Bạn đã bao giờ gặp một giáo viên lơ đễnh – một người không bao giờ sắp xếp trình tự các hoạt động của lớp, hoặc một giáo viên giỏi và năng động nhưng lớp bạn lại có cảm giác như mình đơn giản chỉ đang học hết chủ đề này đến chủ đề khác. Họ có thể là những giáo viên giỏi, nhưng lại mang đến cho chúng ta cảm giác chán nản. Nếu một người giáo viên không biết cách sắp xếp chương trình học thì họ chưa thật sự sẵn sàng để đi dạy. Học viên sẽ là người nhận ngay những hậu quả từ việc thường bị ngắt quãng trong giờ học dẫn đến việc làm chậm tiến độ lớp học và suy yếu sự tự tin của học viên trong qua trình học tập. Đừng quá lo lắng bởi vì các mẹo sau sẽ giúp bạn. Làm theo nhưng chỉ dẫn dưới đây và bạn sẽ không bao giờ cảm thấy ‘lạc lõng’ giữa các tiết học của chính mình.
Hãy chắc rằng bạn soạn giáo án theo 5 chỉ dẫn sau:
1. Chú ý đến thời gian trong giáo án:
“Tôi thường dành 40 phút dể dạy những tài liệu mình đã chuẩn bị sẵn nhưng tôi thường không biết phải làm gì vào 10 phút cuối mỗi giờ học”
Chắc chắn bạn đã từng nghe về điều này ‘thời gian là vàng bạc.’ Và vai trò của những người giáo viên như chúng ta chính là tận dụng thời gian để giúp học sinh học tập hiệu quả nhất có thể. Cân nhắc xem bạn còn bao nhiêu thời gian cuối giờ học và bạn có thể sử dụng chúng cho việc mở đầu bài học kế tiếp.
2. Xác định mục tiêu chính của tiết học trong giáo án:
“Tới cuối tiết học, học sinh của bạn sẽ học được gì?”
Để dễ hiểu hơn, bạn hãy liên tưởng đến điều này, bạn bắt đầu tiết học lúc 8 giờ thì đến 8 giờ 50, các em học sinh phải tiếp thu được tối thiểu một lượng kiến thức mới. Chẳng hạn như:
- Học cách phát âm chính xác một âm đọc phức tạp như: s/z, f/p, p/b, v…v.
- Sử dụng được một kiến thức ngữ pháp mới (1 dạng thì mới, mẫu câu điều kiện, động từ đặc biệt, v…v).
- Cải thiện kĩ năng Đọc hoặc Nghe (đọc hiểu tốt hơn, tìm ra ý chính của bài nhanh hơn)
- Tự điều chỉnh kĩ năng Viết và Nói của các em (tự nhận ra lỗi của bản thân trước khi giáo viên sửa).
- Học cách tránh các vấn đề mà L1 (ngôn ngữ thứ nhất) mang lại. Chẳng hạn như khi tiếng Anh bị ảnh hưởng bởi các thứ tiếng như: Trung Quốc, Hồng Kông hay Nhật Bản…
Làm thế nào để bạn biết được các em học sinh có học được gì hay không? Thử sử dụng một hệ thống đánh giá đơn giản và đây sẽ là một vài dấu hiệu gợi ý cho bạn:
Các em học sinh không còn nhờ bạn sửa lỗi giúp họ nữa và nếu có thắc mắc, họ sẽ học hỏi từ các bạn cùng lớp.
Các em có thể sử dụng từ vựng mới tự nhiên hơn.
Bên cạnh đó, các em phát âm các âm khó rõ ràng hơn hay ít nhất các em học sinh đã biết chú ý đến cách phát âm của bản thân.
Các em đã có thể thể hiện ý kiến của bản thân tốt hơn, giảm bớt các lỗi dịch câu và tự tin hơn khi giao tiếp.
