16 tiêu chí giảng dạy hiệu quả
1. Thường xuyên điều chỉnh các chi tiết
Một chương trình giảng dạy gồm có nhịp độ, hình thức đánh giá, tài liệu giáo trình, v.v … Song, điều này không có nghĩa là chương trình đó thiếu kế hoạch hay không thể nhìn xa, mà là thực tế của một lớp học năng động, nơi bạn, một giáo viên hiệu quả sẽ liên tục thực hiện đánh giá thông tin chính thức, sau đó sẽ thực hiện những điều chỉnh nhỏ nếu cần thiết để phù hợp với lớp học của bạn.
2. Có được một nguồn tài liệu tốt
Bạn có khả năng truy cập vào nguồn tài liệu đáng tin cậy. Tài liệu tốt là các loại tài liệu được trực quan hóa, dễ dàng tóm tắt lại nhưng cũng đủ giúp ích cho việc học tập và có thể in ra để xem ở bất kì đâu.
3. Hãy suy nghĩ như một nhà thiết kế.
Nói đến việc thiết kế trong giáo dục, những thiết kế bài giảng dựa trên kinh nghiệm thúc đẩy hiểu biết về những nội dung quan trọng là một phần công việc mà một giáo viên tốt nên làm. Đơn giản áp dụng những kiến thức được truyền lại từ thế hệ trước hay chỉ bám sát vào chương trình dạy một cách cứng ngắt là điều bạn không nên làm. Thay vào đó, bạn hãy linh hoạt trong việc thiết kế bài giảng của mình.
Thiết kế chính là những điều này.
4. Lên kế hoạch từ sau ra trước.
Bạn lên kế hoạch điều gì từ sau ra trước thì đều phụ thuộc vào bạn nhưng bạn phải bắt đầu với mục đích trong đầu. Mục đích đó có thể có những tiêu chuẩn, thói quen, hình thức đánh giá, tiêu chí, và một số mục tiêu khác. Bạn muốn việc mình làm là chủ quan hay khách quan là tùy thuộc vào bạn. Nhưng bắt đầu làm việc với kết quả hình thành sẵn ở trong đầu là một thói quen của một giáo viên hiệu quả.
5. Bạn không làm những gì được bảo
Bởi vì những người giáo viên giỏi sẽ không bao giờ làm vậy.
6. Đưa ra những lời nhận xét trong học tập.
Bạn biết một nhận xét hữu ích là như thế nào. Và nó có tác động đến học sinh thế nào. Hầu hết các phương thức đánh giá thì ngắn gọn nhưng không đưa ra được cái nhìn bao quát về hiểu biết của học sinh. Điều này sẽ giúp cho việc đưa nhận xét ngay lập tức và thường xuyên trong lớp trở nên dễ dàng. Bạn nên dùng công nghệ (như là Kaizena) để đưa ra nhận xét chi tiết về kỹ năng viết mà không làm mất quá nhiều thời gian của bạn. Bạn phải hình thành sự hợp tác giữa học sinh để các em có thể giúp ích cho nhau bằng cách nhận xét lẫn nhau khi bạn không thể. Ví dụ như là sử dụng các mẫu câu để tạo nhiệm vụ cho các em.
Nói tóm lại, bạn cho học sinh những nhận xét thường xuyên hoặc để cho các em nhận được nhận xét theo những cách mà các em có thể hiểu và vận dụng được.
7. Luôn luôn biết ưu tiên.
Những tiêu chuẩn quan trọng nhất, những công cụ hỗ trợ tìm kiếm tài liệu hiệu quả nhất, những thiết kế đánh giá chính xác nhất, những phần mềm đáng tin tưởng nhất, những mẫu kế hoạch linh hoạt nhất, v.v… Bạn không thể làm tất cả những thứ trên cùng một lúc cho nên phải cần có sự ưu tiên. Hãy bắt đầu với điều mà bạn cho là quan trọng nhất.
8. Biết thay đổi
Không có gì là hoàn hảo cả. Cho nên bạn cần phải có sự thay đổi. Học sinh thay đổi trong khi bạn dạy chúng. Điều này cũng có nghĩa là bạn cần có sự thay đổi. Bạn thay đổi để trở nên tốt hơn, học để biết ưu tiên và cũng như là quên đi sự gò bó rập khuôn. Nội dung giảng dạy của bạn sẽ sinh động hơn với những khám phá, xu hướng và sự tiến bộ của xã hội. Công nghệ thay đổi, chương trình giáo dục thay đổi, con người cũng sẽ thay đổi.
