PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

Dạy tốt là cả một nghệ thuật được bắt nguồn từ những thực tiễn, và bao gồm cả khoa học hành vi. Trong quá trình dạy học, chắc chắn sẽ có những công cụ được phát huy tính hiệu quả của nó hơn một số phương pháp hiện nay, nhất là đối với các phương pháp dạy học mà người giáo viên chỉ trong một khuôn khổ đứng và truyền đạt bài học một cách cứng nhắc, chung chung theo phương pháp tuyến tính chỉ là nghe và đọc.

Những bức hình minh họa, hay bản đồ kèm theo có thể giúp học sinh hiểu rõ những khái niệm thay vì cứ phải nhìn vào những dòng chữ và chữ. Những giáo viên giỏi thường có xu hướng thay vì chỉ giảng bài và cho học sinh chép bài, họ tập trung truyền tải bằng những cách khác nhau nhiều hơn cho học sinh về những phần mở rộng, những phần nâng cao để nâng tầm hiểu biết của học sinh về bài học rằng không quá khó để làm một bài như vậy.

Tổ chức hoạt động đa dạng trong lớp học

Như vậy, các bước cơ bản nào để trở thành một người giáo viên giỏi, và một người giáo viên giỏi nắm bắt những nhu cầu của học sinh như thế nào, hướng đi cũng như bước đệm mà người giáo viên nên đặt ra cho học sinh mình đi là ra sao để tạo điều kiện cho các em phát triển và có những đánh giá chính xác và mang tính khách quan hơn.

Tóm tắt nhanh: Đối với một người giáo viên, đặc biệt là những người giáo viên giỏi, âm nhạc, hình ảnh và các đồ vật liên quan tới tiết học luôn luôn là bạn đồng hành cùng họ, là công cụ giúp giáo viên phá vỡ đi những bài học khô khan tẻ nhạt nhằm thu hút sự chú ý của học sinh, tạo không khí sôi nổi trong những cuộc thảo luận nhóm. Nhắc nhở các em rằng cho dù mọi câu trả lời các em đưa ra có thể không giống nhau, nhưng các em đã học cách cùng nhau khám phá ra những điều thú vị mới. Đồng thời, khuyến khích sự sáng tạo của các em với những bài tập kết thúc bằng những bài thơ hoặc bài hát, cũng đừng quên sự cổ vũ của thầy cô giáo chính là để cho sự tự tin của các em được tăng cao.

Nội dung bài viết

Phần 1 : Xác định những nhu cầu

1. Xác định các kỹ năng học tập là rất quan trọng.

Các kỹ năng học tập bao gồm kỹ năng đọc hiểu và những kỹ năng toán học được ứng dụng trong nhiều môn học khác nhau đặc biệt là đối với các tiết học quan trọng. Vậy hãy thử đoán xem kỹ năng nào đối với học sinh là cần thiết để giúp các em vượt qua được bậc tiểu học và trung học, sẵn sàng để bước vào cánh cửa đại học cũng như là bước nền quan trọng để đi theo các em trong quá trình phát triển sau này. Đặt tình huống bạn là một người lớn, vậy theo bạn kỹ năng nào là cần thiết cho bản thân bạn, như là kỹ năng giao tiếp bao gồm khả năng đặt câu hỏi, tự tin đứng trước đám đông hay là kỹ năng tìm kiếm thông tin. Như vậy để xác định được những kỹ năng nào là cần thiết, trước tiên bạn phải lập cho mình một kế hoạch và làm theo đúng những gì đã lên kế hoạch để gặt hái mục tiêu, và đảm bảo rằng, những kế hoạch đề ra là những cách giúp phát kỹ năng liên quan tới các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau trong cuộc sống.

