Trong học tập và giảng dạy tiếng Anh, phát âm là một kỹ năng khó nhằn khiến nhiều học sinh ELL và giáo viên cảm thấy lo lắng. Việc học phát âm một ngôn ngữ mới sẽ khác hoàn toàn so với việc học ngữ pháp hay từ vựng. Dù mỗi môn học đều có khó khăn riêng nhưng đối với việc dạy phát âm thì có rất nhiều điểm quan trọng cần bàn luận.
Khi còn nhỏ, chúng ta thường học cách phân biệt các âm thanh xung quanh mình và dành nhiều thời gian rèn luyện các nhóm cơ sao cho có thể tạo ra các âm thanh cần thiết cho việc giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Hãy tưởng tượng lần đầu tiên bạn đến một lớp học nhảy hoặc yoga và giáo viên yêu cầu bạn thực hiện động tác cúi gập người xuống. Bạn có thực hiện điều đó dễ dàng ngay từ lần đầu không? Đôi khi chúng ta cũng làm khó học sinh khi yêu cầu các em phát âm đúng một âm tiết cụ thể trong tiếng Anh. Vậy làm thế nào để giúp học sinh phát âm tốt hơn?
Đầu tiên, hãy thư giản nào!
Nhiều học sinh thường có cảm giác lo âu khi nói, và sự căng thẳng này sẽ làm ảnh hưởng đến các nhóm cơ.
Cho học sinh khởi động
Hãy để học sinh làm theo các động tác khởi động thường thấy của giáo viên kịch bằng cách căng miệng và cơ mặt. Ngoài ra, nên khuyến khích học sinh phát ra những âm thanh bất kì và biểu cảm gương mặt. Điều này giúp giải tỏa căng thẳng và tạo ra bầu không khí thoải mái trong lớp.
Chuyển động
Sử dụng toàn bộ cơ thể khi luyện phát âm có thể giúp học sinh ghi nhớ và kết hợp các âm với nhau. Khi giáo viên cho học sinh luyện ngữ điệu, hãy phát cho mỗi em một chiếc bút lông và học sinh sẽ di chuyển cánh tay giống như động tác điều khiển nhịp của các nhạc trưởng. Yêu cầu học sinh cúi người và đứng lên khi lên giọng ở cuối dạng câu hỏi “Yes/No” hay học sinh sẽ đứng dậy và dậm chân khi muốn nhấn mạnh một âm nào đó trong câu.
Sử dụng đạo cụ
Thỉnh thoảng hãy sử dụng đạo cụ và chơi trò đóng vai. Hoạt động này giúp học sinh ít cảm thấy mình đang thực sự học phát âm. Học sinh được yêu cầu chọn một diễn viên nói tiếng Anh mà các em yêu thích, sau đó diễn một đoạn hội thoại và bắt chước cách phát âm của họ.
Hát
Bạn không cần phải là một người có tài năng âm nhạc để có thể sử dụng âm nhạc trong lớp học của mình. Chỉ cần thể hiện những ca khúc đơn giản cũng sẽ giúp học sinh luyện phát âm một cách tự nhiên và rất nhiều học sinh thích hoạt động này.
Ngoài ra, người học có thể sử dụng bài hát như một cách tự luyện tập. Đôi lúc hát vu vơ hay hát cho con của họ nghe cũng là một phương pháp luyện phát âm.
Sử dụng giai điệu trẻ thơ
Mặc dù một số giáo viên lo lắng rằng những học viên lớn tuổi có thể không thích việc giáo viên sử dụng những giai điệu dành cho thiếu nhi trong lớp, nhưng những bài thơ này mang lại vô số cơ hội thực hành quý giá cho người học. Chúng ngắn gọn, dễ nhớ, có nhịp điệu và kiểu vần phân biệt. Một số tác phẩm còn đem lại những kiến thức văn hóa thú vị. Chỉ cần thả lỏng và đừng quá áp lực là những gì giáo viên và học sinh cần để tiến bộ trong hành trình học phát âm.
Các hoạt động học phát âm thú vị
Bảng phiên âm tiếng Anh IPA (Bảng chữ cái phiên âm quốc tế) được xem là một trong những công cụ tốt nhất khi dạy phát âm tiếng Anh. Trong bài học về các kí hiệu ngữ âm, giáo viên sẽ cung cấp kiến thức cần thiết để học sinh biết cách phát âm từng từ mới.
Cùng với việc học phát âm, học sinh khi được học thêm cách nhấn trọng âm của một từ thì các em sẽ nắm được phương pháp học hiệu quả để tự cải thiện khả năng phát âm của mình. Khi dạy phát âm trong lớp, giáo viên nên có những bài giảng thú vị và vui nhộn vì việc dạy phát âm đôi khi có thể tẻ nhạt và không thú vị, vì vậy giáo viên cần tìm ra các chiến lược để thu hút học sinh. Hơn nữa, việc dạy hoặc luyện phát âm không nên kéo dài quá 20 đến 30 phút để đảm bảo không làm mất hứng thú của học viên.
Hãy cùng điểm qua các hoạt động dưới đây:
1-Trò chơi Bingo âm thanh
Trò chơi này là một hoạt động lý tưởng mà giáo viên có thể chuẩn bị bởi việc nhận biết âm mới và ghép chúng với âm thanh thực tế là một phần quan trọng khi học bảng phiên âm.
Ở trò chơi này, điều cần thiết là phải biết “minimal pairs” (Minimal Pairs là những cặp từ chỉ khác một yếu tố âm vị học, có thể là nguyên âm hoặc phụ âm) thường gây nhầm lẫn cho học sinh vì chúng có cách phát âm gần giống nhau, chẳng hạn như âm p và b. Ngoài ra, có những âm rất khó cho học sinh ESL phát âm vì chúng không tồn tại trong ngôn ngữ mẹ đẻ của các em hoặc vì chúng quá khác biệt với âm thanh được sử dụng trong ngôn ngữ mẹ đẻ. Khi học sinh bắt đầu làm quen với các âm, tốt hơn hết là đừng để các em nhầm lẫn giữa các âm thuộc minimal pairs.
2- Trò chơi ô chữ
Trò chơi nãy sẽ chơi theo cặp. Các manh mối cho câu đố thực sự rất đơn giản vì chúng giống với các từ được viết trong chính câu đố. Tuy nhiên, hoạt động này nên được thực hiện theo cặp trong đó học sinh A sẽ có 50% gợi ý và học sinh B sẽ có 50% gợi ý còn lại.
Các cặp sẽ có thể hoàn thành ô chữ bằng cách lắng nghe lẫn nhau và và khả năng phát âm các từ chính xác chính là yếu tố dẫn đến chiến thắng. Hai người phải ngồi quay lưng lại vói nhau hoặc họ phải đảm bảo không nhìn vào gợi ý của nhau. Lưu ý rằng nếu sử dụng Minimal pairs, giáo viên phải đảm bảo cả hai học sinh đều thực hành cả hai âm.
Tham khảo thêm về các khóa học TESOL DIPLOMA cấp bằng của Hội Nghiên Cứu Giảng Dạy Tiếng Anh TP.HCM để nhận ngay học bổng 20% bạn nhé!
Xem thêm các bài viết khác của Horizon TESOL tại đây.
Xuân Nguyên lược dịch
Nguồn: https://ontesol.com/blog/how-to-teach-english/teaching-pronunciation/have-fun-teaching-pronunciation/