BA LỢI ÍCH CỦA VIỆC KIỂM TRA HỌC SINH

Tôi ghét làm kiểm tra. Ở trường, tôi chưa bao giờ làm bài tốt cả. Tôi đã từng trượt kỳ thi tuyển sinh đại học ở Anh vào những năm 80. Có lẽ chính vì những trải nghiệm không vui đó, tôi luôn cố gắng không cho học sinh của mình làm bài thi cuối kì, ngoại trừ các kỳ thi khác như Cambridge First hoặc Proficiency. Do đó, tôi sẽ kiểm tra trình độ học sinh của mình theo cách mà sẽ giúp khuyến khích và hỗ trợ việc học của chúng. Tôi muốn chia sẻ với bạn lý do nên tổ chức kiểm tra học sinh và cách để làm tốt việc đó. Trước tiên, chúng ta hãy tìm hiểu lý do tại sao việc kiểm tra lại quan trọng.

Đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết

Hãy cùng xem xét tại sao việc đánh giá lại tốt cho cả học sinh và giáo viên. Bài kiểm tra cuối học kỳ là một ví dụ về loại hình đánh giá tổng kết. Hình thức đánh giá tổng kết này giúp đánh giá sự tiến bộ của người học, trong đó tập trung vào kết quả và đưa ra nhận xét về kiến thức và hiểu biết của học sinh. Đây là các bài kiểm tra chính thức, thường dưới dạng viết và là minh chứng cho những gì học sinh đã học được. Hình thức đánh giá quá trình hay kiểm tra liên tục trong suốt học kỳ cũng rất hữu ích. Đây là phương pháp khác với đánh giá tổng kết vì được thực hiện trong chính quá trình học tập.

Kiểm tra quá trình giúp giáo viên xác định nội dung kiến thức cho học sinh. Loại hình đánh giá này cho phép kiểm tra học sinh theo hình thức sáng tạo, vui vẻ hơn. Bài kiểm tra giúp hiểu được học sinh đạt được các mục tiêu học tập đặt ra như thế nào. Có nhiều cách khác nhau để đánh giá quá trình người học. Dưới đây là ba ví dụ:

  • Đặt câu hỏi trong suốt quá trình học
  • Đặt câu hỏi cuối bài
  • Tóm tắt nội dung bài học vào buổi học tiếp theo

Giờ là lúc chúng ta sẽ điểm qua ba lý do để thực hiện đánh giá liên tục ở lớp học và những kết quả tích cực mà chúng mang lại cho học sinh.

Lý do thứ nhất – Bài kiểm tra giúp chúng ta đánh giá việc giảng dạy

Mỗi học sinh có tốc độ học tập khác nhau. Giáo viên dựa vào tiến bộ của học sinh để quyết định đẩy nhanh hay làm chậm tiến độ dạy. Dưới đây là một ví dụ. Giả sử bạn đã dạy từ vựng thuộc chủ đề công việc cho học sinh ở trình độ Sơ cấp. Mục đích là để họ thực hành kỹ năng nói về công việc. Tuy nhiên, khi kiểm tra cuối giờ thì bạn nhận thấy rằng một vài học sinh của mình đã mắc những lỗi cơ bản về ngữ pháp, chẳng hạn như: “I office worker.” hay “He shopkeeper”. Điều đầu tiên có thể thấy là học sinh dường như đã áp dụng từ vựng đã được học.

Lý do thứ 2 – bài kiểm tra cho chúng ta thấy lỗ hổng kiến thức của học sinh

Mặc dù vậy, vấn đề bỏ sót động từ vẫn còn tồn tại ở một số học sinh thường. Vì vậy, việc ôn tập cho những học sinh này về cách sử dụng động từ “to be” là rất quan trọng trước khi tiến đến bài học tiếp theo. Ngoài ra, bạn cũng có thể lưu ý trong hai ví dụ trên, học sinh không sử dụng mạo từ không xác định (a / an). Chỗ này ta cũng cần phải xem lại. Ta nên cho học sinh làm các bài kiểm tra nhanh, chẳng hạn như đặt câu hỏi, cách này giúp bạn nhận ra lỗ hổng kiến thức quan trọng nào cần được lấp lại.

Nếu chỉ một vài học sinh mắc lỗi này, điều đó có thể cho thấy học sinh mắc lỗi L1 (lỗi do tiếng mẹ đẻ can thiệp). Học sinh mắc lỗi này khi suy nghĩ câu trả lời bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của họ rồi sau đó dịch nó sang tiếng Anh. Trong trường hợp này, hãy đặt ra mục tiêu cụ thể hơn về cấu trúc cho học sinh (có thể là một bài tập riêng để luyện tập ở nhà). Đây có thể là cách tốt để bạn không làm chậm tiến độ của cả lớp. Dựa trên bài kiểm tra nhanh, bạn có thể biết được học sinh nào cần tập trung học cấu trúc ngữ pháp và từ vựng trước khi đến bài học kế tiếp.

Việc này giúp bạn lập kế hoạch trong tương lai và điều chỉnh phù hợp với từng người học.

Lý do thứ ba: Bài kiểm tra giúp học sinh cảm thấy có thành tựu

Nếu học sinh làm tốt bài kiểm tra, chúng sẽ cảm thấy bản thân mình đạt được cái gì đó. Những kiến thức mới được học và trả lời đúng câu hỏi hoặc thuật lại chính xác kiến thức. Vì vậy, các bài kiểm tra miệng hoặc các phần “hỏi và trả lời” đơn giản có thể tạo động lực và giúp học sinh cảm nhận được sự tiến bộ của bản thân. Các bài kiểm tra thường xuyên cũng giúp học sinh hình thành thói quen xem lại bài học thường xuyên.

Trên đây là ba lý do để tiến hành các bài kiểm tra với học sinh.

Hình thức kiểm tra này không nên sử dụng thay thế hoàn toàn cho hình thức kiểm tra tổng kết. Hãy kết hợp hai hình thức này với nhau trong quá trình dạy học. Hãy thử kết hợp cách này vào bài dạy tiếp theo của bạn.

Lời kết

Đánh giá quá trình hoặc đánh giá liên tục cho phép ta đánh giá việc giảng dạy có hiệu quả hay không. Đánh giá này giúp giáo viên định hướng kế hoạch giảng dạy tốt hơn cho những bài học tiếp theo. Điều chỉnh phương pháp giảng dạy phù hợp với từng người học.

Tham khảo thêm về các khóa học TESOL DIPLOMA cấp bằng của Hội Nghiên Cứu Giảng Dạy Tiếng Anh TP.HCM để nhận ngay học bổng 20% bạn nhé!

Xem thêm các bài viết khác của Horizon TESOL tại đây.

Xuân Nguyên lược dịch từ https://www.global-english.com/blog/three-benefits-of-testingour-students/

 

 

 

 

DMCA.com Protection Status