3. Cân nhắc cấu trúc, thời gian và phương hướng giáo án.
Đa số các giáo viên trẻ và những giáo viên lâu năm có thói quen giảng bài quá nhiều trong các tiết học. Lý do của vấn đề này khá dễ hiểu nhưng thay vì cách dạy đó, chúng ta có thể áp dụ một phương pháp khác tốt hơn – giáo viên không còn giữ vai trò trung tâm chính là nền tảng của phương pháp luận giao tiếp, phương pháp này có rất nhiều lợi ích thiết thực. Nghiên cứu cho thấy, bạn càng dành ít thời gian giảng bài bao nhiêu, học sinh của bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn bấy nhiêu và khoảng thời gian bạn giảm bớt sẽ giúp các em thực hành nhiều hơn. Tôi có thể nói với bạn học cách im lặng trong thời gian giảng dạy chính là bài học quý báu nhất trong những năm đầu vào nghề của tôi. Một mẹo để có thể áp dụng phương pháp này chính là bạn cố gắng điều chỉnh giáo án tập trung vào ‘một hướng’: có phải theo ‘công thức’ các hoạt động trong lớp thường tổ chức theo hướng quan hệ giáo viên – học sinh (T-S), theo hướng tổ chức thực hành đối thoại (T-S-T), hoặc theo hướng thực hành theo cặp (S-S)?
(T: teacher, S: student).
Một giờ học ESL (dạy tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2) thường được tổ chức như sau:
1. Ôn bài (5’, T-S-T)
2. Giảng bài (3-5’, T-S kèm theo phần đặt câu hỏi của học sinh)
3. Luyện tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên (10’, S-S kèm theo nhận xét từ giáo viên)
4. Luyện tập tự do (10’, S-S kèm theo nhận xét của giáo viên)
5. Phần củng cố/ giao bài tập về nhà/ ôn lại bài học thông qua trò chơi cuối tiết học (5-10’)
Trong mỗi phần trên, ai sẽ là người phải nói nhiều nhất, lời khuyên của tôi là ngoại trừ phần giảng bài của giáo viên, học sinh nên tham gia ‘nói’ trong tất cả các phần khác của giờ học thông qua việc trả lời các câu hỏi ôn tập, thực hành theo nhóm hoặc thông qua việc phát biểu ý kiến cá nhân,v…v.
Bạn có thể bổ sung thêm các hoạt động ở mỗi phần. chẳng hạn ở phần review bạn có thể thêm các hoạt động giải đố nhanh, hoặc tổ chức các hoạt động thi đua, những bài kiểm tra nhanh theo nhóm hay đơn giản là hỏi các câu hỏi để kiểm tra mức độ hiểu bài của các em học sinh.
Bên cạnh đó, theo ý tôi, đối với phần giảng bài, bạn nên hạn chế thời gian nói của bạn – giáo viên xuống mức tối thiểu nhưng vẫn đáp ứng đủ các kiễn thức quan trọng cần truyền đạt. Thử tưởng tượng bạn là học sinh, liệu bạn sẽ thích một bài giảng 10’ về động từ khiếm khuyết hay khi 5 ví dụ về bài học có kèm theo ý kiến của bạn chứ? Hãy luyện tập phần bài giảng của bạn trước gương hoặc máy quay phim để để có thể giảm bớt khoảng thời gian bạn dùng để giải thích các điểm ngữ pháp một cách hiệu quả. Lấy ví dụ, sau khi xác định được thời gian giảng dạy từ lần đầu luyện tập thì lần thứ hai, hãy cố gắng giảm đi 20% tổng khoảng thời gian đó và lần kế tiếp hãy cố gắng giảm xuống 50% thời gian. Hãy nhớ rằng đối với học sinh thì 2 ví dụ rõ rang và dễ hiểu còn hiệu quả hơn 5’ giảng dạy phần lý thuyết nặng nề.
Bạn có thể dùng các câu hỏi trong sách để giúp các em học sinh thực hành, nhưng tốt hơn là bạn nên tua nhanh bước này vì những câu hỏi trong sách chỉ hiệu quả trong việc luyện tập lý thuyết chứ không mang tính thực hành. Giờ thực hành tốt nhất chính là phần thực hành tự do. Ở phần này, học sinh có thể tự do thực hành nhưng kiến thuesc vừa học theo cách các em muốn mà không cần phải dựa theo phần hướng dẫn của giáo viên hay sách giáo khoa. Điều này sẽ giúp các em luyện tập sử dụng ngôn ngữ lưu loát và tự nhiên hơn.
