Không có gì là mới lạ khi học sinh ngày nay bị căng thẳng nhiều hơn ngày xưa. Khi thế giới trong tầm tay, học sinh liên tục bị tấn công bởi những thành tựu của người khác. Sự quá tải này đủ để khiến con người ta cảm thấy điên rồ. Học sinh còn phải chịu những áp lực từ trường học và cuộc sống của lứa tuổi vị thành viên. Nhưng bạn sẽ phải ngạc nhiên vì các em vẫn rất mạnh mẽ.
Dù vậy, tại sao học sinh ngày nay lại căng thẳng nhiều đến thế? Làm thế nào để chúng ta biết được em nào đang bị căng thẳng? Và quan trọng hơn cả, là giáo viên, chúng ta có thể làm gì để giúp các em? Hãy cùng tìm hiểu những mẹo mà bạn có thể áp dụng để giúp học sinh vượt qua.
TẠI SAO HỌC SINH NGÀY NAY HAY BỊ CĂNG THẲNG?
Các em bây giờ phải đối mặt với nhiều điều hơn học sinh thế hệ trước. Bởi các em phải đối diện với những yêu cầu về thể chất và tinh thần của trường học; sự phát triển không ngừng của mạng xã hội và công nghệ. CÒn có áp lực từ ba mẹ, thầy cô. Áp lực từ bản thân phải giỏi hơn, làm việc chăm chỉ hơn và cố gắng nhiều hơn. Thêm vào đó, thế giới cô lập của mạng xã hội và công nghệ khiến các em cảm thấy cô đơn, không có giá trị.
Điều này dẫn đến tình trạng tỷ lệ học sinh ở tuổi vị thành niên mắc bệnh trầm cảm cao nhất lần đầu tiên trong lịch sử. Không những thế, áp lực đến từ các bài thi sát sao. Từ mối đe dọa an toàn trong trường học. Áp lực phải thành công, thiếu ngủ và vô vàn những áp lực từ xã hội. Đó là lý giải dễ hiểu cho tình trạng các trường học ngày nay có đầy những học sinh bị căng thẳng.
BIỂU HIỆN CỦA SỰ CĂNG THẲNG
Những học sinh lớp lớn thường có thể nhận biết căng thẳng là gì. Tuy nhiên, đối với các em nhỏ tuổi hơn như là học sinh cấp một, cấp hai, các em khó có thể hiểu được. Căng thẳng là những triệu chứng lo lắng hoặc phiền muộn biểu hiện rõ ra hoặc tiềm ẩn bên trong. Đau bao tử, ủ rũ, khó ngủ, hoặc buồn bã là những biểu hiện khác dễ thấy khi căng thẳng.
Nhiều học sinh có khi cúp học, uống rượu hoặc sử dụng chất kích thích. Tìm kiếm những mối quan hệ không lành mạnh. Mất kiểm soát về cân nặng hoặc thường gạt bỏ những trách nhiệm. Hãy để ý những dấu hiệu này và trò chuyện với học sinh, gia đình và người quản lý của các em nếu bạn nghi ngờ học sinh ấy có nguy cơ làm hại bản thân và người khác hoặc cần được trợ giúp.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIÚP ĐỠ HỌC SINH BỊ CĂNG THẲNG
Là giáo viên, bạn sẽ cảm thấy mình không có gì ảnh hưởng đến học sinh. Tuy nhiên bạn không biết được mình có thể tạo ấn tượng lớn đến mức nào. Đặc biệt, nếu cuộc sống gia đình của các em quá căng thẳng, chán nản hoặc khó khăn, trường học có thể là nơi nương tựa, an toàn để các em phát triển tích cực. Do đó, bạn chính là chất xúc tác để thúc đẩy các em trở nên vĩ đại. Cụ thể là đối với những học sinh bị căng thẳng, việc ở cạnh các em và cho các em những công cụ giá trị sẽ tác động lâu dài cho đến tương lai và khi các em đã trưởng thành.
Dưới đây là những cách đơn giản nhưng hiệu quả mà bạn có thể giúp những em đang bị căng thẳng.
Hãy thử đặt mình vào vị trí của các em
Là những người lớn, chúng ta biết được những vấn đề thật sự là gì và có thể dễ dàng giảm bớt khó khăn và căng thẳng của học sinh. Đặc biệt nếu bạn đã trải qua hoặc đang ở trong những thử thách của cuộc đời. Hãy thử đặt mình vào vị trí của học sinh để thấy được những căng thẳng mà các em đang đối diện. Hiểu được thế giới của các em quay quanh nhiều thứ, chỉ khi các em lớn lên thì sẽ nhận thức được căng thẳng sẽ thường xuyên xảy ra. Những căng thẳng đó đôi khi sẽ tai hại cho các em. Vì vậy, bạn hãy gắng hết sức để biết được các em đang trong tình trạng nào. Cho các em biết bạn thấu hiểu và sẽ luôn ở bên.
Đừng loại bỏ những tác nhân nhỏ gây căng thẳng
Hãy chia sẻ với học sinh những căng thẳng mà bạn đang gặp. Bạn cũng đừng bỏ qua những căng thẳng nhỏ mà bạn cho rằng nó thật ngớ ngẩn. Nhiều học sinh có thể đau đầu với những bài kiểm tra. Những em khác lại lo sợ về những điều có thể xảy ra trong lớp học thể dục. Nhiều học sinh khác lại lo lắng về sự an toàn của mình khi ở nhà hoặc ở trường.
