Nguồn gốc kì lạ của các trò chơi
Chuyện kể rằng khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Ian Messiter – biên tập viên của trò đố vui trên đài BBC đã từng bị một giáo viên vô cùng nghiêm khác bắt gặp đang mơ màng trong lớp. Ông bị giáo viên đó bắt lặp lại những gì thầy vừa nói trước đó mà không bị lắp hay lặp ý. Không ai biết làm cách nào Ian đã vượt qua được thử thách đó, chỉ biết rằng nhờ nó, ông đã nảy ra một ý tưởng.
Chính ý tưởng đó là nguồn cảm hứng cho trò chơi đố vui nổi tiếng trên đài BBC về sau. Trong trò này, người chơi sẽ nói về 1 chủ đề cho trước trong vòng 60 giây, “không do dự, sai lệch hay lặp ý”. Sau khi phát hành 800 tập, trò chơi “Just A Minute” ( tạm dịch Trong vòng 1 phút) đã trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới, và cũng hoàn toàn thích hợp để tổ chức trong 1 lớp học ngoại ngữ.
Khác với phiên bản trên đài BBC, khi tổ chức trong lớp học, tôi chia lớp làm hai nhóm và học sinh trong từng nhóm sẽ thay phiên nhau tham gia trò chơi này. Mỗi học sinh cũng chỉ có duy nhất một phút để nói, cộng thêm thời gian để hai bên chuẩn bị. Trò chơi tiến hành như sau:
“Trong vòng 1 phút”: phiên bản dùng trong lớp học ngoại ngữ
1. Chuẩn bị
Chia lớp ra làm hai nhóm, có thể dựa trên chỗ ngồi, độ tuổi, quốc tịch hay giới tính, hay đề cử nhóm trưởng rồi để họ tự chọn đồng đội, v.v.
2. Chuẩn bị chủ đề.
Yêu cầu mỗi đội lập 1 danh sách các chủ đề mà họ muốn đối thủ phải chuẩn bị để nói trong 1 phút. Những chủ đề này nên phù hợp với khả năng của học sinh, tốt nhất là có thể thử thách được vốn từ vựng của học sinh, nhưng cũng không quá khó, ví dụ điển hình là:
- Quê nhà của tôi
- Đội tuyển thể thao yêu thích
- Gia đình và bạn bè
- Kỳ nghỉ tuyệt vời nhất
- Khách sạn tệ nhất mà tôi từng ở
- Lời khuyên hữu ích nhất mà tôi từng nhận được
- Kỹ năng mà tôi luôn muốn thành thạo
- Bạn có thể thấy gì khi đến sở thú/ bảo tàng mỹ thuật,…
- Bạn có thể làm gì khi du lịch đến New York, Tokyo, Jeddah, London,…
- Lý do tôi yêu lớp học này
3. Luật chơi
Giải thích luật chơi và làm mẫu cho học sinh xem. Học sinh tham gia chơi phải nói liên tục trong 1 phút, không được phép ngừng nghỉ lâu, không được đổi chủ đề hay lặp lại các ý đã nói, đội còn lại có thể phản đối bằng cách giơ tay khi phát hiện sai phạm.
4. Yếu tố chủ chốt
Đó là mỗi học sinh đều phải tham gia. Các đội chơi có thể tự dàn xếp hoặc giáo viên sẽ chỉ định người chơi tiếp theo. Dùng đồng hồ lớn treo tường để tính giờ, học sinh cũng có thể dựa vào đó để tự tính khoảng thời gian được nói.
5. Hoàn thành
Khi học sinh đã hoàn thành phần nói, ghi điểm của học sinh đó lên bảng. Tôi thường cho điểm rất hào phóng, 10/10 cho những ai không phạm luật, còn nếu có, điểm số có thể là 8 hoặc 9. Có thể cho thêm điểm thưởng nếu lựa chọn từ ngữ hay và sử dụng ngữ pháp khéo léo.
Khi học sinh đang nói, những người còn lại nên cẩn thận lắng nghe, còn giáo viên có thể cổ vũ 1 chút, nhất là đối với học sinh yếu. Có thể gật đầu, mỉm cười dùng cử chỉ cổ vũ học sinh tiếp tục. Nếu học sinh đó gặp trở ngại, giáo viên có thể đưa ra gợi ý nhỏ để mở đường: 1 khía cạnh học sinh chưa nói tới, hay 1 từ vựng mà học sinh đang cần để mở ý.
TRÒ CHƠI NÀY CÓ THẬT SỰ MANG LẠI HIỆU QUẢ?
“Trong vòng 1 phút” đã ngay lập tức được đón nhận bởi hầu hết học sinh của tôi. Tất cả mọi người đều phải đối mặt với cùng 1 thử thách, tạo cơ hội để họ có thể hiểu, ủng hộ và cổ vũ lẫn nhau để giành chiến thắng. Mặc dù nghe có vẻ đơn giản, nhưng trò chơi này mang lại rất nhiều mặt tích cực:
- Giúp học sinh tự tin hơn khi nói trước lớp. Nếu hoàn thành được bài nói tức là kỹ năng nói bộc phát tự nhiên mà không cần chuẩn bị trước của học sinh đã được nâng cao.
- Cơ hội để học sinh tập nói trôi chảy và sử dụng hết vốn từ vựng. Đặc biệt nếu học sinh sử dụng từ ngữ gây ấn tượng thì sẽ được cộng thêm điểm.
- Cơ hội để luyện tập vốn từ ngữ chuyên ngành (tùy thuộc vào chủ đề nói; thể thao, kiến trúc, sở thích, gia đình,…)
- Yêu cầu học sinh phải nghĩ ra những từ đệm hay đoạn văn lấp chỗ trống trong lúc suy nghĩ phải nói gì tiếp theo. Đây không được tính là gian lận, thực tế, trong phiên bản gốc của đài BBC có rất nhiều những đoạn mở đầu như thế:
- Một lý do nữa khiến tôi yêu mến LA Dodgers là…
- Nói đến Paris, hình ảnh đầu tiên hiện ra trong đầu là…
- Nếu tôi được bắt đầu lại cuộc đời… đương nhiên đây là điều không thể xảy ra. Tuy nhiên, nếu tôi có được cơ hội trải nghiệm tuyệt vời này, điều tối muốn làm nhất đó là…
- Đưa ra nhận xét ngắn gọn cho mỗi học sinh hoặc sau khi trò chơi kết thúc có thể sửa được lỗi sai của học sinh mà không làm gián đoạn bài nói. Giáo viên nên ghi chú lại các lỗi từ vựng, ngữ pháp, phát âm, sau đó sửa cho cá nhân học sinh hoặc cho cả lớp, học sinh sẽ dễ dàng đón nhận.
HY VỌNG LÀ TRÒ CHƠI NÀY SẼ LÀ 1 PHƯƠNG PHÁP KHƠI GỢI THÍCH THÚ KHI LUYỆN TẬP KỸ NĂNG NÓI TRÔI CHẢY VÀ TỰ TIN CHO HỌC SINH, NHỮNG GÌ BẠN CẦN LÀM LÀ TÌM CÁCH ỨNG DỤNG VÀO LỚP HỌC CỦA MÌNH 1 CÁCH PHÙ HỢP NHẤT.
HORIZON TESOL lược dịch. Nguồn: You the super teacher.
Tìm hiểu thêm khóa đào tạo kỹ năng giảng dạy tiếng Anh tại đây.