2. Xác định các kỹ năng cần thiết cho một cuộc sống hoàn thiện.

Lời khuyên được đưa ra là không chỉ làm theo các bài học hay những quy trình đã được chỉ dạy trước đó mà người học còn cần phải tự rút ra cho mình những bài học, những ý kiến riêng được họ tự rút ra từ những hướng dẫn mà không bị coi nhẹ hay bị bác bỏ. Một khi đã xác định được kỹ năng cần thiết cho mình, hãy thử xem xét rằng những kỹ năng đó đủ để giúp cho một cuộc sống của bạn hạnh phúc và đầy đủ hơn chưa. Những lời khen ngợi cũng như đánh giá cao đối với các em học sinh sử dụng những kỹ năng sáng tạo trong giải quyết vấn đề đồng thời giáo viên sẽ là người giúp các em có cơ hội để đưa ra những câu hỏi thú vị và có những cách giải quyết hay trong lớp.

3. Xác định các kỹ năng xã hội và quản lÝ cảm xúc.

Kỹ năng cảm xúc và xã hội không chỉ đơn thuần là những kỹ năng mang tính chất học thuật mà nó còn giúp con người trở nên đa năng và tự giải quyết được vấn đề của mình tốt hơn. Bằng cách áp dụng những kỹ năng trong lớp học, giáo viên có thể giúp học sinh phát triển sự tự tin, vượt qua được những chướng ngại tâm lý ngại ngùng, nhút nhát, sợ hãi giai đoạn bằng nhiều bước, sau đó xây dựng lòng tự trọng , học cách đẩy lùi mệt mỏi và căng thẳng thay vì chọn lựa chạy trốn khỏi những áp lực. Đồng thời dạy cho các em học cách phòng tránh những vấn đề nhưng không phải là phòng tránh một cách tiêu cực. Các em học sinh cần được học cách chấp nhận thực tế trước những tình huống bất ngờ, khuyến khích các em không từ bỏ, nỗ lực và tiến về phía trước và không đổ cho những người khác về những khó khăn mà các em phải vượt qua. Hơn thê nữa, các em học sinh phải tìm cách để tương tác, phối hợp hiệu quả với các bạn học sinh khác.

Phần 2: Đặt ra mục tiêu

1.    Xác định những mục tiêu tổng thể.

Sau khi đã xác định được các kỹ năng có thể giúp đỡ học sinh của bạn thành công trong cuộc sống, hãy đặt ra những mục tiêu dựa trên các kỹ năng đó. Ví dụ, nếu bạn có một nhóm học sinh mẫu giáo đang trong độ tuổi tập đọc và bạn mong muốn học sinh của mình nhận biết bảng chữ cái ở mức độ cơ bản, hay nói cách khác là các em có thể nhận ra các từ đơn giản và một số kí tự đặc biệt. Từ những kí tự đó các em có thể tự nhận ra như : “C” in “ Cat” phát âm giống như “K”- “Keh” hay “Keep”. Nhưng “c” trong âm vòm miệng- chân răng lại nghe giống như “s”—“sss”. Và sau đó giới thiệu cho các em rằng âm “ssss” lại là một âm gió, không nên đề cập quá sớm tránh tình trạng các em sẽ nhầm lẫn.

2. Đặt ra mục tiêu cụ thể và chi tiết.

Khi bạn nắm được mình cần phải đưa ra mục tiêu nào cho lớp học, hãy nghĩ tới những mục tiêu cụ thể và chi tiết để có thể chứng minh cho bạn rằng những mục tiêu chung đó đã được hoàn thành. Bắt đầu từ những việc như lên kế hoạch cho các em học sinh mẫu giáo có thể nhận biết được chữ cái, sau đó là đọc và viết những kí tự trước và sau.

3. Phác thảo những mục tiêu mà bạn cần nhắm tới và đạt được.

Đến bước này, bạn đã gần như là biết được những gì bạn muốn học sinh của mình có thể là được. Tiếp theo, bạn cần phác thảo những kỹ năng nhỏ nhưng vô cùng quan trọng và cần thiết để giúp các em tiến gần hơn tới mục tiêu lớn hơn của mình. Đây cũng sẽ là những mục tiêu nhỏ, như các trạm chốt trong một bản đồ, mà việc của các em là phải thông qua những trạm đó để đạt được đích cuối cùng. Đối với các em là học sinh mẫu giáo thì những mục tiêu nhỏ mà ta đề cập nãy giờ chính là việc giúp các em học từng chữ cái riêng lẻ, học được cách xác định các âm ghép và sau đó học cách kết hợp các âm với nhau.

