Bản địa hóa (Localization) và dịch thuật (translation) đều là những phương pháp dịch mà hầu hết các doanh nghiệp sử dụng. Những phương pháp này ngày càng trở nên thiết yếu bởi làn sóng toàn cầu hóa đã tác động đến tất cả các quốc gia trên thế giới. Và đối với bất kỳ doanh nghiệp nào mơ ước thâm nhập vào các thị trường mới trên toàn thế giới, họ sẽ cần đến những phương pháp này.
Mặc dù cả hai phương pháp thường được sử dụng thay thế cho nhau nhưng chúng không giống nhau. Có một số khác biệt lớn giữa hai phương pháp này. Để phân tích một số khác biệt này, chúng ta hãy xem qua định nghĩa của hai phương pháp này.
Bản dịch và bản địa hóa là gì?
Dịch trang web
Dịch thuật là việc chuyển đổi văn bản từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ mà vẫn giữ nguyên ý nghĩa. Với bản dịch, bạn có thể nói một điều gì đó bằng các ngôn ngữ khác nhau. Những ngôn ngữ này thường là ngôn ngữ mà đối tượng khách hàng của bạn hiểu. Khi dịch cũng phải chú ý đến bối cảnh của ngôn ngữ, để tránh dịch sai nghĩa hoặc câu văn mang nghĩa xúc phạm.
Quá trình bản địa hóa
Ngược lại, bản địa hóa liên quan nhiều đến việc điều chỉnh văn bản. Trong quá trình bản địa hóa, bạn phải thay đổi toàn bộ nội dung của ngôn ngữ nguồn cho khách hàng và xem xét đến yếu tố văn hóa nước họ. Điều này có nghĩa là ngoài văn bản, bạn cũng sẽ cần thay đổi hình ảnh có trong ngôn ngữ nguồn để phù hợp với văn hóa của khách hàng. Tóm lại, bản địa hóa vẫn cho phép người dịch có thể tạo nội dung mới cho khách hàng nhưng phải giữ nguyên ý nghĩa. Những điểm tương đồng giữa hai phương pháp này đôi khi có thể trùng lặp.
Ngoài định nghĩa, hai phương pháp này còn khác nhau ở điểm nào?
Tính trung lập và tính trọng tâm
Dịch thuật và bản địa hóa có quan điểm khác nhau về văn hóa. Ở bản dịch web, dịch giả không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố văn hóa. trong khi bản địa hóa tập trung nhiều hơn vào văn hóa. Ví dụ như quy trình dịch thuật thường tập trung nhiều hơn vào việc truyền tải thông điệp chính xác đến đối tượng khán giả khác nhau. Và dịch giả khi dịch thường không quan tâm nhiều đến yếu tố văn hóa xung quanh. Miễn là ngữ cảnh phù hợp với ngôn ngữ đích thì bản dịch đã được xem là hoàn thành.
Nhưng bản địa hóa trang web không chỉ tập trung vào ngôn ngữ. Nó tập trung vào thị trường mục tiêu của khách hàng, các kỳ vọng và sự khác biệt trong văn hóa. Vì vậy, nội dung được bản địa hóa sẽ được điều chỉnh sao cho phù hợp với văn hóa từng vùng miền cụ thể. Không giống như dịch từng từ, phương pháp dịch thuật này cần dịch giả có sự hiểu biết sâu sắc về nền văn hóa mới và có thể đối chiếu nó với ngôn ngữ và văn hóa của họ.
Các dịch vụ bản địa hóa không chỉ tập trung vào thị trường mục tiêu của khách hàng mà còn tính đến các yếu tố khác như chuẩn mực xã hội, tiếng lóng, phép xã giao và tính hài hước. Điều này khác xa với quy trình dịch thuật bởi dịch thuật thường vì dịch thuật chỉ cần một dịch giả có kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ.
Nội dung khác nhau
Bản dịch trang web thường có nội dung phù hợp để dịch thuật bởi vì nội dung chỉ bao gồm thông tin kĩ thuật-thông tin chỉ yêu cầu tính chính xác trong ngôn ngữ đích.
Nhưng với bản địa hóa, dịch giả cần phải tiếp cận và kết nối với đối tượng khách hàng. Hầu hết những người biết nhiều hơn một ngôn ngữ thích nắm bắt thông tin bằng tiếng mẹ đẻ. Lấy ví dụ như một người Pháp có thể nói và hiểu tiếng Anh. Người này sẽ thích chọn truy cập một trang web bằng tiếng Pháp hơn là tiếng Anh. Trường hợp này thường xảy ra ngay cả tiếng Anh của họ là hoàn hảo. Bản địa hóa chuyển đổi nội dung sao cho phù hợp với đối tượng khách hàng. Đó là lý do vì sao các trang web đa ngôn ngữ ra đời với mục đích giúp khách hàng dễ dàng nắm được nội dung trang web.
Dịch thuật tập trung vào ngôn ngữ trong khi bản địa hóa tập trung vào yếu tố vùng miền
Dựa trên định nghĩa, rõ ràng dịch thuật thiên về ngôn ngữ. Dịch thuật phục vụ mục đích xóa tan rào cản ngôn ngữ. Điều này giúp nhiều khách hàng hiểu được nội dung trong từng bối cảnh cụ thể. Bản dịch cũng đảm bảo rằng sẽ không có lỗi cú pháp nào làm thay đổi ý nghĩa của ngôn ngữ nguồn.
Ngay từ định nghĩa, chúng ta có thể xác định bản địa hóa tập trung vào yếu tố vùng miền. Ví dụ như Coca Cola-hãng nước giải khát được biết đến trên toàn thế giới. Ở Trung Quốc, tên Coca Cola khiến mọi người khó chấp nhận đồ uống này. Đây là lý do tại sao Coca-Cola phải bản địa hóa và điều chỉnh thông điệp thương hiệu của mình cho khách hàng Trung Quốc. Kết quả cuối cùng là họ đã đổi tên Coca Cola thành ‘Kekou kele’-có nghĩa là “hạnh phúc nằm trên khóe môi”. Đây là ví dụ đặc trưng cho thấy sự khác biệt giữa bản địa hóa và bản dịch.
Tóm lại
Sự khác biệt giữa bản địa hóa và bản dịch là rõ ràng. Cả hai phương pháp đều mang lại những lợi ích khác nhau cho doanh nghiệp của bạn. Nhưng điều quan trọng là phải biết phương pháp nào phù hợp hơn để sử dụng vì nó sẽ giúp bạn truyền tải chính xác thông điệp của mình. Ấn tượng đầu tiên là rất quan trọng trong Marketing.
Nếu khách hàng xem nội dung và nhưng lại không thể hiểu chính xác thông điệp của doanh nghiệp thì đó là một thất bại. Vì vậy, bạn nên tìm nhà cung cấp dịch vụ bản địa hóa và dịch thuật đáng tin cậy bởi nó đảm bảo rằng tất cả nội dung bạn đưa ra sẽ truyền tải một cách chính xác.
Tham khảo thêm về các khóa học TESOL DIPLOMA cấp bằng của Hội Nghiên Cứu Giảng Dạy Tiếng Anh TP.HCM để nhận ngay học bổng 20% bạn nhé!
Xem thêm các bài viết khác của Horizon TESOL tại đây.
Xuân Nguyên lược dịch từ https://www.daytranslations.com/blog/localization-vs-translation-what-are-the-differences/