giấy và bút và vài học sinh thích tán gẫu.  Sau khi cắt ria mép và dán vào que, hãy chuyền nó đi xung quanh. Bất kỳ ai đang giữ bộ ria mép dưới mũi có thể hỏi cả lớp một câu hỏi. Học sinh lần lượt trả lời và sau đó chuyền tiếp qua bộ ria mép.

Các câu hỏi có thể là những câu đơn giản như “Màu sắc yêu thích của bạn là gì?” hoặc phức tạp như các vấn đề tranh luận về đạo đức. Bạn có thể viết một vài câu hỏi mẫu lên bảng để khởi đầu trò chơi. Nếu học sinh của bạn có vẻ nhút nhát, bạn có thể giới thiệu hoạt động này vào ngày hôm trước và yêu cầu học sinh chuẩn bị một số câu hỏi làm bài tập về nhà.

Nếu học sinh của bạn muốn đi du lịch thế giới hoặc chuyển đến sống ở các quốc gia nói tiếng Anh, đây là một cách tuyệt vời để luyện kỹ năng nghe hiểu và hỏi/ trả lời. Trò chơi này giúp rèn luyện kỹ năng giao tiếp, giúp học sinh chuẩn bị cho các buổi phỏng vấn xin việc hoặc uống cà phê tán gẫu với một người bạn nói tiếng Anh.

2/ Mad Libs

Trình độ: Dưới trung cấp trở lên

Trọng tâm: Viết, nghe và nói

Nếu bạn đã từng hào hứng chơi trò Rạp hát tự chế (Mad Libs) quanh lửa trại, sao không chia sẻ niềm vui đó với các học viên của mình? Trò chơi này kiểm tra kiến ​​thức về ngữ pháp và từ loại của học sinh, và nó còn rất vui nữa!

Cách tổ chức: 

Mỗi câu chuyện của Mad Libs đều có các chỗ trống để bạn điền vào (bạn sẽ chọn “danh từ”, “tính từ”, “cảm xúc”, “địa điểm”, v.v.) và bạn chỉ có thể đọc toàn bộ câu chuyện sau khi đã chọn từ.

Sau đó, di chuyển xung quanh bàn để hỏi về các từ mà học sinh đã chọn. Có 2 cách để hỏi: yêu cầu học sinh viết các từ ra giấy hoặc đánh vần thành tiếng cho cả lớp cùng nghe. 

3/ Táo đổi Táo

Trình độ: Dưới trung cấp trở lên

Trọng tâm: Đọc, nói

Táo đổi Táo chính là trò chơi từng làm mưa làm gió trên thế giới vào những năm 2000. Trò chơi này là một cách tuyệt vời để đi sâu hơn vào phần từ loại bằng cách sử dụng tính từ để liên kết các câu. 

Bạn sẽ cần một nhóm gồm ba học sinh trở lên cho trò chơi này. Thẻ được chia thành hai loại: màu xanh lá cây cho tính từ và màu đỏ cho danh từ. Học sinh sẽ nhận bảy thẻ đỏ và sau đó một thẻ xanh được đưa vào giữa bởi “trọng tài”. Sau mỗi lượt chơi, vai trọng tài sẽ được thay đổi. 

Sau đó, học sinh phải chọn một thẻ đỏ trên tay mà họ cảm thấy phù hợp nhất với thẻ xanh. Sau đó, trọng tài quyết định thẻ đỏ nào trong nhóm là thẻ thích hợp nhất cho thẻ xanh. Thẻ xanh tượng trưng cho điểm, và người có nhiều điểm nhất sẽ chiến thắng.

Táo đổi Táo cũng là một cách tuyệt vời để khiến các học sinh giỏi của bạn tranh luận. Ví dụ, đi quanh bàn và hỏi xem học sinh có đồng ý với lá bài chiến thắng mà giám khảo chọn hay không.

4/ Nguy hiểm

Trình độ: Dưới trung cấp trở lên

Trọng tâm: Nghe, nói

Bạn sẽ làm gì khi vào ngày đầu tiên nhận lớp, đứng trước mặt học sinh mà chẳng ai có quyển sách giáo khoa nào? Trò chơi mang tên “Nguy hiểm” này sẽ lại là cứu cánh cho bạn. 