PHẦN 3: Xây dựng kế hoạch bài học

1. Phác thảo từng khóa học mà bạn dạy để đạt được mục tiêu giáo dục, nhà trường cũng có thể yêu cầu mỗi giáo viên phải có một giáo trình khóa học hoặc tài liệu tương tự. Khi đã có lộ trình giáo dục của mình, hãy lập một kế hoạch cụ thể liệt kê chi tiết từng bước để giúp học sinh đi từng bước trên con đường đó. Mọi kỹ năng cần phải được thành thạo nhờ vào việc hoàn thành tốt các kỹ năng nhỏ sẽ cần được lên kế hoạch và viết ra.

2. Xem xét những cách học. Khi thực hiện kế hoạch của bạn, hãy ghi nhớ phong cách học tập. Bởi mỗi học sinh có những cách học khác nhau nên nếu bạn muốn cả lớp có cơ hội thành công như nhau thì bạn cần phải lưu ý những điều này. Lên kế hoạch cho các em luyện tập cách sử dụng những hình ảnh, âm thanh, các thao tác, hoạt động thể chất và các tài liệu bằng văn bản cùng với các bài tập nhóm để tạo điều kiện, giới thiệu những mô hình hóa, thực hành có hướng dẫn và có bài tập về nhà định kỳ cho mỗi môn học bất cứ khi nào có thể.

3. Kết hợp các chủ đề để xây dựng các chương trình ngoại khóa với nhiều kỹ năng

Nếu như bạn đang ở trong một môi trường có điều kiện được tiếp xúc tới những vấn đề liên quan như Khoa Học và Toán hay Tiếng anh và Lịch Sử, hãy tận dụng như cơ hội đó. Điều này sẽ giúp học sinh hiểu hơn về cách áp dụng những kiến thức trong sách vở và liên hệ trực tiếp tới những tình huống thực tế trong cuộc sống để thấy rằng cuộc sống quanh ta không bị phân tách với những gì được học từ các môn học. Tìm ra nhiều phương pháp khác nhau để kết hợp với nhiều giáo viên khác để cung cấp cho học sinh của bạn những bài học hấp dẫn mang tính tích hợp.

Phần 4. Thu hút học sinh

1. Sử dụng các phương tiện trực quan và sinh động cho những khái niệm

Bằng cách sử dụng càng nhiều phương tiện trực quan vào bài học. Phương pháp này không chỉ được sử dụng đối với các mộn như nghiên cứu xã hội, toán học, trái đất, hóa học, vật lý, sinh học.  Các môn học nghiên cứu xã hội và nhiều môn khoa học có thể sử dụng biểu đồ, bản đồ, địa cầu, phim ảnh,…mà ngay cả lịch sử, hay cả những môn học chính trị đều có thể sử dụng. Và chắc chắn rằng, Toán học là môn học có nhiều liên quan tới các chuỗi số, các nhóm, các mô hình toán học thường bao gồm các công thức, biểu diễn đồ họa, sơ đồ, biểu đồ, ánh xạ dữ liệu bằng những loại biểu đồ khác nhau.

Ngoài ra quá trình thu thập, sắp xếp và trình bày dữ liệu có thể giúp học sinh phân biệt cách sử dụng đối với từng loại biểu đồ. Những điều như vậy sẽ cung cấp cho học sinh nhiều kinh nghiệm cụ thể hơn, phi tuyến tính về cách sử dụng và ứng dụng dữ liệu, có cách nhìn trực quan về những điều mà các em đang bàn bạc và thảo luận. Thường thì đối với các khái niệm khó hình dung và phức tạp, lựa chọn những cách thức trình bày cũng như công thức dễ hiểu sẽ giúp học sinh có hứng thú tìm hiểu tài liệu hơn so với việc chỉ đơn giản là thảo luận nhóm một cách khô khan.

