Rất nhiều người hỏi những bí quyết thần kỳ để thành thạo Tiếng Anh. Từ kinh nghiệm của những người học nhiều ngôn ngữ, họ nhấn mạnh cách hoạt động của não bộ. Tuy nhiên, nhiều năm qua có không ít tranh cãi về việc này. Một số giả thiết cũng đề cập đến chủ đề này. Theo đó, họ chia thành 3 phương pháp học Tiếng Anh cơ bản: học theo xúc giác, theo thị giác và theo thính giác.
Học theo xúc giác, thị giác và thính giác
Những người học theo xúc giác sẽ đạt được hiệu quả nhất. Bởi vì họ tạo sự liên kết giữa những hành động và kiến thức họ đang học. Mặt khác, những người học theo thính giác thì lại học khá tốt khi họ nghe và lặp lại hoặc thảo luận về nó. Người học theo thị giác sẽ tiếp thu kiến thức nhanh hơn khi họ nhìn thay vì nghe hoặc làm. Họ cảm thấy thích thú với những hình ảnh sặc sỡ và logic giống như biểu đồ và biểu tượng.
Phương pháp nào phù hợp?
Hãy hiểu người học để có thể lựa chọn phương pháp học phù hợp nhất trong những trường hợp cụ thể. Ví dụ, hãy tưởng tượng bạn đang học một danh sách từ vựng. Thay vì ngồi đọc chay, hãy thử phương pháp học từ vựng qua hình ảnh. Bạn có thể sử dụng thẻ từ vựng với nhiều hình ảnh, màu sắc, biểu đồ. Hoặc bạn có thể nghe và lặp lại từ sẽ giúp dễ dàng nhớ từ vựng hơn.
Phương pháp học Tiếng Anh qua xúc giác
Người học có thể vừa nghe một bản tin Tiếng Anh vừa đi dạo xung quanh hoặc tập thể dục. Tiếp theo đó hãy sử dụng phương pháp Shadowing. Bạn vừa nghe, lặp lại, nghe, lặp lại để điều chỉnh cho phù hợp. Ghi những điều cần học cũng là một phương pháp hay. Mặc dù một vài người cho rằng việc chép phạt ở trường không có tác dụng ghi nhớ. Tuy nhiên, một vài người sẽ có thể ghi nhớ dựa trên sự liên kết giữa cử chỉ của tay và nội dung chép phạt.
Một cách khác là sử dụng cử chỉ khi đang học. Ví dụ khi bạn đang đọc một đoạn hội thoại liên quan đến nhận tin nhắn, thì hãy thử giả vờ như mình đang soạn tin nhắn. Điều này sẽ giúp bạn hình dung dễ hơn về nội dung bài học.
Phương pháp học Tiếng Anh qua thính giác
Phương pháp này liên quan đến bất cứ hoạt động nào tác động đến thính giác của người học. Trò chuyện với những người học chung ngôn ngữ hoặc bản ngữ là một cách hay để có thể vừa nghe vừa lặp lại nội dung. Bạn có thể nghe những đoạn radio tiếng anh, nhạc, sách nói, phim… Thêm vào đó, khi đọc đoạn nào hãy cố đọc to và lặp lại trên 10 lần để có thể lưu giữ thông tin từ đoạn văn đó.
Phương pháp học Tiếng Anh qua thị giác
Một số phương pháp học Tiếng Anh qua thị giác như sử dụng thẻ từ vựng hoặc video. Thông tin được tô sáng hoặc giấy nhớ có thể giúp bộ não phân loại nội dung khác nhau. Phương pháp thay thế đó là sử dụng biểu tượng để ghi chú hoặc sơ đồ tư duy. Dưới đây là ví dụ một sơ đồ đơn giản giúp ghi nhớ các cụm từ liên quan đến đặt hàng tại nhà hàng.
Nói tóm lại, có vô số cách để học Tiếng Anh và điều quan trọng là không loại trừ bất kỳ phương pháp nào mà sử dụng từng phương pháp một cách linh hoạt. Bạn phải xác định được mình đang học gì và phương pháp nào sẽ dễ tiếp thu nhất và cho bạn động lực học tập.
Lược dịch từ LVLinguistics
Tham gia khóa học TESOL để biết nhiều cách giúp học sinh ghi nhớ. Chi tiết tại đây.