6 TRÒ CHƠI HAY ĐỂ ÔN TẬP NGỮ PHÁP TIẾNG ANH

Có thể nói những tiết ôn tập kiến thức thật sự khiến học sinh thấy nản. Chính xác thì những tiết ôn ngữ pháp nhiều lúc làm các em chỉ muốn cúp học. Vậy thì làm sao để học sinh của bạn không muốn bỏ lỡ những tiết ôn tập ngữ pháp này? Dưới đây là những trò chơi kinh điển có thể áp dụng cho học sinh ở mọi trình độ, giúp ôn lại những cấu trúc ngữ pháp cần thiết. Và chắc chắn rằng nếu bạn áp dụng điều này thì khi đến tiết ôn tập sẽ không em học sinh nào muốn rời khỏi lớp cả!

review grammar

1. Ném bóng lấy điểm

Bạn hãy tìm một cái thùng lớn để làm rổ chụp. Đưa mỗi học sinh một quả bóng và bảo các em ném vào rổ để lấy điểm. Hãy hỏi bé một câu về thì quá khứ đơn. Và học viên sẽ phải nhớ lại để giành quyền ném bóng. Nếu ném trúng thì trẻ sẽ được 10 điểm hoặc nếu không ném trúng thì cũng được 5 điểm (vì ít nhất trẻ đã trả lời chính xác câu hỏi của bạn). Bạn có thể dùng nhiều vật khác như là quả banh lớn hoặc banh nhỏ, hay thậm chí là một tờ  giấy vo tròn.

2. Board game

Mọi người đều sẽ cảm thấy thích thú khi tham gia trò chơi này. Đặc biệt là đối với học sinh, trò này không chỉ vui mà còn là cách hữu ích để ôn tập ngữ pháp. Bạn có thể thiết kế riêng trò chơi của mình. Bao gồm các thì và mẫu câu học sinh đã học. 

3. Cờ ca-rô

Với trò chơi này, trước tiên, bạn hãy chọn ra phần ngữ pháp nào mà học sinh cần ôn tập cho bài kiểm tra. Sau đó, bạn hãy viết những chủ đề này vào 9 tấm thẻ hoặc là những mảnh giấy đủ lớn. 

Úp những tấm thẻ xuống bàn hoặc là dán lên bảng, khổ 3×3. Tiếp theo, mỗi đội lần lượt chọn ra một ô. Lật các tấm thẻ lại và cho trẻ thấy điểm ngữ pháp chính được viết trên đó. Học sinh sau đó phải cho một ví dụ hoặc đặt câu hỏi cho bạn khác khác trả lời. Nếu trả lời đúng sẽ được đánh dấu X hoặc O vào ô vuông. Đội đầu tiên được 3 – X hoặc 3 – O theo chiều ngang, dọc hoặc chéo thì sẽ thắng.

games

4. Rắn và những chiếc thang

Trước tiên bạn cần chuẩn bị những tấm thẻ: có thể là các thì, câu hỏi hoặc những gợi ý để hoàn thành câu. Luật chơi như sau: Đầu tiên, các em sẽ chọn một đồng xu màu để di chuyển trên bàn game (mỗi người một màu khác nhau). Sau đó các em sẽ lần lượt lắc xí ngầu để di chuyển. Trẻ sẽ lấy một thẻ và trả lời đúng để giữ nguyên vị trí đó. Nếu trả lời sai thì sẽ bị lùi lại hai ô. Khi dừng ở một cái thang, nếu các em trả lời đúng thì được leo lên bậc thang. Nếu dừng ở đầu con rắn, các em sẽ bị tuột lại ngay vị trí đuôi của con rắn.

5. Đá bóng

Đầu tiên, bạn cần phải vẽ một sân bóng lên trên bảng hoặc trong một tờ giấy lớn: Sau đó chia học sinh thành 2 đội. Đặt “quả bóng” bằng đồng xu ở giữa sân. Học sinh phải trả lời đúng các câu hỏi được đặt ra để di chuyển và ghi bàn. 

Ví dụ như: Đội A đã trả lời đúng và sang phải một bước tiến gần đến khung thành. Đội B trả lời đúng và di chuyển quả bóng đến phía trái khung thành. Đội A trả lời sai thì không thể di chuyển bóng. Nếu đội B trả lời đúng thì sẽ có thể di chuyển thêm một bước về bên trái. Đội A tiếp tục trả lời sai và đội B trả lời đúng, đội B sẽ tiếp tục di chuyển sang trái để ghi bàn. Khi một đội ghi bàn, quả bóng sẽ được đặt lại ở giữa sân, và đội chưa có bàn thắng sẽ được lấy bóng trước. Đội nào ghi được nhiều bàn hơn sẽ thắng.

6. Đố vui

Bạn có thể ôn tập mọi thứ các em đã học trong một trò chơi đơn giản. Chia bảng thành các cột ngữ pháp khác nhau về thì hoặc mẫu câu và hàng ngang là các điểm giá trị tương ứng. Chia lớp thành hai đội. Mỗi đội sẽ chọn một loại ngữ pháp mình muốn trả lời để lấy điểm. Nếu trả lời đúng, bạn sẽ xóa điểm ra khỏi bảng và thêm vào bảng điểm của đội trả lời. Cứ tiếp tục cho đến khi trên bảng không còn điểm nữa. 

Kết luận:

Không phải tất cả các tiết ôn tập ngữ pháp đều phải bỏ qua. Đừng đánh giá thấp sức mạnh của  trò chơi bởi nó có thể khiến học sinh vận dụng kiến thức một cách sáng tạo. Và tạo hứng thú để các em sử dụng những gì đã học. Một môi trường cạnh tranh sẽ thúc đẩy trẻ nỗ lực hết mình.

Thanh Tuyền lược dịch từ Busy Teacher

Tham khảo các khóa học tại đây.

DMCA.com Protection Status