2. Thực hành

Để có một tiết dạy hiệu quả, tốt hơn là không nên giảng bài quá 15 phút một lần. Bên cạnh những hoạt động đọc và viết. Bạn nên để học sinh của mình tích cực hơn trong quá trình học tập cũng như đối với tiết học. Bạn hoàn toàn có thể làm điều này bằng cách tạo ra những cơ hội thực tập cho các em và đừng nghĩ rằng thực hành là những trò chơi, vì thực chất là không phải. Những hoạt động này bao gồm đặt ra câu hỏi, cho các em thảo luận nhóm và trả lời theo đúng thời gian quy định.

3. Thu hút mọi người.

Vậy làm sao để thu hút các em học sinh? Bằng cách tạo ra nhiều câu hỏi để trả lời và thảo luận trong tiết học.  Một điều cơ bản của việc này là giúp cho các em trong trạng thái tập trung vào bài học vì một trong số các em sẽ là người được chọn để hoàn thành câu hỏi mà giáo viên đề ra. Điều này sẽ làm cho các em trong trạng thái lên dây cót, không lơ là bài học.

Làm sao để giảng dạy sinh động, thu hút học sinh trong tiết học?

4. Kết nối những bài học với cuộc sống thực tiễn.

Mục đích của việc học chính là dùng những kiến thức, hiểu biết đã được học của bản thân để có thể đạt được những kỹ năng trong cuộc sống, bạn sẽ muốn liên tục kết nối, kết hợp những kỹ năng và kiến thức liên quan với nhau thứ mà sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới cuộc sống của các em học sinh trong tương lai. Học sinh không nên đặt câu hỏi tại sao các em phải học tài liệu mà chúng đang được học mà không phải là thứ khác, và nếu như cả ngay cả bản thân là một người trực tiếp hướng dẫn các em, chính bạn không đưa ra được tầm quan trọng của những kiến thức thực tế và sách vở có kết nối chặt chẽ với nhau thì có lẽ Bạn nên dừng lại việc dạy đó của mình.

Đối với môn Toán, nó sẽ có liên quan tới những việc mà trong cuộc sống hàng ngày phải làm như thanh toán hóa đơn, làm một người thương thảo tốt, và trong tương lai nó sẽ có ảnh hưởng tới những công việc của bạn : lựa chọn ngành nghề liên quan tới công nghệ điện tử và dĩ nhiên là đem nguồn cảm hứng truyền tải cho những giấc mơ về kỹ thuật và kiến trúc.

Đối với môn Tiếng Anh, những kỹ năng sẽ được dùng để viết văn, sách báo, hồ sơ xin việc, thư giới thiệu hay là thư đề xuất.

Đối với môn Khoa Học, nó sẽ giúp bạn có thể hiểu được về động cơ điện, điện tử, hệ mặt trời và vũ trụ, hóa chất, sửa chữa hay có thể là chẩn đoán bệnh án.

Kỹ năng Lịch Sử lại liên quan trực tiếp tới việc hiểu biết về các nền văn minh, cộng đồng và chính phủ, xác định các giá trị chính trị và bỏ phiếu.

Kỹ năng xã hội có thể được sử dụng để giúp đỡ những hoàn cảnh gia đình thiếu may mắn, trẻ em, bạn bè hay có thể là người lạ.

Phần 5: Tổ chức những buổi khảo sát độc lập

1. Giúp em tiếp cận với thế giới trực quan.

Đây không chỉ đơn giản là đưa các em ra ngoài và khiến các em phải năng động, ngay cả khi điều đó là tốt với các em. Mục đích của việc tới trường không chỉ để học hỏi những kỹ năng để rồi sử dụng chúng giúp các em vượt qua bài kiểm tra mà mục đích của tới trường là dạy cho các em cách nhìn nhận, phát triển tốt hơn trong cuộc sống. Các chuyến thăm quan sẽ buộc các em sử dụng những kĩ năng như thu lượm thông tin và làm khảo sát. Hướng dẫn các em cách để phỏng vấn, lấy thông tin như một chuyên gia hay một người đầy kĩ năng.

