Hãy giao tiếp một cách thích hợp và rõ ràng với tốc độ phù hợp với người nói tiếng Anh không phải là bản ngữ. Đó là chìa khóa để giao tiếp hiệu quả.
1. Chú ý đến cách di chuyển khẩu hình miệng của bạn và tránh nuốt chữ.
Bạn có nhớ những bộ phim Kungfu cũ trên truyền hình Mỹ không? Hãy di chuyển khẩu hình miệng của bạn như các diễn viên đã làm. Điều quan trọng là cách thở như thế nào so với lồng ngực và thư giãn cơ mặt. Tốt hơn hết là ở những nơi riêng tư tôi thích dùng ngón tay điều khiển hai bên má, di chuyển chúng ra vào và xung quanh. Bài tập này tạo ra hiệu ứng “đàn hồi”. Sự thật thì nó sẽ giúp thư giãn cơ mặt của bạn!
2. Đừng nói “Tuh” thay vì “To” giữa các từ.
Ví dụ câu: I need “tuh” talk “tuh” the manager.
3. Đừng nối các từ với nhau để mạch nói của bạn nhanh hơn.
Chẳng hạn với một số trường hợp thường gặp như: “whadyado?”, “gonna”, “gimme”, “lime” và “wanna” đều là những từ được nói chạy với nhau. Hãy hình dung lời nói của bạn như một quả bóng đấm và hãy “nhắm mục tiêu” nó cho trúng bằng lời nói của bạn. Hãy tưởng tượng từng từ riêng lẻ đi vào mắt bạn như phụ đề trong phim. Nói bật rõ từng từ như đấm vào nó: đấm – hồi phục – và lại đấm.
4. Tránh nói gấp rút hay dùng các hình thức ngắn của từ để nói.
Hãy dùng các hình thức dài, đầy đủ của từ. Chẳng hạn như “Can’t” là một từ mà bạn phải phát âm hình thức đầy đủ của nó. Thật khó để một người không phải là người bản ngữ hiểu được sự khác biệt giữa “can” và “can’t” trong một câu. Ví dụ: “I can’t take you on Friday.” với “I can take you on Friday.”
5. Giảm việc dùng các từ/tiếng đệm để lấp đầy vào câu nói của bạn.
Ý tưởng cách nói này đến từ mục đích muốn loại bỏ tiếng ồn ra khỏi đoạn nói chuyện của bạn. Nhưng bạn hãy tưởng tượng như bạn đang cố nghe đài với hai đứa trẻ trong cùng một phòng. Chúng đang chơi và la hét. Kết quả là gì? – “Family of…car…on vacation…in Arizona.” Nếu khi đó, cuộc nói chuyện của bạn bị lấp đầy bằng “um”, “like”, “you know”, v.v… sẽ gây khó khăn cho việc hiểu của người đối diện.
“Right” là một từ thường dùng để lấp đầy các cuộc hội thoại. Còn tôi thì thích sử dụng “Yes, that is correct.” Một người không phải là người bản ngữ có thể không hiểu được “right” và dễ nhầm lẫn nó với “right” có từ trái nghĩa là “left”.
6. Hãy rõ ràng trong việc nói “Yes” hoặc “No”.
Đừng nói “Uh-huh” hay “Uh-uh” – đó là những cách trả lời không có trong sách ngữ pháp!
7. Ngăn chặn những thói quen xấu.
Nhiều người không phải người bản ngữ có thể đã học được những thói quen không tốt khi tiếp thu tiếng Anh. Ví dụ nhiều người Ấn Độ nói tiếng Anh, họ gặp thói quen hầu hết với giới từ. Chẳng hạn như với họ câu “I am going to house” là một cách nói khá hợp lệ mặc dù ý nghĩa của nó không được rõ bằng cách thêm “my/your/a/that” hay “his/her” trước từ house để làm rõ. Khi đó, bạn hãy lắng nghe những thiếu sót như vậy và làm rõ chúng.
8. Hãy kiên nhẫn và mỉm cười.
Bạn càng thoải mái, bạn càng kiểm soát được giao tiếp của mình. Đừng để một lối sống bận rộn hay một danh sách dài với những mục như được thảo luận trong cuộc họp để chi phối trong cuộc nói chuyện của bạn. Hãy suy nghĩ khi bạn nói và đừng nói như bạn nghĩ.
Lược dịch từ wikihow.
Tham khảo khóa học TESOL tại đây.