DẠY SINH VIÊN CÁCH QUẢN LÝ THỜI GIAN

Có lẽ bạn đã từng tìm thấy hình ảnh thời đại học của mình. Các em dành ra 10 phút để sắp xếp đống tài liệu ngổn ngang trong cặp. Và khi bạn thu bài tập về nhà, các em nói rằng sẽ nộp cho bạn vào ngày mai. Các em nhìn qua thời gian biểu và nhận ra rằng mình có 2 bài kiểm tra, những buổi học và thực hành quan trọng trong tuần này. Trước hết chỉ có bấy nhiêu vì có thể các em quên ghi chú vào lịch hàng tuần của mình. Thỉnh thoảng, sinh viên sẽ ngủ gật trong lớp, hoặc gặp bạn sau giờ học với vẻ mặt thất vọng và cần bạn trợ giúp.

Sau đó bạn nhận ra rằng sinh viên đã đăng ký tới 18 tín chỉ, tập những môn thể thao đòi hỏi rèn luyện cả ngày, và còn phải đi làm thêm. Bạn đang phải đối mặt với những sinh viên không có kỹ năng quản lí thời gian. Không biết phải sắp xếp hoặc lên kế hoạch cho các nhiệm vụ hằng ngày như thế nào. Có những phương pháp để giúp các em sử dụng và phân bổ thời gian hợp lí.

thời gian

Những nguyên tắc quản lý thời gian

Đặt ưu tiên

Hãy thảo luận với sinh viên về mục tiêu và những ưu tiên của họ. Điều gì là quan trọng nhất trong thời sinh viên? Lấy bằng nhanh nhất có thể? Có thật nhiều điểm A? Cố gắng học đại học và tốt nghiệp mà không nợ môn? Tham gia các môn thể thao, diễn kịch và các hoạt động ngoại khóa khác?

Tất cả những thứ này đều có thể đạt được, nhưng không phải cùng một lúc. Một bạn sinh viên muốn tham gia các hoạt động ngoại khóa có thể sẽ không học đủ các tín chỉ cần thiết để tốt nghiệp. Một bạn mong muốn đạt điểm A cho tất cả các môn có thể sẽ phải nợ một vài tín chỉ vì phải làm việc cả ngày dẫn tới thiếu thời gian học và bị điểm kém. Vì vậy, sinh viên phải tự quyết định xem đâu là ưu tiên hàng đầu của các em.

Học cách nói “không” với những việc không cần thiết

Vài em luôn cố gắng đảm nhận quá nhiều việc vì chúng chưa học được cách nói “không”. Ví dụ nói “không” với chuyện làm việc trong hội sinh viên vì các em đã có được một công việc có lương. Nói “không” khi được mời làm nhóm trưởng của một câu lạc bộ nào đó vì các em đang học 18 tín chỉ.

Sinh viên cũng cần phải từ chối sếp khi vướng lịch học và không thể làm tăng ca. Nói “không” thật ra không phải là một trải nghiệm vui vẻ gì cho chúng ta. Nhưng sẽ tốt hơn nếu các em có thể từ chối một cách chân thành và lịch sự. Thẳng thắn về những gì bản thân có thể và không thể sẽ gây ít hiểu lầm hơn. Tránh việc giảm năng suất làm việc và ít làm tổn thương cảm xúc.

Đầu tư thời gian cho nhu cầu hằng ngày

Sinh viên nên dành thời gian cho những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống. Từ ăn, ngủ hay đến bác sĩ, nha sĩ, sửa xe, giặt ủi v..v…

Nếu các nhu cầu này không được đáp ứng, các em có thể đổ bệnh. Ngoài ra, xe hư hay tìm một bộ quần áo cũng làm tiêu tốn khá nhiều thời gian.

Xây dựng kỹ năng sắp xếp thời gian

Thời gian dành cho việc tìm sách, giấy, ví hay chìa khóa bị mất thật ra rất lãng phí. Khoảng thời gian ấy có thể được dùng để học, làm việc hay chăm sóc cho các mối quan hệ. Vì vậy, sinh viên nên tự tạo một danh sách các thông tin quan trọng như số điện thoại hoặc các cung đường hay đi để tránh làm mất thời gian tìm kiếm. Thêm vào đó, hãy phân chia vị trí nhất định cho từng vật dụng cá nhân và trả chúng về chỗ cũ sau khi dùng xong. Cuối cùng, hãy lên lịch cho bản thân và đầu tư thời gian cho việc học, làm việc, giặt giũ v..v…

Hãy ghi chú kĩ các cuộc hẹn và deadline quan trọng để tránh việc trễ hẹn hoặc phải sắp xếp lại lịch. Kỹ năng quản lý cuộc sống như thế này sẽ giúp sinh viên xuyên suốt khoảng thời gian đại học và trong tương lai.

