NHỮNG ĐIỀU NÊN VÀ KHÔNG NÊN LÀM KHI DẠY TỪ VỰNG

NHỮNG điều nên làm:

  1. Chọn lọc từ để dạy.
  2. Sử dụng chiến lược để thu hút sự chú ý của học sinh vào việc học từ vựng.
  3. Giúp đỡ học sinh có thể tự nảy lên định nghĩa của từ theo suy nghĩ của chúng.
  1. Cho phép học sinh được sử dụng từ ngữ trong bài viết và bài nói.
  2. Dạy học sinh bằng phương pháp hình thái học để tìm tòi ra những từ ngữ chúng không biết.
  3. Dùng kí tự và hình ảnh để giúp mang từ vựng đến với cuộc sống.
  4. Tô đậm và sử dụng “bức tường ngôn từ” (word wall) trong việc truyền đạt kiến thức về từ vựng.
  1. Sử dụng và áp dụng từ vựng thường xuyên (thay vì luyện tập đơn lẻ).
  2. Tạo ra nhiều cơ hội để học sinh được đọc, điều này giúp chúng có thể tiếp xúc được với nhiều từ vựng hơn.
  3.  Luôn làm mẫu về cách sử dụng ngôn ngữ học thuật, đặt ra kì vọng cao cho việc sử dụng ngôn ngữ.

VÀ 10 ĐIỀU KHÔNG NÊN LÀM:

  1. Phân công cho học sinh một danh sách dài về từ vựng (khuyến khích chỉ nên cho khoảng 6 đến 8 từ vựng trong một tuần) nhưng lại không dạy những từ vựng đã chọn lọc.
  2. Bắt buộc học sinh tìm kiếm cả một danh sách từ vựng trong từ điển, hoặc là sao chép từ vựng quá nhiều lần.
  3. Bắt học sinh chỉ đơn thuần sao chép định nghĩa.
  4. Cho học sinh làm những bài tập kết hợp từ, bài tập nối cột điều này chỉ thể hiện được sự ghi nhớ về định nghĩa.
  5. Chỉ yêu cầu học sinh sử dụng những gợi ý để tìm ra những từ chưa biết.
  6. Ít sử dụng những dấu hiệu trực quan trong lớp học để giúp đỡ trong việc truyền đạt kiến thức về từ vựng.
  7. Thiếu hoặc quá lạm dụng “bức tường ngôn từ” (word wall) trong phòng học.
  8.  Dành quá nhiều thời gian và quá độc lập trong việc học từ vựng ở các môn như tập đọc, làm văn…
  9. Chỉ dạy những quyển sách giáo khoa hay những tài liệu bằng chung một phương pháp.
  10.   Sử dụng “ngôn ngữ của con nít” với học sinh và đồng thời cũng cho phép chúng trả lời bằng “ngôn ngữ” đó.

Lược dịch từ: teachthought.com

Tìm hiểu thêm khóa đào tạo kỹ năng giảng dạy tiếng Anh tại đây.

DMCA.com Protection Status