“Nguy hiểm” là một cách tuyệt vời để ôn lại lượng kiến thức cũ đã bị quên trong mùa hè.

Hơn thế nữa, bạn có thể sáng tạo tùy thích với trò chơi này. Một số điểm kiến thức bạn có thể sử dụng  bao gồm tiếng Anh Mỹ và tiếng Anh Anh, thì hiện tại và so sánh nhất. Bạn có thể sử dụng các điểm kiến thức dễ hơn dành cho học sinh dưới trung cấp hoặc các danh mục khó hơn để thực sự thử thách kỹ năng ngữ pháp nâng cao của học sinh giỏi.

Hoạt động cá nhân

Có rất nhiều hoạt động mà học sinh có thể thực hiện trong các giờ học trực tiếp. Những bài học này thiên về phục vụ sở thích của học sinh và một khi bạn tìm thấy điều gì đó thu hút sự chú ý của họ, bạn có thể tập trung vào việc nuôi dưỡng tình yêu học tiếng Anh của họ.

Board games

chia sẻ

Cấp độ: Tất cả

Tập trung: Nói, đọc, nghe

Có rất nhiều board game mà bạn có thể tổ chức cho học sinh. Chúng rất hữu ích để khơi dậy hứng khởi giao tiếp tiếng Anh trong một môi trường vui vẻ.

“Đoán người”

là hoạt động hoàn hảo dành cho những ai đang học cách miêu tả ngoại hình và tính cách của một người. Ngoài ra, bạn cũng có thể hỏi về các hoạt động của con người để trò chơi sinh động hơn. 

Ví dụ: nếu bạn in ra một trang về các ngôi sao thể thao, học sinh có thể hỏi những câu hỏi như “Họ có chơi quần vợt không?”; hoặc nếu bạn in ra một trang về những người đang làm việc, học sinh có thể hỏi: “Họ có mặc đồng phục không?”

“Scrabble”

cũng là một trò chơi cổ điển được các bạn trẻ yêu thích. Bạn có thể sử dụng trò chơi để tập trung vào khả năng sử dụng từ vựng và chính tả của học sinh. Nếu các luật chơi cũ khiến bạn cảm thấy nhàm chán, bạn có thể điều chỉnh chúng. Ví dụ: cho phép học sinh của bạn chỉ thay đổi một ký tự sẽ giúp trẻ tập trung vào ngữ âm và vần thay vì chính tả. 

Để có thêm từ vựng, bạn có thể chơi trò “Chiến hạm”. Cách chơi giống với Scrabble, ngoại trừ thay vì sử dụng thuyền, bạn sử dụng các chữ cái để tạo thành từ. Đây là một cách tuyệt vời để ôn lại các từ và tập trung vào chính tả, đặc biệt là khi học sinh đang tự khám phá cách học của mình.

Person, Place, Action

Trình độ: Dưới trung cấp trở lên

Trọng tâm: Viết và đọc

Đa phần học sinh tuổi teen thực sự không thích viết. Tuy nhiên, nhiều trường hợp lại có hứng thú hơn khi được tự do sáng tạo. Có vô vàn những trò chơi kích thích tính sáng tạo bằng cách viết, và một trong những trò học sinh của tôi thích chơi nhất là Person, Place, Action (Người, Địa Điểm, Hành động).

Học sinh được phát chín mảnh giấy. Sau đó viết ba tên người, ba địa điểm, và ba hành động lên đó. 

Học sinh sẽ chọn mỗi từ một loại trong các mảnh giấy được gấp lại. Sau đó, học sinh mở tờ giấy của mình và viết một câu chuyện với chi tiết đó. Tôi thường tham gia với học sinh của mình để giúp thông tin đa dạng hơn. Với một chút sáng tạo, kết quả các câu có thể trở nên khá kỳ quặc và hài hước nữa.

Dạy cho thanh thiếu niên có thể là một thử thách lớn. Nếu bạn thu hút được sự chú ý và quan tâm đến những điều trẻ quan tâm, việc học sẽ thú vị và vui vẻ hơn nhiều. Những hoạt động này chắc chắn sẽ truyền cảm hứng cho việc học tiếng Anh của học sinh. Chỉ cần có đam mê, trẻ sẽ tự mình luyện tập để nâng cao trình độ của mình. 


 Giang Võ lược dịch từ FluentU

DMCA.com Protection Status