Ví dụ, trong một lớp khoa học, hãy tạo cho các em một chuyến tham quan thực tế với biển cả để cho các em tự mình có thể phân biệt những loài động thực vật khác nhau hay những điểm đặc trưng về bộ môn sinh học. Đối với lớp tiếng anh, cho các em tập những bài kịch để cho các em có thể thấy được cách dùng của từ ngữ ở những đoạn đối thoại phù hợp và những thay đổi tác động qua tình huống của những sự kiện cũng như là những nhân vật. Còn đối với lớp hoc Lịch sử, cho các em trải nghiệm bằng cách đi phỏng vấn những người sống ở trong nhà dưỡng lão hay là các bạn ở lớp học tâm lý đi phỏng vấn những người tù nhân. 

2. Hãy để các em tự trải nghiệm

Cho phép các em có những lời giải thích sáng tạo và thú vị về những đề tài được đưa ra, cho phép các em tự đặt những câu hỏi và đi theo cách giải quyết của những người khác. Việc cho phép các em tự quyết định mình phải làm gì và sẽ phải làm gì tiếp theo sẽ giúp thúc đẩy các em học tốt hơn và giữ được sự nhiệt huyết trong việc mà các em đang theo đuổi. 

Ví dụ, trong một phòng thí nghiệm đặt một con chuột vào mê cung, nếu như học sinh của bạn đột nhiên tự hỏi và thắc mắc rằng chuyện gì sẽ xảy ra với chú chuột ấy và nếu những tấm gương được đặt vào trong mê cung, hãy để chúng tự làm. Một nhiệm vụ đưa ra không nhất thiết là phải tuân thủ nghiêm ngặt thì học sinh mới có thể học hỏi được những kinh nghiệm quý giá từ nó. 

3. Khuyến khích sự đổi mới

Khuyến khích đổi mới, tiên tiến hơn, đó chính là sự thúc đẩy thành công. Hãy để học sinh tự thiết kế ra những điều thú vị mới bằng việc cung cấp cho các em những nhiệm vụ với những đích đến cụ thể, sau đó hãy để các em tự mình nghĩ ra những phương pháp làm sao để có thể tới được cái đích cuối cùng. Điều này sẽ giúp các em tạo nên những phương pháp học mang tính cá nhân hóa, thích hợp nhất đối với các em. Chưa hết, việc tự mình có thể khám phá ra những phương pháp của riêng mình sẽ giúp các em tăng sự hứng thú, giữ cho các em tinh thần đóng góp, đầu tư vào nhiệm vụ và khuyến kích sự tiến bộ hàng ngày. 

Ví dụ, bạn thường định kỳ giao cho các em một bài tập Tiếng Anh viết về một chủ đề cụ thể và rộng lớn sử dụng những từ vựng mà bạn cho, tuy nhiên cách các em sắp xếp câu hay trình bày là tùy thuộc vào các em. Các em hoàn toàn có thể thiết kế cho mình một bài truyện tranh, một bài hát, bài văn hay làm bìa báo hoặc có thể là bài thuyết trình. Bất cứ thứ gì có thể thu hút sự thích thú của các em.

Phần 6. Củng cố việc học

1. Tương tác trong quá trình học và nghiên cứu độc lập.

Trong lúc các em học sinh đang làm bài tập trên lớp hay đang tham gia vào các phương pháp học tập khác trong lớp, bạn sẽ muốn đi xung quanh lớp học và hỏi xem các em đang làm cái gì. Đừng chỉ tập trung hay xoáy vào những cái sai hay đúng, hãy hỏi những thứ mà các em cảm thấy rằng mình đang hiểu rất rõ.  Và hi vọng rằng câu trả lời từ các em sẽ là cái gì đó nhiều hơn em ổn, em làm được. Bạn thậm chí có thể hỏi các em và yêu cầu các em giải thích những cái mà các em đang làm hay các em hiểu như thế nào về bài tập lần này. 

