Flashcard (thẻ hình ảnh và từ để hỗ trợ cho việc học từ mới) là một công bộ học tập và giảng dạy tuyệt vời, đặc biệt là khi giới thiệu từ mới hoặc ôn lại những từ vựng quen thuộc. Ngoài ra, giáo viên cũng có thể dùng flashcard cho nhiều hoạt động đa dạng trong lớp.
Flashcard từ lâu đã được biết đến như một công cụ học tập đơn giản và phổ biến. Tuy nhiên, trong bối cảnh giảng dạy tiếng Anh hiện đại – đặc biệt tại các môi trường EFL – việc học flashcard cần được tiếp cận một cách khoa học hơn, có chiến lược rõ ràng để mang lại hiệu quả thực sự cho người học. Đối với giáo viên, việc hiểu rõ bản chất và cách triển khai flashcard phù hợp với từng trình độ và kỹ năng là yếu tố then chốt trong việc xây dựng tiết học hiệu quả. Horizon TESOL xin giới thiệu cách sử dụng flashcard hiệu quả trong việc dạy và học Tiếng Anh tại Việt Nam
Học flashcard giúp gì cho người học tiếng Anh?
Không chỉ là một hình thức ghi nhớ từ vựng, học flashcard nếu được thiết kế đúng còn có thể phát triển nhiều khía cạnh ngôn ngữ:
-
Tăng khả năng ghi nhớ dài hạn: Theo nguyên lý “spaced repetition” (lặp lại ngắt quãng), flashcard giúp củng cố trí nhớ bằng cách nhắc lại thông tin vào đúng thời điểm bộ não có nguy cơ quên.
-
Phát triển tư duy hình ảnh: Học viên sử dụng hình ảnh, màu sắc, và kết nối ngữ cảnh khi học flashcard sẽ ghi nhớ nhanh và sâu hơn.
-
Tự học và đánh giá bản thân: Flashcard cho phép học viên chủ động kiểm tra kiến thức, từ đó hình thành thói quen tự học và tự điều chỉnh tiến trình.
Hướng dẫn giáo viên cách triển khai học flashcard hiệu quả
Lựa chọn nội dung phù hợp để học flashcard
Một trong những sai lầm phổ biến là cố gắng “nhồi” toàn bộ nội dung bài học vào flashcard. Trên thực tế, nên chọn lọc những phần kiến thức cần ghi nhớ hoặc dễ nhầm lẫn, như:
-
Từ vựng mới, đặc biệt là từ học thuật hoặc cụm từ cố định (collocations)
-
Cấu trúc ngữ pháp có tính công thức
-
Định nghĩa hoặc khái niệm ngôn ngữ
-
Cặp từ đồng nghĩa – trái nghĩa – từ dễ gây nhầm
Giáo viên nên khuyến khích học viên tự tạo flashcard thay vì sử dụng bộ có sẵn, bởi quá trình “tạo thẻ” cũng chính là quá trình ghi nhớ ban đầu.
Giới thiệu từ mới bằng phương pháp học flashcard
Khi bắt đầu một chủ đề mới, giáo viên có thể sử dụng flashcard như công cụ trực quan để giới thiệu từ vựng. Đối với người học tiếng Anh – đặc biệt là trẻ nhỏ hoặc người mới bắt đầu – tính rõ ràng và sinh động là yếu tố then chốt.
Từ vựng trên flashcard nên được trình bày bằng kiểu chữ rõ ràng, không chân, màu sắc dễ phân biệt và kích thước đủ lớn để học sinh ở cuối lớp cũng có thể quan sát dễ dàng. Mặt sau của flashcard thường là tranh minh họa hoặc nghĩa của từ – đây là yếu tố giúp tăng khả năng liên tưởng hình ảnh và hỗ trợ ghi nhớ sâu.
Cách phổ biến nhất để giới thiệu là giơ flashcard mặt trước lên, cho học sinh đọc to từ vựng, sau đó tiết lộ nghĩa hoặc hình ảnh phía sau. Giáo viên có thể cầm xấp flashcard và lật từng tấm thẻ ra phía sau theo thứ tự, giúp tiết học có nhịp độ và sự liền mạch. Đối với người mới bắt đầu, nên giới thiệu số lượng từ vựng giới hạn để tránh quá tải nhận thức.
Ôn lại từ cũ với học flashcard
Trong quy trình học flashcard, việc ôn tập có hệ thống quan trọng không kém so với việc tiếp nhận từ mới. Quá trình này giúp củng cố trí nhớ dài hạn, tăng khả năng sử dụng từ vựng trong ngữ cảnh.