4. Sử dụng tất cả công cụ mà bạn có
Khi bạn tích lũy kinh nghiệm, bạn sẽ học thêm được nhiều kĩ năng giảng dạy hiệu quả. Với tôi, tôi nhận thấy rằng những công cụ giảng dạy đơn giản chẳng hạn những viên phấn màu sẽ thu hút sự tập trung của các em học sinh. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng những đồ vật thực như những búp bê nhỏ, những tấm thẻ bài, thẻ game, súc sắc, giấy màu, đồng hồ bấm giờ hoặc keo dính mà bạn sẽ dễ dàng tìm trong các hộp trò chơi lừa lọc. Tôi đã thử dạy từ vựng theo những cách độc đáo mà các em học sinh chưa bao giờ học và điều này giúp các em có những kinh nghiệm mới dĩ nhiên các em cũng sẽ nhớ bài lâu hơn.
Và bạn cũng nên có một vài kiến thức thức thường thức. Ví dụ nếu bạn dạy về các châu lục trên thế giới, bạn có thể cho các em học sinh đoán xem nhiệt độ địa lý cao nhất và thấp nhất tồn tại trên thế giới, đoán tên con sông dài nhất hay ngọn núi cao nhất ở mỗi châu lục. Những thông tin thực tế từ đòi sống sẽ khiến tiết học thú vị hơn, giúp các em nhớ bài lâu hơn và giáo án của bạn sẽ mang lại hiệu quả như mong đợi.
5. Soạn bài tập về nhà hữu ích cho các em học sinh
Thật may mắn là những kiểu bài tập viết và điền vào chỗ trống đã lùi vào dĩ vãng. Bài tập về nhà giờ đây đã tồn tại dưới các thể thức khác và đa số đều được làm cá nhân. Đó là lí do vì sao bạn nên soạn những bài tập bổ ích nhất có thể, mỗi câu hỏi cần đòi hỏi khả năng hiểu bài cũng như năng lực giải bài tập một mình của các em. Bạn có thể giúp các em luyện tập từ vựng bằng cách yêu cầu chúng viết đa dạng các câu tiếng Anh hoàn chỉnh. Bạn nên soạn bài tập về nhà theo cách sắp xếp thành các đoạn văn. Ngoài ra, bạn cũng nên yêu cầu các em thực hành cùng một cấu trúc ngữ pháp cho nhiều tình huống khác nhau. Thực tế đối với lĩnh vực giáo dục, trắc nghiệm có thể được coi là dạng bài tập tốn thời gian và vô ích. Đó là lí do bạn nên thay nó bằng những dạng bài tập đòi hỏi khả năng suy luận từ các em. Bạn nên tập cho các em thói quen tự đặt câu hỏi cho bản thân: ‘mình có thật sự học được nó? Mình có thể làm bài tập này một mình được không?’ Nếu các em không tìm được câu trả lời, bạn có thể bảo các em dừng lại và luyện tập nhưng kiến thức khác mà các em cho rằng thật cần thiết cho đến khi các em cảm thấy thật thoải mái khi làm nhưng bài tập ban đầu.
Một giáo án tốt sẽ giải quyết được hầu hết các vấn đề trong lớp học.
Tôi thường lưu giáo án trong các tệp cụ thể và sắp xếp chúng theo trình độ và các lớp cụ thể để tránh soạn lại trùng giáo án của bất cứ lớp nào. Thậm chí sau 15 năm giảng dạy, tôi vẫn thấy giáo án là bản kế hoạch không thể thiếu đối với một giáo viên và soạn giáo án cũng là cách giúp bạn hình thành thói quen viết bản kế hoạch giảng dạy. Đồng thời điều sẽ bạn cải thiện kĩ năng giảng dạy của bản thân, mang đến lợi ích cho bạn cũng như các em học sinh của chính bạn.
Trích dẫn từ cuốn: You, the superteacher
Tham khảo khóa học TESOL tại đây.