2. Thảo luận về những điểm yếu.

Sau khi làm bài tập, hãy nhìn lại tổng thể những bài làm của cả lớp. Nhận ra những vấn đề chung hoặc có thể là những vấn đề tiềm ẩn, sau đó thảo luận những khúc mắc còn vướng lại về bài tập đó. Hãy nói về tại sao những lỗi sai thì luôn luôn dễ dàng mắc phải và cách để nhận ra, phân biệt những vấn đề đó. Đưa ra những hướng giải quyết cụ thể để tiếp cận vấn đề và làm sao có thể hiểu được cụ thể một vấn đề vượt qua được cái gọi là đúng sai sẽ giúp học sinh tự tin hơn vào khả năng giải quyết vấn đề sau này.

3. Thỉnh thoảng xem lại tài liệu cũ.

Đừng bao giờ dồn một thứ gì đó vào đầu năm và sau đó đưa nó vào dĩ vãng. Bạn phải liên tục nạp những tài liệu mới , những kĩ năng mới từ những bài học đã được học. điều này sẽ củng cố và củng cố các kỹ năng vốn đã đạt được, nó khá giống với việc học ngôn ngữ, ngoài việc học những từ ngữ mới thì ôn lại từ cũ cũng không kém phần quan trọng.

Ví dụ, một bài học Tiếng Anh viết về đề tài tranh luận, để có thể rút ra được những kỹ năng đã học trước đó, liên quan mật thiết tới các tác phẩm bằng cách thảo luận về cách mà họ sử dụng những câu chuyện trong những bài viết tranh luận để tạo ra sự hấp dẫn về cảm xúc hay có thể ảnh hưởng tới cảm xúc, giọng nói của người đọc thông tin.

Phần 7 : Đánh giá tiến độ.

1. Xây dựng những bài kiểm tra mang tính cân bằng, phù hợp.

 Đã bao giờ bạn làm một bài kiểm tra mà quá dễ để trượt hay là một bài kiếm tra cuối kì mà tài liệu chỉ vỏn vẹn là những tài liệu được cung cấp trong ba ngày cuối của môn học, thay vì là cả học kì. Như vậy bằng cách xây dựng những kỹ năng cần thiết sẽ giúp bạn hiểu rằng tại sao chúng ta nên cân bằng một bài kiểm tra và cũng như tầm quan trọng của việc cân bằng. Lên kế hoạch cho những tài liệu cần thiết cho bài kiểm tra và tự đánh giá xem liệu nó quá dễ hay quá khó cho một học sinh hay không. Và nên nhớ rằng, không phải bất cứ học sinh nào cũng có thể làm tốt hết được. 

2. Cân nhắc và xem xét những bài kiểm tra dự phòng.

Những bài kiểm tra mang tính tiêu chuẩn thường sẽ không đánh giá hết được trình độ của học sinh. Những học sinh thông minh có thể sẽ rất tệ trong việc chứng minh được toàn bộ năng lực của mình thông qua bài kiểm tra, và ngược lại những học sinh kém lại có thể là làm đươc rất tốt. Như vậy, cần phải đưa ra những phương pháp thay thế mà không gây áp lực cho các em.

Xem xét tình hình giáo dục hơn là chỉ thông qua báo cáo bằng cách yêu cầu các em tự thiết kế cho mình một kịch bản mà có thể xảy ra trong đời sống hàng ngày, và kịch bản đó phải áp dụng được những kiến thức cũng như kĩ năng mà các em đã được học. Sau đó yêu cầu các em viết và chuẩn bị một bài thuyết trình giải thích cách mà các em sẽ xử lý tình huống đó. Điều này sẽ củng cố các kỹ năng cũng như tạo cho các em cơ hội để chứng tỏ bản thân rằng các em không chỉ hiểu bài mà điều quan trọng nhất là các e hiểu được giá trị cốt lõi của bài học.

3. Trạng thái bối rối khi thuyết trình.

Kỹ năng nói trước đám đông là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, không phải ai khi đặt mình vào tình huống đều có thể học hỏi kỹ năng này. Các bài thuyết trình trong lớp với mục đích không chỉ để là đánh giá học sinh đã hiểu bài được bao nhiêu mà đồng thời còn rèn luyện cho các em một kỹ năng vô cùng quan trọng, kỹ năng nói trước đám đông. Một khi các em thành thạo được kỹ năng thuyết trình, hãy đánhh giá xem cách mà các em thể hiện chúng.