Giáo viên có thể bắt đầu bằng cách phát âm từng từ và yêu cầu học sinh nhắc lại, sau đó gợi ý học sinh đưa ra nghĩa của từ. Khi học viên đã quen thuộc hơn, nên tăng nhịp độ, di chuyển flashcard nhanh hơn hoặc hoán đổi thứ tự bất ngờ để tăng phản xạ ngôn ngữ.
Đây cũng là thời điểm lý tưởng để lồng ghép kỹ năng khác như đặt câu, phân biệt từ đồng âm, từ loại khác nhau hoặc sửa lỗi phát âm nếu có. Từ việc học flashcard, giáo viên có thể mở rộng ra thành những hoạt động giao tiếp hoặc mini game.
Luyện tập tiếng Anh với học flashcard thông qua trò chơi
Sau khi đã làm quen với flashcard, việc tổ chức các trò chơi giúp học sinh vận dụng từ vựng trong tình huống thực tiễn, từ đó hình thành phản xạ và tăng hứng thú học tập.
Biến thể của trò Snap
Chuẩn bị một bộ flashcard có từ vựng, tranh minh họa hoặc số liệu. Học sinh chia nhóm 3–5 người. Trải tất cả flashcard xuống bàn theo dạng úp mặt.

Giáo viên hô to một từ vựng, học sinh phải nhanh tay lật đúng tấm thẻ có từ đó. Nhóm nào lật được nhiều thẻ đúng sẽ chiến thắng. Đây là trò chơi rèn phản xạ và củng cố phát âm cực kỳ hiệu quả trong quá trình học flashcard.
Go fish – học flashcard qua trò chơi tìm cặp
Giáo viên in từ vựng lên 1 mặt thẻ và đảm bảo không nhìn xuyên được. Mỗi từ vựng có từ 2–4 thẻ giống nhau. Một bộ nên có khoảng 50 thẻ để chơi mượt mà.
Học sinh chia nhóm 3–5 người, mỗi em nhận 5 thẻ úp. Các em thay phiên nhau hỏi để tìm người đang giữ thẻ giống từ mình cần. Nếu đối phương có thẻ đó, họ phải đưa; nếu không, người hỏi phải “Go fish” – rút một thẻ từ chồng bài giữa bàn.
Trò chơi này phát triển kỹ năng hỏi – trả lời bằng tiếng Anh, rèn luyện trí nhớ, phát âm và từ vựng trong giao tiếp thực tế.
Memory – rèn trí nhớ và nhận diện ngôn ngữ
Một bộ flashcard hiệu quả cho trò chơi này cần có các cặp thẻ: một thẻ ghi từ, một thẻ là hình ảnh minh họa. Học sinh trải các thẻ úp xuống bàn theo dạng lưới.
Mỗi lượt, học sinh lật 2 thẻ. Nếu tìm được cặp từ – hình phù hợp, các em giữ cặp đó. Người có nhiều cặp nhất sau cùng sẽ chiến thắng.

Dưới góc độ sư phạm, đây là hoạt động hỗ trợ mạnh mẽ cho việc học flashcard qua hình ảnh, tăng liên kết thị giác – ngôn ngữ, đặc biệt hiệu quả với học viên trẻ hoặc người học thiên hướng hình ảnh.
Tổng ôn từ vựng trước kỳ thi với học flashcard
Khi đến giai đoạn ôn tập – đặc biệt trước kỳ thi – giáo viên có thể sử dụng tất cả flashcard đã học để kiểm tra lại lượng từ vựng học sinh nắm được.
Một số cách ôn tập:
-
Chia học viên thành nhóm và thi đoán từ theo flashcard
-
Cho học viên viết lại từ, đặt câu hoặc phân tích loại từ, đồng nghĩa
-
Kết hợp flashcard với câu hỏi trắc nghiệm hoặc dạng nối từ
Mặc dù số lượng thẻ lớn có thể gây cảm giác “quá tải”, nhưng đây cũng là dịp để giáo viên đánh giá tiến trình học tập và nhận diện những từ học viên vẫn chưa ghi nhớ tốt. Đồng thời, nó tạo cơ hội để học viên ôn lại toàn diện một cách tích cực.
Kết hợp hình ảnh và ngữ cảnh khi học flashcard
Việc kết hợp từ vựng với hình ảnh, ví dụ cụ thể hoặc ngữ cảnh đời sống giúp học viên tránh việc học thuộc lòng máy móc. Thay vì viết:
Front: “Abandon” – Back: “Bỏ rơi”
Hãy viết:
Front: “Abandon (verb)” – Back: “She had to abandon the plan due to lack of funding.”