Ví dụ như ngoại hình của các em và những kế hoạch cho kỳ nghỉ sắp tới. Người lớn sẽ cho rằng những điều này là nhỏ bé, nhưng đối với các em là khác. Tuy nhiên, nếu như bạn bỏ qua những điều tưởng chừng như không quan trọng, học sinh sẽ nghĩ rằng bạn không đáng tin cậy và bạn không thực sự hiểu chúng. Dù học sinh nhắc đến một tác nhân căng thẳng nào trong cuộc sống của các em, hãy thừa nhận và giúp các em vượt qua. Bạn có thể nói là “Ồ, chắc là em đang rất khó khăn với vấn đề này” hoặc “Cô/thầy biết điều này là thách thức đối với em”. Hãy cho học sinh thấy bạn hiểu chúng và thừa nhận những vấn đề này là chính đáng.
DẠY TRẺ NHỮNG KỸ THUẬT GIẢM CĂNG THẲNG
Bạn có thể đưa những bài học thực tế từ cuộc sống vào trong lớp học. Thậm chí điều này có thể khiến bạn bị trễ bài. Hãy dạy các em những kỹ thuật giúp giảm căng thẳng. Hãy dùng khi thấy các em quá căng thẳng hoặc đơn giản là mỗi ngày đến lớp để giúp các em bớt căng thẳng. Bạn có thể tìm thấy những bài tập thở, bài tập thiền, v.v…
Bạn cũng có thể cho các em những hoạt động trong lớp. Cho các em viết xuống một tác nhân gây căng thẳng xuống một mảnh giấy. Khi vào lớp các em sẽ bỏ mảnh giấy vào trong máy hủy tài liệu trước khi về chỗ ngồi. Hoặc cho các em tô màu những biểu tượng cho sự hạnh phúc hoặc chỗ an toàn. Hai hoạt động này sẽ giúp các thư giãn cũng như khiến các em suy nghĩ tích cực hơn.
Thảo luận về kỹ năng quản lý thời gian và tổ chức công việc
Một kỹ năng sống khác vô cùng quan trọng đó là quản lý thời gian và tổ chức công việc. Đây là hai vấn đề lớn mà các em học sinh cấp ba thường đối diện. Việc bạn dạy làm thế nào để cải thiện hai kỹ năng này cho các em càng sớm sẽ càng có lợi cho các em ở hiện tại và tương lai. Một trong những thủ phạm gây ra căng thẳng mạnh nhất đó là cảm thấy bị quá tải. Điều này thường xuất phát từ kỹ năng quản lí thời gian và thói quen tổ chức còn kém.
Nếu bạn có thể giúp học sinh tổ chức công việc theo một hệ thống hoặc lịch trình, điều này có thể giúp các em rất nhiều. Chắc chắn lượng học sinh bị căng thẳng cũng sẽ giảm xuống. Nói chuyện với các em về việc ưu tiên và lên kế hoạch. Hãy khuyến khích các em giữ phòng ngủ, tủ khóa, ba lô và không gian làm việc luôn ngăn nắp và gọn gàng nhất có thể. Bởi nó có thể giúp các em có năng suất và quản lý thời gian tốt.
Hãy chủ động với học sinh
Gia tăng cường độ hoạt động thể chất sẽ làm giảm căng thẳng. Nó còn cải thiện hiệu suất học tập, lưu giữ thông tin cũng như tâm trạng và hạnh phúc nói chung. Hãy là một nhân tố đóng góp tích cực vào lĩnh vực này trong cuộc sống của học sinh của bạn. Bạn không chỉ nên khuyến khích chúng tham gia vào các môn thể thao và vận động ngoài giờ học. Bạn nên cho chúng cơ hội đứng dậy và vận động trong giờ học. Điều này có thể đơn giản như hoạt động trong lớp, hoặc tổ chức lớp học bên ngoài. Việc bạn càng tích cực hơn với học sinh của mình, các em sẽ càng xem đó là một phần quan trọng của lối sống lành mạnh.
Luôn giao tiếp với học sinh
Mặc dù các học sinh lớn tuổi đặc biệt có thể tỏ ra mất hứng thú và nhiều lúc không quan tâm, nhưng chúng biết rằng một người lớn đáng tin cậy luôn ở đó nếu chúng cần. Hãy cho học sinh biết rằng bạn không chỉ hiểu rằng các em đang căng thẳng mà bạn sẽ luôn ở bên để lắng nghe khi các em cần. Đôi khi chỉ cần nói về những gì khiến bạn căng thẳng là đủ để giải tỏa nó qua đi, và đó có thể là tất cả những gì học sinh cần.
Bạn cũng có thể yêu cầu tất cả học sinh của mình viết cho bạn một bản cập nhật nhanh về cuộc sống của mình mỗi tuần hoặc mỗi tháng một lần. Cho học sinh các cơ hội để tâm sự riêng với bạn. Thường xuyên theo dõi những học sinh căng thẳng của bạn sẽ cho các em biết rằng bạn quan tâm đến chúng và bạn thực sự luôn ở bên cạnh nếu các em cần bạn.