Bạn có thể yêu cầu các em thuyết trình đơn lẻ, từng người một sẽ thuyết trình, còn những người còn lại sẽ thay nhau làm những công việc mà đang dang dở, sau đó bạn sẽ đánh giá mức độ phối hợp khi các em làm việc với nhau cũng như đưa ra nhận xét cho toàn bộ phần thuyết trình của từng người. điều này sẽ giúp các em xây dựng những kĩ năng thuyết trình, giảm bớt sự lo lắng. đồng thời điều này cũng sẽ tạo cơ hội cho các em hỏi những câu hỏi thú vị về sự hiểu biết thông qua quá trình học và tìm hiểu tài liệu.

Phần 8: Thành công như một phần thưởng và biến sai lầm thành những cơ hội.

1. Cho học sinh lựa chọn phần thưởng của mình.

Tạo một danh sách các phần thưởng có thể chấp nhận được cho các bạn học sinh có thành tích xuất sắc. Hãy để cho các em tự chọn thứ mà các em muốn được khen thưởng. Điều này sẽ khiến cho các em hiểu rằng phần thưởng chính là một lời khen thưởng thực sự, chứ không phải là cái gì đó bạn đề ra để ép các em phải học tập siêng năng hơn. 

2. Dạy chuyên nghiệp hơn với phép thử và lỗi sai.

Xây dựng sự phát triển cá nhân trong khoảnh khắc mình thốt lên Ah Hah! Điều này được thực hiện thông qua những trải nghiệm thú vị. Đừng chỉ thấy thất bại, hãy nhìn những cơ hội để phát triển theo từng bước, từng bước. Cũng đừng chỉ nói là sai, hãy nói “hey”, “ được rồi” hoặc là “hmmm, yeah, đó cũng là một ý kiến”, “còn ai có ý kiến khác không”, “ai đã thử cách khác chưa”.

Khi một người học sinh phạm phải lỗi sai, đừng xem nó như nó là một bộ phim hài thất bại càng không để các em tự nói điều đó là tệ , hãy đưa ra một lý do chứng minh là nó có thể thành công. Hãy để các em thấy rằng đây hoàn toàn chỉ là một trải nghiệm trong quá trình học tập của các em và điều chúng ta muốn thấy là những cách làm nào để có thể dẫn đến kết quả đúng và kết quả sai trong quá trình làm của các em. Và đơn giản là hướng dẫn cách làm đúng và yêu cầu các em thử lại. Luôn nhớ rằng kỹ năng gặt hái được thông qua việc làm sai và thử lại sẽ tốt cho các em, giúp cho các em hiểu bài sâu hơn so với việc tình cờ ngay lần đầu tiên các em thử và đạt kết quả tốt. 

Phần 9. Đáp ứng nhu cầu về cảm xúc

1. Làm cho học sinh cảm thấy độc nhất và cần thiết.

Công nhận và đánh giá cao từng cá nhân học sinh, vì những phẩm chất làm cho họ trở thành con người độc đáo và tuyệt vời. Khuyến khích những phẩm chất đó. Bạn cũng nên làm cho mỗi học sinh cảm thấy như họ có một cái gì đó để cung cấp và đóng góp. Điều này sẽ nâng cao sự tự tin của họ và giúp họ tìm thấy con đường đúng đắn của họ trong cuộc sống.

2. Ghi nhận những nỗ lực của học sinh.

Ngay cả khi học sinh chỉ thực hiện những nỗ lực không thường xuyên, không đáng kể, nhưng những nỗ lực đó đều cần được ghi nhận và đánh giá cao. Nói với họ khi họ làm một công việc tốt, cá nhân, và có ý nghĩa. Đừng như là được chiếu mà các em đáng được đánh giá cao. Nếu họ làm việc đặc biệt chăm chỉ, hãy thưởng cho họ. Chẳng hạn, một học sinh đã nâng điểm của mình từ D lên B+. Các em hoàn toàn xứng đáng được thưởng một phần quà để đánh giá sự nỗ lực của các em.