Giáo viên có thể tổ chức hoạt động nhóm: học viên thiết kế flashcard từ bài học và trình bày lại với bạn cùng lớp. Đây là cách biến flashcard thành công cụ giao tiếp thay vì công cụ ghi nhớ đơn thuần.
Hướng dẫn học viên sử dụng kỹ thuật “lặp lại ngắt quãng”
Đây là yếu tố quan trọng nhất khi triển khai học flashcard một cách hiệu quả. Spaced Repetition giúp học viên ôn lại flashcard vào thời điểm gần quên – từ đó kéo dài thời gian ghi nhớ.
Có thể hướng dẫn học viên dùng hệ thống 3 hộp:
-
Box 1: Thẻ mới, ôn hằng ngày
-
Box 2: Thẻ nhớ khá, ôn 2 ngày/lần
-
Box 3: Thẻ nhớ tốt, ôn 4–5 ngày/lần
Giáo viên có thể tích hợp phương pháp này vào hệ thống quản lý lớp (LMS) hoặc gợi ý các ứng dụng như Anki, Quizlet, Brainscape.
Tạo động lực và duy trì thói quen học flashcard
Một vấn đề lớn với phương pháp này là sự nhàm chán sau thời gian ngắn. Giáo viên có thể duy trì động lực bằng cách:
-
Tổ chức “challenge” nhỏ: Ai ôn được nhiều flashcard nhất trong tuần?
-
Thiết kế mini game: học viên rút flashcard để trả lời, đặt câu, thi đua theo nhóm
-
Khen thưởng nỗ lực tự học, không chỉ kết quả
Flashcard không nên là một nhiệm vụ áp đặt, mà cần được “gamify” – biến thành trải nghiệm học tập có yếu tố vui vẻ, sáng tạo.
Lưu ý khi hướng dẫn học flashcard cho từng nhóm trình độ
Với trẻ em: Flashcard cần có hình ảnh lớn, màu sắc sinh động và nội dung gần gũi. Tốt nhất nên sử dụng hình ảnh thật hoặc tranh do học sinh tự vẽ. Trẻ cần được chơi với flashcard hơn là học theo kiểu truyền thống.
Với học viên trung học: Kết hợp từ vựng với câu ví dụ, cụm từ. Giáo viên nên hướng dẫn học viên kết nối các từ theo chủ đề hoặc sơ đồ tư duy (mind map).
Với người lớn hoặc luyện thi: Nên dùng flashcard dạng song ngữ, bổ sung phát âm IPA, và tạo hệ thống đánh giá định kỳ dựa trên tiến độ ghi nhớ.
Học cách sử dụng hiệu quả giáo cụ và hướng dẫn học viên cách sử dụng các công cụ học Tiếng Anh hiệu quả với khóa TESOL Diploma 120H
Nội dung khóa học:
- Nền tảng Sư phạm và các phương pháp giảng dạy từ cổ điển đến hiện đại
- Kỹ thuật đứng lớp và làm chủ lớp học, sử dụng hiệu quả các giáo cụ trong lớp
- Xây dựng Lesson Plan bài bản bằng cách ứng dụng công nghệ AI
- Xây dựng phong thái đứng lớp chuyên nghiệp
- Kho tàng trò chơi cho mọi đối tượng học viên
- Mở rộng nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực giảng dạy, đủ nền tảng để học thạc sĩ TESOL trong tương lai
TÌM HIỂU NGAY: KHÓA HỌC TESOL DIPLOMA 120H THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ
Điểm nổi bật của khóa học:
- Được giảng dạy bởi đội ngũ Thạc sĩ, Tiến sĩ giáo dục có trên 10 năm kinh nghiệm giảng dạy
- Chương trình học bài bản, xây dựng theo chuẩn TESOL International Framework
- Có học phần KIẾN TẬP kéo dài 30H tại các trung tâm Anh ngữ uy tín là đối tác của Horizon TESOL
- Cộng đồng học viên Horizon TESOL Alumni 1000 thành viên – nơi chia sẻ kiến thức giảng dạy và cơ hội việc làm
Đối tượng tham gia khóa học:
- Sinh viên hoặc đã tốt nghiệp chuyên ngành tiếng Anh
- Người có nền tảng tiếng Anh vững chắc
- Người đang làm việc trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Anh
- Người trái ngành mong muốn chuyển sang giảng dạy Tiếng Anh nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu
- Giáo viên đã đi dạy lâu năm cần bổ sung kiến thức và các phương pháp giảng dạy hiện đại
- Giáo viên đã đi dạy nhưng chưa có chứng chỉ Sư phạm để thăng tiến lên các vị trí cao hơn
- Người đang mong muốn học lên Thạc sĩ TESOL trong tương lai
Bài viết liên quan