Với những giáo viên đầy nhiệt huyết, giảng dạy không chỉ là một công việc mà còn là lẽ sống.
Từ việc nhìn thấy niềm vui trên gương mặt của một học sinh sau khi giải được một bài toán khó. Cho đến việc nhìn thấy học sinh của mình chìm đắm trong những bài văn. Người làm giáo viên có được niềm vui từ việc nhìn thấy học sinh phát triển từng ngày.
Tuy nhiên, một vài giáo viên cảm thấy khó khăn khi quản lý những lớp học, đáp ứng những tiêu chuẩn giáo dục của quốc gia, giao tiếp với những nhà quản lý hành chính. Điều này cản trở những khả năng tạo nên một môi trường lớp học như mong muốn của họ.
Có trở ngại mới giữ được đam mê giảng dạy
Trong cuốn “A passion for Teaching’’, tác giả Christopher Day nghiên cứu trạng thái của những giáo viên từ nhiệt huyết chuyển sang mất kiên nhẫn và mệt mỏi. Ông chỉ ra rằng: Có những giai đoạn trong sự nghiệp của một người giáo viên khi đam mê giảng dạy ban đầu trở thành nỗi thất vọng, mệt mỏi và giận dữ.
Giây phút giận dữ chỉ là nhất thời và không phải là dấu hiệu chấm dứt việc giảng dạy. Khi một giáo viên nhận ra và hiểu nguồn gốc sự việc họ mới kiểm soát được vấn đề.
Những lý do chính có thể khiến giáo viên mất đi nhiệt huyết trong việc giảng dạy
- Chính sách giáo dục trong nước
- Thái độ của học sinh
- Hỗ trợ hành chính
- Yêu cầu từ phía phụ huynh
Những lí do trên đòi hỏi người giáo viên phải điều chỉnh thái độ cũng như những quy trình giảng dạy trong lớp học để giữ được đam mê của mình. Khi một giáo viên đứng lớp mang tâm trạng mệt mỏi giận dữ sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến cả tâm trạng của học sinh.
Không có những giáo viên nhiệt huyết, lớp học sẽ trở nên chán nản, ngắt quãng, thiếu tôn trọng, làm ảnh hưởng đến hình ảnh của người giáo viên. Những giáo viên thiếu nhiệt huyết thường ít chỉ dạy tận tình hay sử dụng những phương pháp dạy học linh động.
Vậy làm cách nào những người giáo viên này lấy lại được sự nhiệt huyết ban đầu?
Điều chỉnh cho phù hợp với những chính sách giáo dục của quốc gia
Chính sách giáo dục công và tư nhân thường đòi hỏi các giáo viên bám sát vào những tiêu chuẩn khắt khe, đôi khi làm giáo viên cảm thấy ngột ngạt và thiếu tính sáng tạo, thất vọng với công việc của họ, mất đi nhiệt huyết.
Tuy nhiên, khi giáo viên phải đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định không có nghĩa là không thể sáng tạo theo cách riêng của mình.
Trong cuốn ‘’Teaching with Passion’’ xuất bản trên Education Digest, tác giả Jerelyn Thomas nói rằng những giảng viên không nên ngại việc trở nên hài hước để thu hút các học sinh của mình. Ví dụ, nếu bạn đang giảng dạy môn văn hóa Anh, sao không thử nói theo giọng người Anh một hài hước?
Bằng cách khuấy động không khí lớp học, giảng viên đã có thể chia sẻ niềm đam mê của mình tới học sinh của họ. Điều này giúp điều chỉnh những vấn đề về thái độ hành vi của học sinh mà có thể phát sinh trong một lớp học nhàm chán.
Khắc phục những vấn đề về thái độ hành vi của học sinh
Những học sinh ngỗ nghịch thường làm cho giáo viên cảm thấy không được tôn trọng. Khi đó nguồn năng lượng dồi dào của giáo viên sẽ bị lắp đầy bởi những lo âu căng thẳng.
Tuy nhiên, điều này lại đi theo một vòng tuần hoàn. Khi giảng viên cảm thấy sợ hãi và ít dám sáng tạo hơn, học sinh sẽ trở nên xao nhãng, và giáo viên giận dữ một lần nữa.
Khi bạn bị quá tải bởi những vấn đề về cách cư xử của các học sinh, điều quan trọng nhất là hãy bình tĩnh lại và tìm ra nguyên nhân tại sao.
Trong việc cố gắng cứu vãn không khí lớp học, sự hỗ trợ từ phía nhà trường là một yếu tố quan trọng.
Giáo viên không nên lo ngại việc bày tỏ những lo lắng của mình tới cán bộ nhà trường. Bằng việc cởi mở hơn về những vấn đề đang gặp phải, người giáo viên không phải trở nên yếu đuối mà lo lắng quan tâm về học sinh của mình. Một người giáo viên cho thấy rằng họ sẵn sàng đối mặt với thử thách khó khăn sẽ khiến cho cán bộ nhà trường biết rằng họ có đam mê và sẽ cố gắng để trở thành một giáo viên giỏi.
Nếu giáo viên xây dựng mối quan hệ tốt với nhà trường, họ sẽ cảm thấy nhẹ nhõm trước một thử thách to lớn khác, đó là phụ huynh.
Duy trì niềm đam mê khi đối mặt với những phụ huynh khó tính
Đối mặt với những sự kỳ vọng cao của bậc phụ huynh học sinh luôn là sự căng thẳng lớn nhất với các giáo viên, và thông thường các giáo viên sẽ cảm thấy không được tôn trọng hoặc nản lòng.
Khi gặp gỡ phụ huynh học sinh, điều quan trọng nhất mà người giáo viên nên làm đó là chuẩn bị thật kỹ càng, trở thành một người nhẹ nhàng thấu hiểu. Sẽ chẳng có khó khăn gì khi mang tâm trạng thật tích cực để gặp các phụ huynh, nói cho họ nghe về những gì diễn ra trong lớp học.
Cũng giống như việc truyền tải nhiệt huyết đến các học sinh, người giáo viên cũng nên truyền tải điều đó đến các bậc phụ huynh. Một người giáo viên thật sự yêu nghề và cho thấy được tâm huyết sẽ làm các bậc phụ huynh hài lòng.
Giữ cho ngọn lửa luôn thắp sáng
Sẽ có những thời điểm người giáo viên tự hỏi rằng liệu sẽ dễ dàng hơn khi làm một công việc khác. Và rồi họ nghĩ về những lúc học sinh của mình giải được những bài học khó. Hay những lúc họ bày tỏ lòng biết ơn vì họ đã là một người giáo viên tuyệt vời.
Câu trả lời là nó rất đáng giá. Những khoảnh khắc đó đã bù đắp cho tất cả những khó khăn và thử thách. Nếu bạn cảm thấy đang dần mất đi ngọn lửa đam mê, hãy phá vỡ những quy luật, dám mạo hiểm và sáng tạo.
Duy trì đam mê giảng dạy có thể là thử thách khó khăn. Nhưng nếu cố gắng, bạn sẽ thành công trong tương lai.
Tham gia khóa học TESOL để biết cách tạo không khí vui nhộn cho lớp học tại đây.