3. Sự tôn trọng.

Thực sự là rất quan trọng khi bạn tôn trọng học sinh của mình. Không quan trọng là học sinh của bạn là ai, là một tiến sĩ hay nghiên cứu sinh hay thậm chí là học sinh mẫu giáo. Hãy đối xử với họ theo một cách thông minh và sáng suốt. Tôn trọng vì họ có những ý tưởng, cảm xúc, và cuộc sống vượt ra ngoài lớp học của bạn. Đối xử với họ một cách lịch thiệp và các em sẽ mở lòng với bạn. 

Phần 10. Nhận phản hồi

1. Yêu cầu học sinh của bạn cho ý kiến phản hồi.

Yêu cầu học sinh đưa ra ý kiến phản hồi về những gì đúng hoặc có thể là sai đang diễn ra trong lớp học. Bạn cũng có thể hỏi riêng từng học sinh hoặc đưa ra những câu hỏi với mục đích lấy ý kiến, suy nghĩ của các em về cách mà những điều đó xảy ra. 

2. Yêu cầu phụ huynh học sinh cho ý kiến phản hồi

Bạn cũng có thể yêu cầu ba mẹ các em cho ý kiến, có thể họ thấy được sự cải thiện hoặc là sự giảm sút về khả năng, mức độ tự tin hoặc kỹ năng xã hội của con họ. Lấy những ý kiến từ phía ngoài sẽ giúp bạn chắc chắn rằng sự cải thiện mà bạn nhận thấy ở trong lớp học có thể tiếp diễn ngay cả ở ngoài nữa. 

Khi nhận những ý kiến từ bố mẹ các em như vậy, bạn sẽ có cơ hội để khuyến khích ba mẹ các em tham gia vào những hoạt động cùng với trường lớp thông qua tình nguyện hay là khác nữa.

3. Yêu cầu sếp phản hồi.

Nếu bạn là giáo viên tại một trường học, hãy yêu cầu hiệu trưởng hoặc một giáo viên giàu kinh nghiệm hơn đến và quan sát bạn làm việc. Có được quan điểm bên ngoài của họ sẽ giúp bạn, nhưng hãy nhớ cởi mở với những lời chỉ trích.

Phần 11. Tiếp tục học

1.Tìm hiểu thêm về nghề của bạn.

Đọc các tạp chí và bài báo mới nhất từ các hội nghị để theo kịp các phương pháp sáng tạo nhất và ý tưởng mới liên quan đến kỹ thuật. Điều này sẽ giúp giữ cho bạn không bị tụt lại phía sau trong phương pháp của bạn.

2. Tham gia lớp học để làm mới kỹ năng của bạn.

Tham gia lớp học tại một trường cao đẳng hoặc đại học cộng đồng địa phương để giữ cho kỹ năng của bạn luôn mới mẻ. Những thứ này sẽ nhắc nhở bạn về các kỹ thuật mà bạn đã quên hoặc các chiến lược mà bạn có xu hướng bỏ qua.

3. Quan sát các giáo viên khác.

Xem không chỉ những người được biết là giỏi trong nghề của họ mà cả những người đấu tranh. Hãy tìm tại sao những điều tốt là tốt và những điều xấu là xấu. Ghi chép và sử dụng những gì bạn học trong lớp học của riêng bạn.

4. Suy ngẫm.

Vào cuối một ngày / bài học / chu kỳ giảng dạy phản ánh về những gì bạn đã làm với lớp học của bạn. Những gì bạn đã làm tốt nhất. Những gì bạn đã không làm đủ tốt và có thể làm tốt hơn. Những gì bạn không nên lặp lại một lần nữa.

Lược dịch từ Wikihow

Tìm hiểu thêm khóa đào tạo kỹ năng giảng dạy tiếng Anh tại đây.

DMCA.com Protection Status