LUYỆN KỸ NĂNG NÓI CHO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

Đối với học sinh ở trình độ sơ cấp, việc “nói” có thể bị giới hạn trong việc trả lời câu hỏi của giáo viên; hay lặp lại và vận dụng các cấu trúc. Học sinh ở trình độ này có giới hạn về ngôn ngữ. Vậy nên sẽ rất khó trong việc tìm ra cách để giúp các em tiến bộ về kỹ năng nói của bản thân một cách tốt nhất. 

nói

Ba mẫu bài học giúp học sinh luyện nói

1. Nói về căn phòng của tôi (Sử dụng mẫu câu Here is/ There are/ Is there…?/ Are there…?)

  • Ôn lại các đồ nội thất và vị trí (phải, trái, trên, dưới). Nếu bạn chưa dạy ‘There is’ và ‘There are’ thì hãy dạy ngay cho các em đi! 
  • Học sinh nên ngồi theo cặp quay lưng lại với nhau. Nếu không thể thực hiện được điều này, bạn có thể dùng những thẻ lớn hoặc những cuốn sách để che đi bài làm của từng học sinh
  • Từng học sinh sẽ vẽ căn phòng lý tưởng hoặc căn phòng yêu thích trong nhà của mình trên nửa phần trên của tờ giấy lớn. Các em không nên cho ai thấy. 
  • Ở phần nửa dưới còn lại của tờ giấy, mỗi học sinh vẽ một cái “hộp” rỗng. 
  • Học sinh thay phiên miêu tả căn phòng của các em; hoặc vẽ căn phòng của người bạn cặp lên tờ giấy
  • Giáo viên sau đó sẽ đánh giá nội dung và sửa một vài lỗi. 

2. Chủ đề Phụ huynh (Sử dụng tính từ mô tả tính cách/ so sánh)

  • Ôn lại 10 tính từ về tính cách như là tốt bụng, công bằng, thông minh, thật thà,… 
  • Viết một danh sách trên bảng. 
  • Yêu cầu học sinh quyết định 8 nhân phẩm nào là quan trọng mà một bậc phụ huynh (hay giáo viên) cần có.
  • Mỗi học sinh viết danh sách riêng của mình với 7 tính cách sắp xếp theo thứ tự quan trọng nhất. 
  • Học sinh sau đó sẽ chia sẻ danh sách của mình theo cặp. Và cố gắng thỏa thuận với một danh sách duy nhất. 
  • Sau đó học sinh sẽ làm việc theo nhóm bốn người và xem sự giống nhau và khác biệt giữa các danh sách. 
  • Chọn một người đại diện nhóm để trình bày kết quả trước lớp.
  • Giáo viên sẽ nhận xét nội dung và sửa một số lỗi nếu cần. 

miêu tả

3. Chủ đề Lời khuyên cho thiếu niên (Sử dụng: should) 

  • Tìm hoặc viết một câu chuyện đơn giản về một thiếu niên với một “vấn đề” nào đó. Câu chuyện đó phải đáng tin và nên có nhiều lựa chọn. Hãy để câu chuyện có kết thúc mở. 
  • Cắt câu chuyện thành bốn hoặc năm đoạn riêng biệt sao cho vào cuối mỗi phần học sinh phải lựa chọn xem câu chuyện sẽ tiếp diễn như thế nào.
  • Học sinh làm việc theo nhóm bốn người với một người đại diện. 
  • Đưa ra đoạn đầu tiên. Học sinh đọc và lựa chọn những gì mà nhân vật trong truyện sẽ làm. 
  • Các nhóm sẽ so sánh ý tưởng.
  • Hãy lấy một vài phản hồi ngắn gọn từ những học sinh trong lớp nhưng đừng sửa lỗi. 
  • Làm tương tự với mỗi đoạn, với mỗi phản hồi sau từng phần. Đưa ra đánh giá sơ lược. 
  • Đại diện nhóm sẽ đưa ra phản hồi cuối cùng về việc nhân vật trong truyện nên làm gì.

Cá nhân hóa

Những bài tập này yêu cầu mức độ cá nhân hóa cao. Thay vì mô tả một bức tranh hư cấu trong sách giáo khoa, học sinh nên tự sáng tạo cách hiểu của mình. Chúng ta đều thích nói về bản thân và cuộc sống của mình. Điều này làm cho bài học vượt qua mức độ ‘giai đoạn thực hành’ và chuyển sang lĩnh vực ‘giao tiếp thực tế.’

Học sinh sẽ liên hệ tới vấn đề của thiếu niên. Vì đó có lẽ sẽ là vấn đề mà các em hoặc bạn của các em đang gặp phải. Điều đó cho phép các em giải quyết được những vấn đề cá nhân trong bối cảnh an toàn khi mà các em đang nói về người khác.

Tạo nhu cầu giao tiếp

nhu cầu giao tiếpCác hoạt động sẽ có các yếu tố của information gap (trao đổi thông tin) và yêu cầu học sinh tương tác để có thể hoàn thành được bài tập. Trong tiết học đầu tiên họ phải giao tiếp bởi vì họ không thể thấy được tranh của nhau. Cách duy nhất để lấy thông tin là nói. Bài tập sắp xếp trong mẫu bài học thứ hai cũng giúp các em tập trung. Nếu học sinh có tham gia, các em sẽ phấn đấu hoặc “cố gắng” để giao tiếp. Bất kỳ sự lo âu tiềm tàng nào khi các em nhận ra “lỗ hổng” trong kỹ năng của mình sẽ làm giảm sự hứng thú học và tiếp cận bản chất của bài tập.

Chất lượng nhận xét của giáo viên

Thông thường, đưa ra lời nhận xét về nội dung cũng như ngôn ngữ là điều cần thiết. Mặt khác, lời nhắn mà chúng ta gửi gắm đến học sinh là quan trọng. Trong trường hợp này, những lời bình luận về các khả năng khác nhau mà bạn nghe được trong lúc bạn đang quan sát có thể giúp ích. 

Bạn sẽ làm gì để sửa lỗi sai “cấu trúc”? Học sinh sẽ không làm đúng mọi thứ ở lần đầu tiên. Do đó, hãy chọn và sửa ngay lập tức một yếu tố duy nhất. Ví dụ như phát âm của “schwa”, và sau đó quyết định ôn lại vào lần sau. 

Kết luận

Điều quan trọng đối với học sinh ở trình độ sơ cấp không chỉ nằm ở việc lặp lại, vận dụng những cấu trúc câu đơn giản mà còn nhiều hơn thế nữa. Các em thỉnh thoảng cũng muốn thoát khỏi những bài “luyện ngôn ngữ” đơn thuần. Các em cũng có khao khát giao tiếp một cách có ý nghĩa về các chủ đề mà các em quan tâm. Điều này cũng có nghĩa là sẽ xuất hiện những lỗi không thể tránh khỏi và thỉnh thoảng nản lòng. Đây đều là một phần của việc học ngôn ngữ và không nên bị phớt lờ. Nếu giáo viên có thể đưa ra nhận xét chất lượng về nội dung cũng như là ngôn ngữ; chúng ta sẽ khuyến khích được học sinh của mình đạt được sự sáng tạo trong ngữ nghĩa của mình qua tiếng Anh.

Lược dịch từ Teaching English bởi Lan Vy

Tham khảo các khóa học tại đây.

DMCA.com Protection Status