TESOL và các bằng nghiệp vụ giảng dạy khác

Cùng với chủ trương phổ cập học tiếng Anh cũng như sự bùng nổ của các trung tâm Anh ngữ được thành lập thời gian qua, số lượng người tham gia vào lĩnh vực giảng dạy tiếng Anh đang không ngừng tăng lên.

Ngày nay, chỉ cần có năng lực tiếng Anh và một tấm bằng về nghiệp vụ giảng dạy tiếng Anh là có thể trở thành giáo viên tiếng Anh. Để giỏi tiếng Anh, đương nhiên là bạn phải học và có đam mê nhất định với ngoại ngữ này. Để có bằng chuyên môn về nghiệp vụ giảng dạy tiếng Anh, đương nhiên bạn cũng cần phải học.

Tuy nhiên, có quá nhiều chương trình cũng như bằng cấp khiến người học còn mơ hồ. Bài tóm tắt dưới đây sẽ phần nào giúp bạn dễ dàng hơn trong việc lựa chọn.

The Teacher Knowledge Test (TKT – Kiến thức Giáo viên)

Đây là một chứng chỉ mới của Cambridge ESOL bắt đầu từ năm 2005. Chứng chỉ này thích hợp cho giáo viên các cấp tiểu học, trung học và đại học, nhưng có ít kinh nghiệm giảng dạy và không có bằng cấp giảng dạy quốc tế nào. Đặc biệt thích hợp cho giáo viên không nói tiếng Anh là bản ngữ và có trình độ tiếng Anh trung cấp. Kỳ thi rất dễ tiến hành vì thuộc dạng trắc nghiệm.

Certificate in English Language Teaching to Adults (CELTA – Chứng chỉ Dạy tiếng Anh cho người lớn)

CELTA là chứng chỉ mở đầu cho những người có ít hoặc không có kinh nghiệm giảng dạy. Chứng chỉ này mở ra nhiều cơ hội hấp dẫn về việc dạy tiếng Anh. Những người không nói tiếng Anh là bản ngữ nhưng có đủ trình độ để dạy tiếng Anh ở nhiều trình độ khác nhau đều có thể tham dự kỳ thi này.

Teaching English as a Foreign Language (TEFL – Dạy tiếng Anh như một ngoại ngữ)

Phương pháp đặc thù để dạy cho người mà ngôn ngữ mẹ đẻ không phải là tiếng Anh, mục tiêu của học viên nhằm dùng tiếng Anh để phục vụ công việc hoặc học để biết. Chứng chỉ này mới và có những đặc tính linh hoạt trong việc giảng dạy tiếng Anh ở nước ngoài hay ở một đất nước nói tiếng Anh. Tuy nhiên, chương trình này có phạm vi rộng hơn về chủ đề, nhưng độ chuyên sâu lại ít hơn. Các khóa học TEFL đôi khi không tương thích với một số chương trình giảng dạy.

Teaching English as a Second Language (TESL – Dạy tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai)

Khóa học TESL ra đời nhằm mục đích giúp giáo viên/giảng viên dạy tiếng Anh dành cho người bản ngữ có thể nói được tiếng nước ngoài, những người đang sống ở những quốc gia nói tiếng mẹ đẻ là Tiếng Anh. Tiếng Anh được sử dụng trong ngữ cảnh giao tiếp văn phòng, thương mại và hành chính ở nhiều quốc gia nơi mà vài nhóm ngôn ngữ cùng song song tồn tại. Ví dụ: Nigeria, Kenya, India, Ấn Độ. Vị trí công việc phù hợp: Giáo viên ngôn ngữ hỗ trợ cho sinh viên trong các trường học có nguồn gốc Tiếng Anh hoặc là một giảng viên tại một trường Ngoại ngữ Tư thục.

Teaching English to Speakers of Other Languages (TESOL – Dạy tiếng Anh cho những người nói ngôn ngữ khác)

Thường mang cùng ý nghĩa với TEFL, nhưng nó cũng được dùng để mô tả công việc giảng dạy tiếng Anh cho những người sống trên một đất nước nói tiếng Anh nhưng tiếng Anh không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ của họ. Ví dụ như những người tị nạn hay những người nhập cư thế hệ thứ nhất. Tại Anh quốc, những khóa học tiếng Anh cho những người nói ngôn ngữ khác cung cấp cho học viên một trình độ tiếng Anh nhất định giúp học viên hòa nhập với môi trường văn hóa, làm việc và giáo dục của người bản xứ.

TESOL là chương trình đào tạo về phương pháp dạy tiếng Anh cho người nói các ngôn ngữ khác phổ biến hiện nay.

Chương trình đào tạo TESOL có tính ứng dụng và thực hành cao.

Dù tham dự khóa học và chương trình đào tạo nào, người học đều được tiếp cận với những kiến thức hữu ích phục vụ cho công tác giảng dạy cũng như kỹ năng cá nhân. Tuy nhiên, nếu mục tiêu cuối cùng là giảng dạy tiếng Anh ở Việt Nam và nhiều nơi khác, chương trình đào tạo TESOL sẽ giúp bạn rất nhiều bởi những kiến thức căn bản kết hợp với phương pháp học tiên tiến mang tính ứng dụng và thực hành cao.

Thực tế, số lượng giáo viên dạy tiếng Anh tại Việt Nam hiện nay là không hề nhỏ. Tuy nhiên, rất ít trong số đó thực sự có phương pháp và kỹ năng sư phạm chuyên nghiệp đáp ứng được nhu cầu và mục tiêu của người học. Theo một thống kê của Hiệp Hội TESOL TP.HCM, chưa đến 40% số lượng giáo viên dạy tiếng Anh trên địa bàn thành phố có các bằng chuyên môn về nghiệp vụ giảng dạy tiếng Anh.

DMCA.com Protection Status