Điều này có nghĩa là bạn cần phải có một sự thay đổi đều đặn.
9. Nhận ra sự khác biệt của mỗi học sinh
Ted Williams có thể thấy những vết khâu trên quả bóng chày khi nó đang bay nhanh về phía chiếc đĩa ở tốc độ 90MPH. Khi mà những tay đánh mới chỉ thấy được đó là một trái bóng thì Ted Williams đã thấy một chiếc vỏ được nối bằng nhiều vết khâu. Cũng giống như những tay đánh bóng mới vào nghề, những giáo viên mới bước vào sự nghiệp giảng dạy cũng chỉ thấy được cái lớp học hay thậm chí chỉ là vài hàng ghế trong lớp. Nhưng bạn, một giáo viên giỏi lại thấy được các em học sinh.
Và sau đó bạn có thể thấy các em không phải là “học sinh” mà là những con người. Bạn có thể nhận ra từng học sinh một, những gì mà học sinh cần và những kiến thức có thể giúp ích cho các em tốt nhất. Ngay cả khi bạn không thể làm điều này mỗi ngày cho các em; song bạn vẫn phải quan tâm từng học sinh một.
10. Học sinh sẽ trưởng thành hơn
Các em đang tự chủ hơn. Trưởng thành và thể hiện sự trưởng thành thông qua các hình thức đánh giá. Hãy hỏi những câu hỏi hay hơn và thường xuyên hơn. Đưa ra những kế hoạch thử thách hơn. Hãy kích thích sự tò mò của các em bên ngoài chương trình học có sẵn. Điều này dường như đem lại niềm vui cũng như đem lại nội dung cho phần trình bày của các em. (Các trò chơi đồng đội cũng hữu ích cho các hoạt động học tập của các em).
Điều này có thể không rõ ràng lắm – điều gì chứng minh được học sinh “đang thay đổi”? Những thay đổi liệu có đủ không? Thay đổi như thế nào? Với tốc độ nào? Những điều này tùy thuộc vào trình độ lớp, phạm vi nội dung học tập; và học sinh bắt đầu ở mức độ nào. Do đó, không có một tiêu chuẩn cụ thể nào để đánh giá được học sinh đó đang phát triển tốt hơn.
Giảng dạy một cách thông minh sẽ đem lại trải nghiệm học mà thay đổi tất cả người học, không chỉ với những em đang tiến bộ ngày qua ngày mà còn với các em sẽ tiến bộ vì cách giảng dạy của bạn. Điều này có vẻ là một thử thách. Khi càng tiếp tục với lối giảng dạy thông minh thì đều dẫn đến kết quả là học sinh của bạn sẽ trưởng thành.
Vậy điều gì khiến bạn biết được cách dạy của mình là cách dạy thông minh? Đó là khi học sinh cũng học một cách thông minh.
Những tiêu chí khác của giảng dạy hiệu quả
11. Các lớp học và hoạt động của bạn (thường) bắt đầu và kết thúc trong một thời gian nhất định.
12. Học sinh phải biết rõ rằng các em đang học những gì và tại sao các em phải học những kiến thức đó.
13. Bài giảng và bài học cũng như hình thức kiểm tra phải được thay đổi theo thời gian; thường là thay đổi những thứ nhỏ. Điều này cho thấy rằng kế hoạch của bạn đã khá đầy đủ ngay từ lúc đầu; cho nên không cần thiết cho sự thay đổi lớn lao nào cả.
14. Bạn đánh giá thường xuyên thông qua những hình thức kiểm tra mới mẻ. Điều này có nghĩa là hình thức kiểm tra có thể không chỉ đơn thuần là hàng loạt câu hỏi và bài kiểm tra.
15. Phương thức giảng dạy của bạn sẽ tiến bộ qua từng năm một cách rõ ràng.
16. Bạn không nên lúc nào trông cũng mệt mỏi; và học sinh cũng không nên thường xuyên chịu áp lực tinh thần.
Lan Vy lược dịch từ Teachthought
Tham khảo các khóa học tại đây.