Dành thời gian nghỉ ngơi, tập thể thao và xây dựng các mối quan hệ xã hội

Việc nghỉ ngơi, tập thể thao và giao tiếp xã hội cũng quan trọng như lúc làm việc vậy. Thể dục thể thao sẽ giúp cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần và việc xây dựng các mối quan hệ xã hội cũng vô cùng quan trọng vì chúng ta đang chung sống trong một cộng đồng. Hơn thế nữa, những buổi họp mặt, tiệc tùng, những buổi ăn uống vui vẻ cùng với bạn bè sẽ tạo nên những mối liên kết đặc biệt và sinh viên sẽ phát triển hơn về kỹ năng xã hội.

thời gian

Dạy học sinh cách quản lý thời gian

Bám sát chương trình giảng dạy

Đối với sinh viên, việc học các kỹ năng quản lí thời gian lại có vẻ ‘tốn thời gian’. Đặc biệt là khi các em nghĩ bản thân đã có khả năng quản lí thời gian rồi. Một lớp học đông đúc cũng không phải là địa điểm lý tưởng để nói về vấn đề này. Một cách giải quyết mối quan ngại này là thông qua các chủ đề bài giảng trong lớp học. Bạn có thể tận dụng các bài tập luyện đọc, thảo luận nhóm. Hoặc các bài dạy từ vựng cao cấp để lồng ghép thông điệp về khả năng quản lí thời gian.

Thảo luận

Việc thảo luận về cách quản lý thời gian có thể do giáo viên hướng dẫn hoặc theo nhóm. Chủ đề này hầu như luôn có vẻ thú vị đối với sinh viên.

Hãy yêu cầu học sinh thảo luận về các ưu tiên của bản thân và phương pháp mà các em hiện đang sử dụng để quản lý thời gian. Thông thường, điều này sẽ dẫn đến việc sinh viên nhìn thấy những lỗ hổng trong phương pháp của các em. Sự thật là sinh viên sẽ thấy họ không hề có bất kì nguyên tắc quản lý thời gian nào và bản thân đó chính là một vấn đề. Sinh viên cũng có thể học hỏi lẫn nhau các phương pháp mà họ chưa nghĩ ra.

Hướng dẫn rõ ràng

Dạy kỹ thuật lên lịch, lập ngân sách và lưu giữ những dữ liệu thông tin quan trọng: sinh viên thường có ít hoặc không có kinh nghiệm về việc này, và việc cho sinh viên thấy rằng ứng dụng lịch trên điện thoại thông minh thật ra là có mục đích và các tính năng thực sự có thể giúp họ trong việc lên lịch trình cá nhân.

Sinh viên thường không sử dụng lịch giấy truyền thống, chẳng hạn như sổ kế hoạch, nhưng lại thường ghi chú trên những mảnh giấy vụn hoặc ở những nơi dễ thất lạc như trong bìa kẹp và ví. Hướng dẫn các em cách sắp xếp tài liệu ở một nơi nhất định giúp giải phóng không gian.

Hoạt động và luyện tập

Cho học sinh thảo luận với nhau về các worksheet (bảng tính) hỗ trợ họ trong việc lập mục tiêu hoặc thể hiện thông qua việc làm mẫu và thực hành thiết lập thời khóa biểu. Thảo luận về các tình huống chung, sau đó để học sinh đóng vai những người đặt deadline như: gia đình, bạn bè, đặc biệt là sếp. Việc học sinh được thực hành sẽ giúp họ hình thành thói quen trong việc sắp xếp thời gian. 

Kỹ năng sắp xếp và quản lí thời gian thật ra rất phức tạp và không hề dễ dàng. Những kỹ năng trên cần sự học hỏi liên tục không phải chỉ qua một lớp học ngắn ngủi. Hình thành thói quen quản lí thời gian đã giúp định hình con đường thành công cho các em

thời gian

Lược dịch từ Busy Teacher bởi Ái Thi

Tham khảo khóa học TESOL tại đây.

DMCA.com Protection Status