Điều hướng bản đồ
Bạn sẽ cung cấp bản đồ về một địa điểm có ý nghĩa. Có thể là một địa điểm dễ nhận biết hoặc một điểm đến thú vị bằng tiếng Anh. Học sinh sẽ sử dụng bản đồ đó để chỉ đường cho nhau bằng các từ vựng cơ bản.
Sau khi thiết lập bản đồ, giới thiệu danh sách các từ vựng cơ bản để học sinh sử dụng trong suốt hoạt động. Ví dụ:
xoay
đi
thẳng
trái
phải
dãy nhà
Đâu là…?
Yêu cầu trẻ chọn ba đến năm địa điểm yêu thích trên bản đồ để chỉ đường giữa các địa điểm. Ví dụ: đường từ nhà, đến nhà bạn thân, đến cửa hàng yêu thích hoặc đến rạp chiếu phim.
Nếu bạn muốn tận dụng việc dạy chỉ đường để giáo dục về văn hóa, bạn có thể đưa cho trẻ một tấm bản đồ. Sau đó yêu cầu trẻ định hướng giữa các địa điểm mà trẻ thích. Bạn cũng nên đánh dấu sẵn một số điểm đến chính trên bản đồ để giúp trẻ định hướng thuận tiện hơn.
Nếu học sinh ở trình độ cao hơn, bạn có thể thêm các bài tập đọc hiểu về các thành phố ở các nước nói tiếng Anh và các địa danh mà trẻ đang thực hành chỉ đường.
“Tôi bị lạc!” (game nhập vai)
Chỉ đường là một nghệ thuật!
Bạn có thể yêu cầu trẻ viết và biểu diễn một tiểu phẩm ngắn trong đó có một người bị lạc và cần chỉ đường. Để bắt đầu, hãy chọn những tình huống hàng ngày mà những người mới chuyển tới ở một thành phố khác có thể gặp phải.
Dưới đây là một số ý tưởng:
- Hỏi đường đến khách sạn
- Tìm một địa danh cụ thể khi lang thang trên phố
- Đường đến căn hộ của một người bạn
- Tìm địa chỉ từ tàu điện ngầm hoặc ga xe lửa
Chỉ định một học sinh đóng vai du khách bị lạc. Trẻ sẽ phải tìm đến các học sinh khác để hỏi đường. Đừng lo lắng về việc phải chỉ đường chính xác như trong hoạt động trước. Các em có thể đưa ra chỉ đường theo nhiều cách, miễn là có sử dụng từ vựng chính và khách du lịch sẽ đi theo chỉ dẫn (ví dụ: du khách bị lạc rẽ phải rồi đi thẳng theo hướng dẫn).
Khi những người đưa ra định hướng của bạn đạt đến trình độ trung cấp, đã đến lúc bạn phải ứng biến. Một ý tưởng là thực hiện cùng một cảnh ở nhiều thể loại khác nhau. Ví dụ: lần chạy đầu tiên có thể là một tương tác thông thường đưa ra và nhận chỉ đường. Cảnh thứ hai có thể là cùng một cảnh được thực hiện như hài kịch, chính kịch, kinh dị, v.v.
Đây là một bài tập vui vì nó củng cố và lặp lại nội dung mà không gây nhàm chán. Nó cũng khuyến khích sự sáng tạo và kết hợp các từ vựng khác mà học sinh có thể biết.
Bài tập nghe với người bản xứ
Mọi thứ đều suôn sẻ khi hỏi và chỉ đường cho bạn học và những người bạn biết.
Vậy còn khi bạn hỏi đường từ một người bản xứ ngẫu nhiên trên phố, một người nói nhanh và không phát âm rõ ràng các từ thì sao?
Điều quan trọng đối với người học tiếng Anh là luyện nghe người bản ngữ chỉ đường. Ngay cả khi trẻ không hiểu hết mọi thứ, trẻ vẫn có thể học cách chọn ra thông tin chính.
Là một giáo viên, bạn có thể giúp các em bằng cách chiếu các video thực tế phù hợp với cấp độ để trẻ làm quen với tương tác trong đời thực.
Sau khi phát video bạn đã chọn (hoặc một phân đoạn của video), hãy cung cấp cho trẻ danh sách các câu hỏi cơ bản để trả lời về video đó, chẳng hạn như:
Người đó muốn đi đâu?
Cô ấy cần vượt qua mốc nào?
Địa điểm này cách đó bao nhiêu dãy nhà?
Chỉ đường theo phản ứng toàn diện (TPR)
Không phải ai cũng có thể học bằng cách viết và nghe. Có nhiều người cần đứng dậy và di chuyển.
Phản ứng toàn diện (còn được gọi là TPR) là một kỹ thuật giảng dạy năng động liên quan đến việc kết hợp các hoạt động vào lớp học. Điều này tạo nên sự liên kết các từ vựng, do đó trẻ sẽ dễ nhớ hơn.
Vậy hoạt động này áp dụng như thế nào trong dạy và học tiếng Anh?
Bạn nhớ trò Simon Says chứ? Đại khái là như vậy, nhưng hãy bắt đầu chỉ đưa ra các lệnh định hướng đơn giản. Ví dụ: bạn sẽ nói “Đi bên phải” và học sinh sẽ rẽ phải sau đó đi thẳng (hoặc đi tại chỗ, tùy thuộc vào không gian lớp học). Sau đó, bạn có thể nói “Đi qua đường” và học sinh, hãy tưởng tượng ranh giới của một con phố và băng qua.
Tôi đã từng thử hoạt động này từ góc nhìn của học sinh trong một hội thảo giảng dạy, với hướng dẫn bằng tiếng Hungary. Tiếng Hungary không phải là một ngôn ngữ lãng mạn, vì vậy nó hoàn toàn xa lạ với tôi. Tuy nhiên, tôi đã nhận được các hướng dẫn cơ bản khá nhanh chóng.
Lập bản đồ
Bạn có thể sử dụng lập bản đồ (mapmaking) như một bài tập thú vị cho những trẻ có cách học trực quan. Biết đâu, bạn thậm chí có thể truyền cảm hứng cho một mục tiêu nghề nghiệp mới cho học sinh của mình.
Đối với các lớp mới bắt đầu, hãy cung cấp bản đồ trong hoạt động đầu tiên. Tuy nhiên, lần này, yêu cầu học sinh vẽ các tuyến đường trên bản đồ của mình trong khi bạn cùng chơi của trẻ chỉ đường. Để tăng cường khả năng nhớ cho trẻ, mã hóa các chỉ dẫn theo màu. Ví dụ: rẽ phải sang màu xanh lục, rẽ trái sang màu tím, đi thẳng sang màu vàng, v.v.
Đối với các lớp nâng cao hơn, bạn có thể yêu cầu trẻ tạo bản đồ của riêng mình từ đầu. Cung cấp thông tin định hướng về đường phố, địa danh hoặc các vị trí khác mà bạn muốn chúng đưa vào liên quan đến nhau. Ví dụ:
Thư viện nằm ở trung tâm thị trấn. Rạp chiếu phim cách thư viện tám dãy nhà về phía tây. Trường nằm cạnh thư viện ở phía tây của nó.
Bạn có thể thấy, hoạt động này đặc biệt phù hợp với việc giảng dạy các chỉ dẫn cơ bản.
Bạn nên ghi lại tất cả từ vựng vào sổ tay, nhưng sẽ còn tuyệt hơn khi chúng được đưa vào ngữ cảnh trên bản đồ. Bài tập này sẽ củng cố tài liệu đã học cũng như cung cấp các từ vựng tham khảo.
Giang Võ lược dịch từ FluentU